Nếu bỗng nhiên nước tiểu đổi màu hay bị đục, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp một vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.
Nếu nước tiểu đổi màu hay bị đục, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe.
Nước tiểu có nguồn gốc từ lượng nước dư thừa và những chất thải được thận lọc từ bên trong cơ thể rồi thải ra ngoài. Thành phần của nước tiểu bao gồm nước, muối, urê và axit uric. Nước tiểu thông thường có màu vàng nhạt tự nhiên. Những thứ trong cơ thể như thuốc, thực phẩm và bệnh tật có thể ảnh hưởng đến nước thải vệ sinh của bạn.
Nếu nước tiểu của bạn đổi màu hay có mùi lạ phảng phất, nguyên nhân có thể là do thức ăn bạn đã dùng trong bữa ăn trước đó. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh truyền nhiễm.
Dưới đây là những dấu hiệu của nước tiểu để bạn tự đ.ánh giá tình trạng sức khỏe của mình và có phương án đi khám sớm nếu có bất thường.
Nước tiểu trong suốt
Có thể là do bạn đã uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước là tốt nhưng nếu uống quá nhiều thì cũng không nên vì sẽ buộc thận phải hoạt động nhiều để lọc thải nước. Về cơ bản, tổng lượng nước nạp vào cơ thể trong ngày không nên quá 2 lít.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ thể, thời tiết cũng như công việc, sự hoạt động của mỗi người mà lượng nước cần uống cũng khác nhau. Bạn nên ngừng uống nước khi thấy thường xuyên mắc tiểu và phải đi tiểu nhiều lần.
Nước tiểu có màu vàng nhạt
Có thể lượng vitamin mà bạn đã uống quá dư thừa hoặc cơ thể không hấp thu được. Cách tốt nhất để cơ thể hấp thu được vitamin là ăn nhiều thực phẩm có vitamin thay vì uống các loại thuốc bổ.
Nước tiểu có màu vàng đậm
Thông thường điều này chỉ xuất phát từ một nguyên nhân là cơ thể đang thiếu nước. Cần uống nhiều nước hơn, tốt nhất là khoảng 8 ly mỗi ngày.
Màu nước tiểu cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn.
Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ
Có thể do các nguyên nhân sau:
– Có m.áu trong nước tiểu, do thận đang “có vấn đề” hoặc đang bị n.hiễm t.rùng bọng đái (bệnh này thường đi kèm với việc đau lưng hoặc đau vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần liên tục và có dấu hiệu bị sốt). Trong trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ khám ngay.
– Ăn những thực phẩm có màu đỏ, hồng hoặc những thứ có phẩm màu nhân tạo, hóa học.
– Bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng.
Nước tiểu chuyển màu cam
Có thể do ảnh hưởng của loại thuốc mà bạn đang dùng. Trường hợp này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy mang theo loại thuốc đang uống đến bác sĩ và hỏi thật chi tiết.
Ăn quá nhiều những thức ăn có màu cam hoặc có phẩm màu hóa học cũng làm nước tiểu chuyển màu cam.
Nước tiểu có màu xanh dương hoặc xanh lá cây
Điều này báo hiệu bạn đang bị ảnh hưởng từ việc uống thuốc hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm có màu xanh, đặc biệt là măng tây hoặc những thức ăn có chứa phẩm màu hóa học màu xanh dương, xanh lá cây.
Nước tiểu có màu nâu đen hoặc màu trà
Nguyên nhân có thể là do bệnh ở gan, đặc biệt là khi kèm theo các dấu hiệu như màu phân nhợt nhạt, da vàng. Cũng có thể do ảnh hưởng từ loại thuốc đang uống.
Nước tiểu đục, có cặn
Dấu hiệu này có thể xuất phát từ các vấn đề sau:
– Bệnh n.hiễm t.rùng đường tiểu . Nếu bạn đang có các triệu chứng như đau lưng, đau vùng bụng dưới, đi tiểu liên tục và sốt, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán đúng căn bệnh.
