Chóng mặt là tình trạng sức khoẻ khá nhiều người mắc phải. Vậy bị chóng mặt nên uống gì cho nhanh khỏi, bạn đã biết chưa?
I. Chóng mặt là gì?
Xây xẩm chóng mặt là cảm giác mất phương hướng do mất cân bằng hoặc lâng lâng. Bệnh nhân có thể cảm thấy như sắp ngất, hoặc môi trường xung quanh họ đang di chuyển và quay vòng.
Có hai tình trạng thường xảy ra cùng với chóng mặt là buồn nôn hoặc nôn.
Chóng mặt thực chất chỉ là dấu hiệu của một số căn bệnh, chứ bản thân chóng mặt không phải là một bệnh. Điều trị tình trạng này khá đơn giản, chỉ cần biết bị chóng mặt nên uống gì, ăn gì là đủ.
Bị chóng mặt nên uống gì cho nhanh khỏi?
II. Một số nguyên nhân gây chóng mặt
– Bệnh chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV)
– Hạ đường huyết
– Huyết áp thấp
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc
– Vấn đề về tai trong
– Vấn đề về lưu thông m.áu
– Thiếu m.áu, đau nửa đầu hoặc lo lắng
– Say tàu xe
– Chấn thương đầu
– Một số bệnh như cảm lạnh thông thường
III. Các biện pháp khắc phục cho chóng mặt
Bị chóng mặc nên uống gì?
1. Trà gừng hoặc nước gừng
Theo hai vị bác sĩ người Ấn Jaskirat Kaur và Ritesh Chawla, chỉ cần bổ sung từ 1-1,5 gam gừng sẽ giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chứng minh rằng gừng có chứa một hoạt chất có tên gingerol, có khả năng kích thích lưu thông m.áu lên não.
Cách pha trà gừng:
– Chuẩn bị: 2 thìa gừng tươi nạo, một chút mật ong, 2 cốc nước lọc.
– Cách làm: Đun sôi nước, đổ vào cốc chứa sẵn gừng tươi nạo nhỏ và ngâm trong 10 phút. Cho thêm mật ong, khuấy đều và thưởng thức.
Trà gừng là một thức uống phù hợp với người bị chóng mặt.
2. Nước chanh
Vitamin C là một trong những dưỡng chất tốt nhất để ngăn chặn và phục hồi cơ thể sau các cơn chóng mặt. Vitamin này giúp cơ thể tỉnh táo, khoẻ khoắn nhanh chóng.
Chanh là một loại quả chứa dồi dào vitamin C. Uống nước chanh sẽ giúp ích rất nhiều khi bị chóng mặt.
Cách pha nước chanh:
– Chuẩn bị: 1 phần nước cốt chanh, 2 phần si-rô đường, 4 phần nước lọc.
– Cách làm: Hoà 3 thành phần vào với nhau, thêm đá lạnh và thưởng thức.
3. Nước pha mật ong
Khi chóng mặt, cơ thể cần được cung cấp năng lượng nhanh chóng. Mật ong lại chứa rất nhiều các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như sắt, canxi, photpho, magie và vitamin B, C.
Cách làm nước pha mật ong:
– Chuẩn bị: Mật ong, nước ấm.
– Cách làm: Hoà mật ong tuỳ khẩu vị với nước ấm và thưởng thức. Có thể thêm chanh hoặc dấm táo tuỳ thích.
4. Nước lọc
Thiếu nước chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt. Do nước chiếm tới 83% m.áu, nên khi cơ thể không được cấp đủ nước sẽ gây thiếu m.áu lên não, giảm huyết áp, đau đầu và chóng mặt.
Trung bình lượng nước khuyến cáo cho mỗi người lớn là 2 lít. Nếu bạn chưa biết uống gì bớt chóng mặt, hãy uống ngay một cốc nước sẽ cải thiện tình trạng đáng kể.
5. Nước đường
Nước đường giúp tăng lượng đường trong m.áu đáng kể và giúp thân nhiệt cao hơn. Uống nước đường khi chóng mặt sẽ giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng nhanh chóng. Vậy nên bạn không cần băn khoăn xem bị chóng mặt nên uống gì nhé!
Tình trạng chóng mặt sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu bạn biết bị chóng mặt nên uống gì.
Bị chóng mặt nên bổ sung vitamin gì?
1. Vitamin C
Theo Hiệp hội Meniere, tiêu thụ vitamin C có thể làm giảm chứng chóng mặt nếu bạn mắc bệnh Meniere. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
– Cam
– Bưởi
– Dâu tây
– Ớt chuông
2. Vitamin E
Vitamin E có thể giúp duy trì tính đàn hồi của các mạch m.áu. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề lưu thông m.áu, giảm tối đa tình trạng chóng mặt do thiếu m.áu. Vitamin E có thể được tìm thấy trong:
– Mầm lúa mì
– Quả hạch
– Trái kiwi
– Rau bina
3. Vitamin D
Vitamin D đã được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng chóng mặt sau các cuộc tấn công của bệnh chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV).
4. Sắt
Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn bị chóng mặt do thiếu m.áu, họ sẽ khuyến khích bạn bổ sung thêm chất sắt. Sắt có thể được tìm thấy trong thực phẩm như:
– Thịt đỏ
– Gia cầm
– Đậu
– Rau củ màu xanh lá cây đậm
Hạ đường huyết, mối nguy khó lường
Hạ đường huyết là khi lượng đường trong m.áu giảm xuống dưới mức bình thường. Đây là tình trạng cấp cứu vì có thể diễn biến đến hôn mê và gây t.ử v.ong cho bệnh nhân.
