Bác sĩ cảnh báo đó có thể báo hiệu bệnh tim. Chóng mặt là một điều khó chịu phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các cơn chóng mặt lặp đi lặp lại có thể báo hiệu hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo bác sĩ Sara từ chương trình truyền hình y tế của Anh – This Morning , đó có thể do một dạng bệnh tim, gọi là hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế.
Hầu hết mọi người đều bị chóng mặt và thường không nghiêm trọng, có thể là do mất nước hoặc sốc nhiệt.
Tuy nhiên, các cơn chóng mặt lặp đi lặp lại có thể báo hiệu hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế, là sự gia tăng nhịp tim bất thường xảy ra sau khi ngồi dậy hoặc đứng lên, bác sĩ Sara giải thích, theo Express .
“Hội chứng này có thể thực sự gây suy nhược cho nhiều người”, tiến sĩ Sara giải thích.
Bác sĩ cho biết, có những loại thuốc khác cũng có thể giúp giảm nhịp tim.
Có những điều bạn có thể làm ở nhà để chống lại chóng mặt do hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế và các bệnh khác.
Theo bác sĩ Sara, nếu bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt, hãy nằm xuống và gác chân lên cao để cải thiện lưu thông m.áu.
Cô ấy cũng khuyên, siết chặt bụng và mông có thể giúp “đẩy m.áu lên”.
Ngoài ra, mang vớ nén có thể giúp m.áu dồn ngược lên phần trên của cơ thể, cô ấy nói thêm.
Người chóng mặt do hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế không nên đứng dậy đột ngột – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nên tránh những gì?
Nếu bạn đang cảm thấy chóng mặt, có những hành động có thể làm cho tình trạng này nặng thêm, vì vậy tốt nhất là nên tránh.
Dịch vụ Y tế quốc gia Anh khuyên không nên:
Cúi xuống đột ngột
Đứng dậy đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm
Khi đang bị chóng mặt, không nên làm những việc có thể gây nguy hiểm, như lái xe, leo cầu thang hoặc sử dụng máy móc hạng nặng
Nằm thẳng người hoàn toàn nếu cảm thấy mọi thứ như đang quay, theo Express .
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, nên đi khám nếu lo lắng về tình trạng chóng mặt của mình và nếu không khỏi hoặc tiếp tục tái phát.
Cũng nên đi khám nếu:
Cảm thấy khó nghe hơn
Bị ù tai
Nhìn đôi, nhìn mờ hoặc những thay đổi khác trong thị lực của bạn
Tê mặt, cánh tay hoặc chân
Có các triệu chứng khác như ngất xỉu, đau đầu, cảm giác khó chịu trong người.
Những ai có nguy cơ?
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị chóng mặt.
“Người lớn t.uổi có nhiều khả năng mắc các bệnh lý gây chóng mặt, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng”, Mayo Clinic giải thích. Họ cũng có nhiều khả năng dùng các loại thuốc có thể gây chóng mặt.
Một đợt chóng mặt trong quá khứ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị chóng mặt.
Những dấu hiệu của một cơn đau tim là gì?
“Nếu một người đã từng bị chóng mặt trước đây, sẽ có nhiều nguy cơ bị chóng mặt trong sau này”, Mayo Clinic lưu ý.
Điều đáng chú ý là chóng mặt có thể làm tăng nguy cơ té ngã và bị thương.
Mayo Clinic cảnh báo: “Bị chóng mặt khi lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng có thể tăng khả năng xảy ra tai nạn”.
“Người bị chóng mặt cũng có thể gặp phải những hậu quả lâu dài nếu không điều trị căn bệnh gây ra chóng mặt”, theo Express .
Cẩn trọng nguy hiểm cho sức khỏe khi đeo tai nghe trong thời gian dài
Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc đeo tai nghe trong thời gian dài, nhất là với âm lượng lớn có thể gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe như đau đầu, ù tai,…
Với một tín đồ của âm nhạc hay những người thường xuyên phải di chuyển ngoài đường,… tai nghe đã trở thành vật bất ly thân. Tai nghe rất hữu ích trong việc giúp nghe điện thoại khi không rảnh tay, hỗ trợ chất lượng âm thanh tốt hơn khi thưởng thức âm nhạc. Tuy nhiên, đeo tai nghe không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.
