Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính các phế quản cỡ nhỏ và trung bình do virus gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, rất hay gặp và dễ mắc lại ở trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời.

Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt, trái lại chẩn đoán muộn có thể khiến bệnh tình nặng lên, gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí t.ử v.ong.

Không chủ quan với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ.

Các triệu chứng dấu hiệu bệnh lý

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 t.uổi. Lúc đầu trẻ hắt hơi, xổ mũi, sau đó ho tăng dần, có khò khè, thậm chí khó thở. Bệnh có thể bắt đầu bằng triệu chứng sổ mũi.

Nặng hơn nữa trẻ có thể sốt cao, bỏ bú, tím tái, có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái.

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Phó trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh viêm tiểu phế quản do virus gây nên. Bệnh dễ xuất hiện ở trẻ có sức đề kháng kém như trẻ đẻ non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, mắc bệnh phổi mãn (đã được thở máy và thở oxy kéo dài), có các bệnh lý bẩm sinh…

Trẻ bị nặng sẽ có dấu hiệu sốt cao, nôn trớ.

Những trẻ bị bệnh nặng sẽ có các dấu hiệu sốt cao, dùng thuốc giảm sốt cũng không hạ. Trẻ bỏ bú, nôn trớ, thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, da tím tái. Khi thấy các biểu hiện như trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Cách điều trị bệnh cho trẻ

Theo PGS.TS. bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh, đối với những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước để làm loãng đờm, dịu ho, sát khuẩn mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%. Điều trị triệu chứng nếu có (uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt).

Có thể cho trẻ uống thuốc trị ho, long đờm theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh để điều trị để phòng tránh nguy cơ kháng kháng sinh sau này.

Những trường hợp nặng sẽ phải điều trị tại bệnh viện: Tại đây các bác sĩ sẽ hút đờm dãi, thông thoáng đường thở cho trẻ, cho trẻ thở oxy (nếu trẻ khó thở). Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ như cung cấp đủ nước, cho ăn sữa mẹ bằng thìa, truyền dịch nếu trẻ không bú được.

Các bác sĩ sẽ dùng khí dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản khi bệnh nhân khò khè, co thắt nhiều. Có thể dùng kháng sinh ở những bệnh nhi có bội nhiễm phổi. Nên cách ly trẻ.

“Các bà mẹ cần chú ý ngay từ trong thời gian mang thai: khám thai định kỳ, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lao động hợp lý để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân nặng.

Cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thành phần ăn cho trẻ: chất đạm, chất béo, gluxit, vitamin, muối khoáng…

Vào giai đoạn trời lạnh hoặc giao mùa, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, không để trẻ quá lạnh những cũng không nên để trẻ quá nóng, gây vã mồ hôi, chỉ nên mặc quần áo đủ ấm. Thường xuyên sát khuẩn mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%”. (PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh).

Châu Anh

Theo GDTĐ

Gia tăng t.rẻ e.m nhập viện do thay đổi thời tiết

Thời tiết chuyển mùa, ngày mưa ngày nắng bất thường làm cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp. Mỗi ngày, chỉ tính riêng Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám, phần lớn trẻ có triệu chứng mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi..

Thời tiết thay đổi khiến các nguy cơ các bệnh viêm đường hô hấp tăng cao. Ảnh minh họa.

Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM trong tháng 8 và đầu tháng 9, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh đường hô hấp tăng nhiều so với những tháng trước, đặc biệt là tỷ lệ trẻ viêm tiểu phế quản, viêm phổi tăng rõ rệt và có khuynh hướng tiếp tục gia tăng trong tháng tới.

Hiện mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám, phần lớn trẻ có triệu chứng mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi…

Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số bệnh nhi đến khám và nhập viện những ngày qua cũng tăng không ngừng. Đáng chú ý, số trẻ mắc bệnh về đường hô hấp kèm sốt, nôn ói tăng cao. Ngoài ra, còn hàng nghìn trẻ điều trị ngoại trú do mắc các bệnh khác như viêm họng, viêm phế quản do nhiễm virus.

Theo BS Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ dưới 12 tháng t.uổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém hơn, do đó khi trẻ sinh ra đờm nhớt và diễn tiến khó thở, suy hô hấp cũng đến nhanh hơn.

Vì thế, tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng t.uổi dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp cao so với các trẻ có t.uổi lớn hơn. Mặt khác, vào thời tiết chuyển mùa từ mưa sang nắng hoặc ngược lại là thời điểm các loại vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển nhanh, tạo nhiều độc lực cao nên dẫn đến tình trạng nhiều trẻ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.

Như một quy luật về tự nhiên hằng năm, từ tháng 7 đến tháng 10, số trẻ nhập viện do các bệnh hô hấp thường gia tăng. Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, như hay quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi, sụt cân, chậm lớn, chậm biết đi.

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh, nhất là đối với trẻ có sức đề kháng yếu.

Do đó, phụ huynh cần có các biện pháp phòng tránh cho trẻ như giữ ấm cơ thể trẻ vào ban đêm, cho trẻ uống nước ấm, vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên. Bên cạnh đó, cho trẻ sống trong không khí trong lành, không ô nhiễm môi trường như nhiều khói bụi, khói t.huốc l.á.

Khi trẻ có triệu chứng khó thở, ho hen nhiều đừng nên chủ quan, tự ý mua thuốc cho uống tại nhà khi chưa biết rõ thể trạng bệnh lý. Vì như thế bệnh không những không bớt mà còn nặng thêm do nhiễm virus quá lâu ngày.

Một em bé có thể phát triển viêm tiểu phế quản sau khi nhiễm một loại virus từ một người lớn hoặc t.rẻ e.m có cảm lạnh thông thường. Khi bị cảm lạnh, cần rửa tay trước khi chạm vào em bé và cân nhắc việc đeo khẩu trang.

Thường xuyên rửa tay làm giảm sự lây lan của virus gây viêm tiểu phế quản. Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, giữ ở nhà cho đến khi lui bệnh hoàn toàn để tránh lây lan cho người khác. Những cách đơn giản nhưng hiệu quả khác có thể giúp kiềm chế sự lây lan của n.hiễm t.rùng như:

Hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt hoặc cảm lạnh. Nếu trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh ra sớm, tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh trong hai tháng đầu tiên của cuộc sống. Giữ cho phòng tắm, nhà bếp, bàn ghế trong nhà sạch sẽ.

Để khử trùng các khu vực, có thể sử dụng dung dịch thuốc tẩy và nước, được thực hiện với một muỗng canh thuốc tẩy cho mỗi 4 lít nước lạnh. Không được trộn lẫn bất kỳ hóa chất khác, vì điều này có thể tạo ra một phản ứng hóa học độc hại.

Để tránh gây nguy hiểm cho trẻ, tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mặt khác, tiêm chủng cũng là cách ngăn chặn và hạn chế được các loại bệnh về đường hô hấp cho trẻ, dù thời tiết giao mùa hay mưa nắng thất thường vì lúc đó bé đã có sức miễn dịch tốt, có thể chống chọi được các loại vi rút gây ra bệnh về đường hô hấp.

Thanh Lâm

Theo congluan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *