Khô miệng là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy bạn cần cẩn trọng với tình trạng khô miệng kéo dài.
Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàng triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi chứng khô miệng.
Khô miệng là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe. Khô miệng thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới. Lý do của điều này chưa rõ ràng nhưng được cho là do sự khác nhau của hormon và t.uổi tác. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, khô miệng thường xảy ra ở người già hơn người trẻ hay người trung niên.
Khô miệng hiếm khi là một triệu chứng đơn độc. (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng kết hợp với khô miệng
Khô miệng hiếm khi là triệu chứng đơn độc. Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt. Những thuộc tính có điều kiện này gây ra sự suy yếu về chức năng của khoang miệng theo thời gian. Việc giảm lưu lượng nước bọt thường gây ra sự khó khăn trong nói, nếm và nhai.
Bệnh nhân có thể có khó khăn trong việc nhai và nuốt những thức ăn khô bởi vì khó làm ẩm thức ăn. Họ thường thấy khát, phải nhấp nước để dễ dàng nuốt, và có thể để nước bên cạnh giường ngủ vào ban đêm. Bệnh nhân cũng có thể nhạy cảm đặc biệt với thức ăn mặn hay cay. Ngoài ra, người bệnh có thể có cảm giác châm chích hay n.óng b.ỏng niêm mạc miệng, đặc biệt ở lưỡi.
Các triệu chứng vùng miệng luôn kết hợp theo sau hiện tượng khô miệng mãn tính, kéo dài; các triệu chứng toàn thân thường có liên quan với khô miệng và là biểu hiện của nhiều biểu hiện rối loạn toàn thân.
Một số nguyên nhân gây khô miệng
Do tác dụng không mong muốn của thuốc
Có hơn 400 loại thuốc điều trị có thể gây khô miệng, thường là những thuốc bán không cần đơn để chữa dị ứng và cảm lạnh. Những thuốc bán theo đơn điều trị tăng huyết áp, bàng quang tăng hoạt, và thuốc tâm thần cũng có thể gây khô miệng. Xạ trị có thể gây tổn thương tuyến nước bọt, hóa trị có thể làm cho tuyến nước bọt phì đại và làm miệng bị khô.
Do chấn thương vùng đầu cổ
Tổn thương thần kinh do chấn thương vùng đầu cổ có thể dẫn tới khô miệng. Một số dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu giữa não và tuyến nước bọt, nếu những dây thần kinh này bị tổn thương, tuyến nước bọt sẽ không nhận được tín hiệu sản xuất nước bọt nữa.
Hội chứng Sjogren
Đây bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể là tuyến lệ, tuyến nước bọt. Khi mắc hội chứng này, biểu hiện đặc trưng là khô niêm mạc. Phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt. Người mắc hội chứng Sjogren giảm tiết nước bọt nên dễ bị hôi miệng, khó nói, khó nhai và nuốt, giảm hoặc mất vị giác. Tình trạng viêm nhiễm nướu hay sâu răng cũng dễ xảy ra hơn.
Hút t.huốc l.á
Có rất nhiều lí do để bỏ t.huốc l.á, trong đó có khô miệng. Bản thân hút t.huốc l.á không gây khô miệng, nhưng nó lại khiến cho tình trạng khô miệng vốn có tồi tệ hơn.
Viêm tuyến nước bọt
Các tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Viêm tuyến nước bọt mang tai là phổ biến nhất. Viêm tuyến nước bọt gây tắc nghẽn và giảm tiết nước bọt. Từ đó, bệnh nhân cũng dễ gặp phải các vấn đề răng miệng, tiêu hóa hơn khi tiết nước bọt giảm. Nước bọt giảm khiến hoạt động nhai nghiền thức ăn và tiêu hóa một phần thức ăn ở miệng giảm, vị giác và cảm giác ngon miệng của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Khô miệng và thiểu giảm nước bọt gây ra sự gia tăng đáng kể đối với tỉ lệ sâu răng, trong nhiều trường hợp, nó trở nên trầm trọng và lan tràn. Việc thay đổi môi trường miệng thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển, sự giảm lưu lượng nước bọt và vệ sinh vùng miệng kém sẽ cấu tạo nước bọt. Bệnh viêm nha cũng khiến bệnh nhân khô miệng và thiểu năng nước bọt.