– Sỏi thận : là nguyên nhân phổ biến gây nên các cơn đau. Cần được bác sĩ kiểm tra ngay.
Nếu có dấu hiệu bất thường về nước tiểu bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.
Nước tiểu ngửi có vị ngọt
Thận hoạt động như là cỗ máy lọc tất cả các chất thải đang luân chuyển trong cơ thể. Nhưng nếu “bộ lọc” của bạn bị hư, thì sẽ có nhiều thứ từ bộ lọc sẽ được rò rỉ ra bên ngoài và kết thúc thông qua việc tiểu tiện.
Trong trường hợp của bệnh tiểu đường, lượng đường quá cao trong m.áu sẽ tiết ra bên ngoài và xuất hiện trong nước tiểu. Nếu bạn đang trong thời gian mang thai thì những thay đổi trong hệ thống bộ lọc thận có thể là nguyên nhân dẫn tới lượng đường trong nước tiểu. Dù sao đây cũng là vấn đề đáng lo ngại và bạn nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân.
Nước tiểu có mùi lạ
Việc ngửi thấy mùi lạ trong khi bạn đi tiểu là một việc chẳng nên quan tâm nhiều. Chắc chắn là trong các loại thực phẩm thì măng tây chẳng hạn sẽ sản sinh ra amino axít có chứa chất lưu huỳnh.
Vì khi thực phẩm được bóp vụn dẫn vào hệ tiêu hoá, thì những thứ có mùi khác nhau sẽ được tiết ra, thẩm thấu thông qua thận, rồi từ đây nước tiểu sẽ hình thành ra một thứ mùi khó chịu. Chẳng mấy chốc sau khi các thực phẩm được tiêu hoá hoàn toàn thì thứ mùi kỳ lạ trên khi bạn đi tiểu cũng sẽ biến mất.
Nước tiểu sủi bọt
Khi gặp phải dấu hiệu này, bạn có nguy cơ mắc bệnh thận cao. Khi thận không hoạt động đúng cách, có thể dẫn đến sự tích tụ protein trong nước tiểu. Protein này sẽ tạo ra bọt khí khi nó tiếp xúc với nước trong nhà vệ sinh. Bạn có nguy cơ mắc bệnh thận nếu có t.iền sử huyết áp cao, tiểu đường hoặc thành viên trong gia đình từng mắc phải.
Ngoài những dấu hiệu trên thì việc đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi tiểu són, cảm giác bồn chồn, nóng rát, đi tiểu kèm khí thoát ra…cũng là dấu hiệu bệnh lý. Lúc này việc cần thiết nhất là đi khám sức khỏe và thông báo với vác sĩ những dấu hiệu bất thường để được kiểm tra cụ thể.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm
Nhận thức được nguyên nhân của các cơn đau thường rất quan trọng trong việc chẩn đoán những căn bệnh đe dọa tới tính mạng.
Một số cơn đau nhức trên cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm, vì thế đừng bao giờ xem nhẹ nó. Dưới đây là 9 vị trí đau trên cơ thể báo hiệu những căn bệnh đe dọa tới tính mạng.
1. Đau vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng- Bệnh tim
Ảnh minh họa.
Khi bạn gặp phải vấn đề gì về tim mạch, bạn sẽ cảm thấy đau xung quanh vùng ngực. Tuy nhiên, việc thường xuyên bị đau ở vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng cũng là biểu hiện của bệnh tim.
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Michigan (Mỹ), cơn đau tim dẫn truyền xung động thần kinh đến các khu vực xung quanh và tủy sống, trong đó có khu vực phía bên trái. Bất kỳ cơn đau nào liên quan đến tim mạch đều có thể nguy hiểm đến tính mạng.
2. Đau cổ hoặc vai gáy – Bệnh phổi hoặc cơ hoành
Nếu phát hiện cơn đau đến từ một bên cổ hoặc vai, bạn nên đi kiểm tra phổi và cơ hoành. Nguyên nhân có thể do cơ quan hô hấp có vấn đề hoặc các dây thần kinh tác động chạy từ cột sống, thông qua phổi, tới cơ hoành.