Các bác sĩ có quy tắc 60-60 để khuyến nghị mọi người sử dụng tai nghe an toàn, tức là 60% âm lượng trong 60 phút nghe là vô hại. Khi phá vỡ quy tắc này, người dùng có thể gặp phải cảm giác quay cuồng, buồn nôn, thậm chí có thể bị rối loạn giấc ngủ. Bất kỳ thiết bị nào cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu không được sử dụng một cách khôn ngoan và đó chỉ là một số tác động mà tai nghe có thể gây ra đối với cơ thể nếu sử dụng quá lâu và thường xuyên.
Đau đầu do đè nén
Những người đeo tai nghe quá lâu khiến vùng đầu của họ phải chịu áp lực nhân tạo. Do đó, đầu và tai trong bị nén lại và cơn đau đầu có thể xuất hiện. Đeo tai nghe trong thời gian dài cũng làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu vốn có của người dùng.
Suy giảm thính lực
Theo khoa học, hầu hết những người 30 t.uổi có thể nghe thấy âm thanh 17 kilohertz, tương đương tiếng động khi một con muỗi đang đến gần. Nhưng đáng buồn là ngày càng có nhiều người trẻ không thể nghe được ở cấp độ này. Hơn nữa, tất cả mọi người đều có 15.000 tế bào thính giác khi sinh ra, nhưng một khi chúng mất đi thì sẽ không thể phục hồi được. Các nhà khoa học nhận thấy vấn đề mất tế bào này có liên quan tới việc sử dụng tai nghe thường xuyên.
Tắc ráy tai
Ráy tai tích tụ xảy ra do tai nghe ngăn không cho ráy tai thoát ra khỏi ống tai một cách tự nhiên. Tai của mọi người vì thế có thể bị tắc nghẽn, dẫn đến n.hiễm t.rùng tai. Hơn nữa, tai nghe hoạt động giống như tăm bông và có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, dẫn đến đau tai và chóng mặt.
Chóng mặt
Chóng mặt là cảm giác quay cuồng khi mất thăng bằng, một ảo giác về chuyển động không có ở đó. Nó thường đi kèm với buồn nôn và hoa mắt. Điều này xảy ra khi tai bị tắc nghẽn bởi tai nghe cách âm. Một yếu tố khác cũng gây ra cảm giác quay cuồng là nghe nhạc ở âm lượng quá lớn. Khi đưa tai nghe vào, chúng ta sẽ kích thích dây thần kinh tai trong và tạo ra áp lực không tự nhiên bên trong nó.
Ù tai
Sau thời gian dài đeo tai nghe, cảm giác ù tai khó chịu bắt đầu xuất hiện. Mọi người có thể những âm thanh như nghe thấy tiếng chuông, tiếng lách cách, tiếng vo ve, tiếng rít hoặc tiếng gầm thét trong tai, ngay cả khi xung quanh hoàn toàn im lặng. Các nhà khoa học tuyên bố rằng triệu chứng này không có cách nào chữa khỏi, nhưng nó sẽ dễ dàng được ngăn chặn bằng cách giảm thời gian sử dụng và âm lượng của tai nghe.
Xuất hiện các vấn đề về da và mụn trứng cá
Theo các chuyên gia y tế, những người thường xuyên đeo tai nghe dạng headphone, đặc biệt khi đang làm việc và đổ mồ hôi, sẽ tạo điều kiện cho hàng ngàn vi khuẩn sinh sôi. Điều này có thể dẫn đến mụn trứng cá và n.hiễm t.rùng da. Ngoài ra, nếu sử dụng tai nghe, dầu đổ quá nhiều bên trong tai bắt đầu tích tụ, tạo ra một khu vực tuyệt vời cho vi khuẩn, gây mụn nhọt ở tai.