Các dấu hiệu hạ đường huyết
Biểu hiện chung khi hạ đường huyết là bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được, chóng mặt, đau đầu, lo âu, chân tay nặng nề, yếu và kèm theo cảm giác đói cồn cào, nóng rát vùng dạ dày. Bệnh nhân có biểu hiện da xanh tái; vã mồ hôi, thường ở lòng bàn tay, trán, nách; run tay; hồi hộp đ.ánh trống ngực; lo âu hốt hoảng mất bình tĩnh. Các dấu hiệu khác là nhịp tim nhanh, có thể có cơn đau thắt ngực, cảm giác nặng ngực vùng tim. Dấu hiệu thần kinh: nhìn mờ, nhìn đôi, hoa mắt, nặng có thể có co giật, tổn thương dây thần kinh gây liệt, rối loạn cảm giác, vận động.
Nếu ở giai đoạn hạ đường huyết nhẹ bệnh nhân tỉnh táo, có biểu hiện nhịp tim nhanh, run tay, đ.ánh trống ngực, vã mồ hôi. Ở mức trung bình có biểu hiện thần kinh như giảm độ tập trung, lú lẫn, lơ mơ. Nếu nặng sẽ co giật, mất ý thức, hôn mê.
Một số biểu hiện của hạ đường huyết.
Chỉ số đường huyết bình thường và hạ đường huyết
Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong m.áu. Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm nếu bạn tập thể dục hoặc vận động thường xuyên.
Đường huyết lúc đói: được đo lần đầu vào buổi sáng, khi chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70mg/dL (3.9mmol/L) và 92mg/dL (5.0mmol/L) là bình thường. Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có đường huyết lúc đói trong khoảng trên không phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.
Đường huyết sau ăn: Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 120mg/dL (6.6mmol/L), được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.
Đường huyết thấp: Khi lượng đường trong m.áu dưới 70mgdL (3.9mmol/L) thì được coi là đường huyết thấp. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu. Sự tụt giảm đường huyết vẫn có thể tiếp tục diễn ra và người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.
Hạ đường huyết là khi glucose m.áu giảm dưới 50mg/dl (2,7mmol/l). Trên lâm sàng, hạ đường huyết xảy ra khi: Người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin quá liều; bỏ bữa sau dùng thuốc; tập luyện khi gắng sức; các bệnh lý cấp tính như nhiễm khuẩn, hay sự thay đổi cơ thể như có thai… Triệu chứng hạ đường huyết thường xảy ra khi đói hoặc xa các bữa ăn, tương ứng thời gian tác dụng tối đa của thuốc (insulin hoặc sulfamid hạ đường huyết) đối với bệnh nhân tiểu đường. Triệu chứng trên cải thiện nhanh khi cung cấp glucose tức thời.
Coi chừng bị hạ đường huyết mức độ nặng
Hạ đường huyết mức độ nặng có thể xảy đến đột ngột hoặc xảy ra trên nền các biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết nhẹ. Trong giai đoạn này biểu hiện lâm sàng chủ yếu là về tâm thần kinh, như: sững sờ, đờ đẫn, cơn trầm cảm với xu hướng t.ự s.át, kích động, hoang tưởng, ảo giác, mất ý thức thoáng qua; cứng hàm (dấu hiệu quan trọng dễ nhầm với uốn ván); động kinh toàn thể hoặc khu trú, liệt nửa người, khu trú, rối loạn tiểu não – t.iền đình như chóng mặt, rối loạn vận động (dễ nhầm tai biến mạch m.áu não). Giai đoạn này sử dụng glucose truyền qua đường tĩnh mạch trực tiếp hơn là cho đường uống, bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh.
Đề phòng hôn mê do hạ đường huyết
Triệu chứng hôn mê do hạ đường huyết có khởi đầu thường không đột ngột, kèm co cơ, co giật, tăng phản xạ gân xương, co đồng tử, cứng hàm, đổ nhiều mồ hôi, kèm nét mặt đỏ bừng. Các triệu chứng này có thể dễ hồi phục sau khi truyền glucose sớm trước khi qua giai đoạn không phục hồi (với hôn mê sâu, thương tổn não không hồi phục và t.ử v.ong nếu hạ glucose m.áu nặng và kéo dài). Do vậy, khi bệnh nhân có dấu hiệu hôn mê do hạ đường huyết thì cần cấp cứu ngay để tránh biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.
Làm gì khi thấy dấu hiệu hạ đường huyết?
Ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ như mệt lả, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi, đói bụng, co thắt thượng vị cần cho uống nước đường, sữa có đường… cho đến khi khỏe lại. Hoặc ngậm 3 viên kẹo ngọt, đợi sau 5 phút, nếu vẫn chưa bớt, có thể uống nước đường lần nữa.
Phòng tránh thế nào?
Để phòng bệnh, mọi người không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, t.rẻ e.m, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Cần ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên uống rượu, nhất là lúc bụng đói. Nên ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa trước khi tập thể thao.
Riêng đối với bệnh nhân đái tháo đường không nên tự ý dùng insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những bệnh nhân này cũng cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo ngọt để khi có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay. Hạn chế uống rượu đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.
BS. Phương Dung
Theo SK&ĐS