3. Đau cổ, vai gáy hoặc dưới ngực – Bệnh gan và túi mật
Các vấn đề liên quan tới gan hoặc túi mật cũng có thể gây đau ở cổ, vùng vai phía trên, phía dưới vùng ngực hoặc phía bên phải cơ thể. Theo Hiệp hội Vật lý Trị liệu Mỹ, bệnh liên quan tới túi mật có thể là nguyên nhân của việc đau xương bả vai. Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị đau ở cổ, vai gáy hoặc dưới ngực thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác nhất.
4. Đau lưng và đau bụng – Bệnh dạ dày và tuyến tụy
Nếu bạn thường xuyên bị đau lưng và bụng ở vị trí như hình minh họa phía trên thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày và tuyến tụy. Theo một nghiên cứu trên website Physio-pedia.com, khoảng 50% bệnh nhân viêm tụy cấp thường xuất hiện cơn đau ở lưng. Ngoài ra, họ có thể gặp các triệu chứng đau bụng, ở các góc phần tư phía trên.
5. Đau gần rốn – Bệnh đường ruột
Đau ở vùng bụng gần rốn có thể là dấu hiệu phản ánh các bệnh liên quan tới ruột non như viêm, co thắt ruột hoặc rối loạn chức năng đường ruột. Nếu bạn xác định được chính xác vị trí đau, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện nguyên nhân khiến đường ruột của bạn gặp vấn đề.
6. Đau bụng bên phải hoặc dưới rốn – Đại tràng và ruột thừa
Mọi người hãy lưu ý rằng viêm ruột thừa hoặc các vấn đề liên quan đến đại tràng thường dẫn đến những cơn đau ở phía bụng bên phải hoặc dưới rốn. Theo lời cảnh báo của các chuyên gia, khi đau ở phần bụng bên phải (chấm đỏ trên hình) thì hãy kiểm tra xem có mắc bệnh viêm ruột thừa không. Vì viêm ruột thừa là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nên khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo, mọi người cần đến bệnh viện ngay.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết nếu bạn bị đau ở giữa bụng, phần bên dưới rốn (chấm xanh trên hình) thì sẽ liên quan đến các vấn đề sức khỏe của đại tràng.
7. Đau lưng, bụng, khung chậu và phần trên của chân – Bệnh thận
Những vấn đề với thận có thể dẫn đến những cơn đau ở lưng, bụng, khung chậu và phần trên của chân. Trang thông tin IhealthBlogger cho biết các vấn đề về thận sẽ khiến bạn bị đau ở vùng lưng dưới hai bên sườn ở dưới xương sườn.
8. Đau phần vùng xương chậu phía trước và phía sau – Bệnh bàng quang
Nếu bạn thường xuyên bị đau tại vùng xương chậu thấp ở cả phía trước và phía sau, bạn nên nghĩ đến các vấn đề ở bàng quang. TheoHiệp hội Vật lý Trị liệu Mỹ, vì bàng quang nằm ở phần bụng dưới, trong vùng xương chậu cho nên n.hiễm t.rùng bộ phận này có thể gây ra đau vùng thắt lưng.
Nếu như gặp phải cơn đau thắt lưng lại kèm theo các vấn đề về tiết niệu thì nên phải đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
9. Đau thắt một bên vùng bụng – Bệnh buồng trứng
Theo Women’s Health Advice, bệnh u nang buồng trứng có thể gây ra đau thắt ở một bên vùng bụng. Đặc biệt những căn bệnh khác liên quan tới buồng trứng cũng gây đau đớn ở cả hai bên của vùng bụng. Đây là căn bệnh rất nghiêm trọng, có thể đe dọa đến mạng sống vì thế nếu gặp phải bất kỳ chứng đau bụng nặng nào đều cần phải đi kiểm tra ngay lập tức.
Theo Thanh Loan/Khám phá