5 căn bệnh có chung dấu hiệu khô miệng, khát nước giữa đêm – bạn nên đi khám sớm
Khô miệng, khát nước giữa đêm có thể là một cảnh báo không tốt cho sức khỏe, bởi trong trường hợp bình thường, cơ thể không cần bù nước vào ban đêm.
Nhiều người dù có thói quen uống nước trước khi đi ngủ, nhưng nửa đêm thức dậy vẫn thấy miệng khô rát, hơi thở khó chịu, muốn tiếp tục chìm vào giấc ngủ thì cần uống nước. Trên thực tế, đây có thể là một cảnh báo không tốt cho sức khỏe, bởi trong trường hợp bình thường, cơ thể không cần bù nước vào ban đêm.
Tình trạng khát nước vào ban đêm có thể do thở bằng miệng kéo dài. Lúc này, nên kiểm tra mũi để phát hiện bệnh, do bệnh viêm mũi có thể ảnh hưởng đến nhịp thở. Khi lượng oxy cung cấp cho mũi không đủ, chúng ta sẽ chọn cách thở bằng miệng để bù lại, dẫn đến khô miệng. Thở bằng miệng trong thời gian dài cũng sẽ khiến hình dạng của miệng trở nên xấu đi, vì thế lúc này cần cải thiện nhịp thở của mình.
Ngoài ra, nếu chúng ta vận động mạnh vào ban ngày thì cũng sẽ bị khô miệng và khát nước vào ban đêm. Đây là do khi trải qua tập luyện vào ban ngày, lượng nước trong cơ thể bị tiêu hao nhiều, khiến chúng ta dễ bị khát nước, tình trạng này cũng được phản ánh qua hiện tượng khô miệng, khát nước khi đang ngủ vào ban đêm.
Nếu không phải do các nguyên nhân trên, thì tình trạng khát nước giữa đêm có thể do hội chứng Sjgren. Vì không xác định được thời gian cụ thể bệnh khởi phát, nên có thể phán đoán bệnh thông qua triệu chứng khô miệng.
Khô miệng vào ban đêm là khi cơ thể xuất hiện vấn đề bất thường (Ảnh minh họa).
Sau khi loại trừ các nguyên nhân kể trên, chúng ta có thể cân nhắc đến nguy cơ sức khỏe dưới đây:
Khô miệng, khát nước giữa đêm có thể là dấu hiệu của 5 căn bệnh
1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa với đặc trưng là tăng đường huyết. Tăng đường huyết trong thời gian dài có thể gây tổn thương mãn tính và rối loạn chức năng của các cơ quan như mắt, thận, tim, mạch m.áu và thần kinh, biểu hiện lâm sàng là mất nước và đa niệu.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể trở nên rất gầy, thường xuyên khát nước và dễ đói. Khi thấy khát nước kéo dài giữa đêm, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra các chỉ số về lipid m.áu và glucose nước tiểu. Triệu chứng này chủ yếu xuất hiện ở người trung niên và cao t.uổi, thuộc bệnh tiểu đường tuýp 2 và thường kèm theo các bệnh lý như cao huyết áp.
2. Rối loạn chức năng tuyến giáp
Đúng như tên gọi, suy giáp là một bệnh nội tiết do chức năng tuyến giáp suy giảm, gây thiếu hụt hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và nhiều quá trình khác trong cơ thể. Rối loạn tuyến giáp chủ yếu được chia thành cường giáp và suy giáp.
Các biểu hiện lâm sàng của cường giáp bao gồm sợ nóng, vã mồ hôi, run tay, mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ… Bệnh cường giáp cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, như dễ bị kích động, cáu gắt, thậm chí lo lắng, trầm cảm, biểu hiện là sụt cân và tăng nhịp tim.
