Theo PV TTXVN tại Brussels (Bỉ), các nhóm nghiên cứu từ Đại học công giáo Louvain (KU Leuven) của nước này đã bắt đầu giải trình tự gen virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Theo kết quả phân tích và nghiên cứu, nhà vi sinh vật học Emmanuel André cho biết virus gây bệnh đậu mùa khỉ có DNA phức tạp hơn nhiều so với virus RNA. Trong khi đó, hiện có rất ít dữ liệu chất lượng tốt về các chủng gốc để có thể so sánh và xác định xem liệu virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã có biến thể ở châu Âu hay chưa.
Virus đậu mùa khỉ nhìn dưới kính hiển vi tại Viện nghiên cứu Robert Koch của chính quyền liên bang Đức, ngày 23/5/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cho đến nay, hầu hết các bộ gen của virus gây bệnh đậu mùa khỉ được phân tích đều có cùng gốc với chủng virus xuất hiện ở Tây Phi và ít độc lực hơn so với 2 chủng ban đầu ở Trung Phi. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ khả năng các trường hợp mắc bệnh mới được ghi nhận gần đây ở châu Âu đều đến từ cùng một chủng virus, dù chưa thể xác định chắc chắn.
Đầu tháng 5 này, các nhà khoa học cũng đã giải trình tự gen virus từ mẫu bệnh phẩm của một người mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Bồ Đào Nha và xác định được rằng chủng virus mà người này mắc phải giống chủng đã ghi nhận ở Anh năm 2018.
Theo Giáo sư sinh học và miễn dịch học Eric Muraille thuộc Đại học Tự do Brussels (ULB), không nên chủ quan khi đ.ánh giá về mức độ lây lan của bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu, dù hiện nay tốc độ lây lan mới chỉ ở mức thấp. Bởi, theo vị giáo sư này, nếu không được vô hiệu hóa kịp thời, bệnh có thể lây truyền từ người sang một số loài thú cưng trong gia đình và tạo thành các ổ chứa virus rất khó loại bỏ.
Giáo sư Muraille nhấn mạnh việc xuất hiện nhiều ca bệnh ở các nước phương Tây hiện nay cho thấy có thể virus đã âm thầm lây lan trong một thời gian. Vì thế, đây là thời điểm quan trọng để kiểm soát dịch bệnh và cần phải thực hiện mọi biện pháp để cắt đứt chuỗi lây nhiễm nhằm tránh nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ sẽ trở thành một căn bệnh đặc hữu ở châu Âu. Theo Giáo sư Muraille, mọi thái độ kỳ thị với người bệnh tại thời điểm này đều khiến họ sợ sệt mà giấu bệnh và gây khó khăn cho việc truy vết cũng như nghiên cứu về đường đi của loại virus này.
Cũng theo Giáo sư Muraille, do châu Âu không phải là môi trường thông thường của virus gây bệnh đậu mùa khỉ, virus này lại có khoảng 200 gen tiến hóa rất chậm ít có nguy cơ gây biến thể nguy hiểm nên việc cần làm hiện nay là phải xác định chính xác trình tự gen và theo dõi sự tiến hóa của virus này.
Theo số liệu của Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), tính đến thời điểm này đã có 118 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở 12 nước châu Âu, không kể Anh. Giới chức y tế Bỉ và quốc tế đ.ánh giá virus này không lây lan nhanh như virus corona, thậm chí còn chậm hơn bệnh đậu mùa thông thường. Bệnh lây qua tiếp xúc gần qua các tổn thương trên da, nhưng người bệnh thường sẽ tự khỏi.
Tuy nhiên, việc xuất hiện các ca bệnh lây truyền từ người sang người đồng thời ở cả Mỹ và châu Âu hiện nay cho thấy phần nào sự bất thường của loại virus này, đòi hỏi phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ như cách ly mầm bệnh, chăm sóc y tế, tiêm phòng cho các trường hợp tiếp xúc gần và giải trình tự gen trên quy mô lớn đối với chủng virus đang lây lan ở Mỹ và phương Tây.
Bệnh đậu mùa khỉ: Các triệu chứng để xác định mắc bệnh là gì?
Theo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra định nghĩa các ca bệnh về đậu mùa khỉ, gồm ca nghi ngờ, ca có thể, ca xác định và trường hợp loại trừ.
Trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ: là người ở mọi lứa t.uổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân và xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau kể từ ngày 15/3/2022 (đau đầu, sốt (> 38,5 độ C), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược).
Trường hợp có thể mắc đậu mùa khỉ: là trường hợp nghi ngờ và xuất hiện một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như tiếp xúc trực tiếp với người mắc, tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ t.ình d.ục hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng của ca bệnh có thể hoặc ca bệnh xác định mắc đậu mùa khỉ trong 21 ngày trước khi bắt đầu triệu chứng.
Bên cạnh đó, trường hợp có thể mắc còn có t.iền sử đi du lịch đến các quốc gia lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có nhiều bạn tình trong 21 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng; kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với virus orthopoxvirus (trong trường hợp chưa tiêm phòng bệnh đậu mùa hoặc chưa tiếp xúc với các chủng virus orthopoxvirus đã biết khác) và có các triệu chứng nêu trên đến mức phải nhập viện.
Hình ảnh virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Trường hợp xác định mắc đậu mùa khỉ: là trường hợp nghi ngờ hoặc có thể mắc có kết quả xét nghiệm Realtime PCR dương tính với virus đậu mùa khỉ.
Trường hợp loại trừ: là trường hợp nghi ngờ hoặc có thể mắc nhưng kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với virus đậu mùa khỉ. Theo khuyến cáo của WHO, các trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phải được điều tra và nếu được chẩn đoán xác định phải cách ly cho đến khi các tổn thương trên da của người mắc khô, bong vảy và lành hẳn.
Phòng đậu mùa khỉ thế nào?
Trong công văn gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ người dân cần lưu ý.
– Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt b.ắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
– Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.
– Che miệng khi ho, hắt hơi.
– Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.
– Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ t.ình d.ục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.
– Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (c.hết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên năm 1958. (Ảnh minh họa: CDC Mỹ)
Theo WHO, tính đến 25/5/2022, thế giới ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp t.ử v.ong. Các ca bệnh được phát hiện đều không có t.iền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây. Các trường hợp mắc bệnh được xác định là bị nhiễm virus đậu mùa khỉ nhánh Tây Phi và có đặc điểm giống virus đậu mùa khỉ lây truyền từ Nigeria sang một số quốc gia năm 2018, 2019. WHO dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới.
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu trên khỉ vào năm 1958. Ca đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt b.ắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga, gối, đệm.
Bệnh thường diễn biến nặng ở t.rẻ e.m, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày (thường từ 6-13 ngày). Đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.