Các triệu chứng của suy giáp ngược lại với cường giáp, biểu hiện là ớn lạnh, mệt mỏi, tăng cân, tim đ.ập chậm, ngủ nhiều, phản ứng chậm…
3. Rối loạn chức năng đường ruột
Rối loạn chức năng đường ruột hay còn gọi là rối loạn thần kinh tiêu hóa là một nhóm các hội chứng về đường tiêu hóa. Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhu động đường tiêu hóa và bài tiết.
Khi rối loạn chức năng đường ruột sẽ có các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, thỉnh thoảng bị đầy hơi. Khi ăn thức ăn quá mặn hoặc nêm nếm nhiều gia vị, có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây khát nước vào ban đêm, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về đường tiêu hóa.
4. Bệnh gan
Các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm gan là khát nước và uống nhiều nước, tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm rõ ràng. Lúc này, cần kiểm tra xem có phải do chứng thận âm hư hay không. Khi thận âm hư trầm trọng, sẽ sinh ra khát nước.
Nhiều người có thói quen uống đồ lạnh hoặc bia, về lâu dài cơ thể sẽ phát ra cảnh báo. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì muốn tinh thần tỉnh táo, hưng phấn mà tùy tiện uống các loại nước giải khát có đá, thay vào đó nên bổ sung nước một cách hợp lý để giảm bớt áp lực cho gan.
Về ăn uống, nên ăn các loại rau như ngô, bắp cải, hạn chế ăn các loại thức ăn sống và lạnh, phương pháp này giúp cải thiện tình trạng khô miệng, khát nước.
5. Bệnh đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt là tình trạng ống thận khó tái hấp thu nước do giảm khả năng đáp ứng với vasopressin. Người bị bệnh đái tháo nhạt có thể thải ra một lượng nước tiểu lớn. Do cơ thể bị thiếu nước bất thường nên người bệnh thường bị mất nước trầm trọng và luôn cảm thấy khát nước.
Ở giai đoạn đầu của bệnh đái tháo nhạt, biểu hiện rõ ràng nhất là thường xuyên đi vệ sinh, kèm theo khát nước và uống nhiều nước một cách không tự chủ. Tình trạng này cũng có thể khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, lo lắng, bị khô miệng và muốn uống nước vào giữa đêm, dẫn đến mất ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, chứng khát nước ban đêm cũng có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh đái tháo nhạt.
– Trong các căn bệnh trên, bệnh tiểu đường có tỷ lệ mắc cao nhất. Với bệnh nhân tiểu đường, cần kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn nạp vào cơ thể, nên loại bỏ đường và không được uống rượu, nếu không tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn. Bệnh nhân nên kiểm tra lượng insulin thường xuyên, ăn thức ăn không đường, lập kế hoạch ăn uống ngoài thời gian điều trị, không nạp vào cơ thể quá nhiều đường.
Cần sớm kiểm tra tình trạng khô miệng để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng (Ảnh minh họa).
Giải pháp chữa khô miệng
1. Điều chỉnh thói quen uống nước
Nhiều người không thích uống nước nên lượng nước nạp vào cơ thể bị thiếu hụt. Trong trường hợp này, khô miệng là do uống không đủ nước. Mỗi ngày, người trưởng thành cần nạp vào cơ thể ít nhất 1000 ml nước hoặc theo nhu cầu cơ thể với gợi ý là 1,5-2lít nước, như vậy mới bổ sung đủ nước cho các hoạt động trong ngày.
2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí thấp dễ dẫn đến tình trạng khô miệng khi ngủ vào ban đêm. Để làm dịu cảm giác khô miệng, bạn có thể lắp máy tạo ẩm không khí trong nhà hoặc giảm nhiệt độ điều hòa xuống.
3. Lượng thức ăn
Ăn không đủ rau và trái cây hàng ngày không chỉ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng, mà còn khiến cơ thể bị khô cằn, sạm da, khô miệng, khát nước. Vì thế, nên tăng cường ăn trái cây, nhất là táo và cam, để bổ sung vitamin và giúp giảm bớt chứng khô miệng. Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, nên bổ sung vitamin B đúng cách để giảm bớt sự thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể.