Biến chứng nguy hiểm do viêm tai giữa

T.rẻ e.m dưới 5 t.uổi dễ bị viêm tai giữa, dẫn đến thủng màng nhĩ, điếc, chậm nói, viêm tai xương chũm, viêm màng não.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Tưởng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Xuyên Á, cho biết, bệnh viêm tai giữa có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, đa số ở trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm tai giữa tái phát có thể làm thủng màng nhĩ, gây điếc, viêm màng não, thậm chí t.ử v.ong. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Triệu chứng viêm tai giữa dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Bỏ lỡ cơ hội điều trị, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như:

Mất thính lực: Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể dẫn đến mất thính lực ở trẻ, gây ra tình trạng trẻ chậm nói, chậm phát triển.

Viêm tai xương chũm: Não có vị trí gần tai. Do đó viêm tai giữa dễ dẫn đến viêm tai xương chũm. Viêm thông qua các mạch m.áu đến màng cứng não, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, tổn thương não như áp xe não, viêm xương quanh hộp sọ…

Thủng màng nhĩ: Bệnh viêm tai giữa có thể tái phát nhiều lần, tạo thành những ổ mủ trong tai gây thủng màng nhĩ ở trẻ.

Viêm màng não: Viêm tai giữa gây ra các biến chứng về nội sọ như viêm não, viêm màng não, nhiều trường hợp nặng có thể gây t.ử v.ong.

Bác sĩ Tưởng lưu ý phụ huynh khi thấy có các dấu hiệu: đau tai, quấy khóc khi nằm, chảy dịch, mủ ở tai; trẻ thường sờ, kéo mạnh tai, gãi tai như có gì khó chịu; giảm thính lực, nghe kém, phản ứng chậm với âm thanh; trẻ mất thăng bằng, dễ ngã và sốt cao, có thể trên 38 độ C, sổ mũi, chảy nước mũi cần đến ngay bệnh viện thăm khám.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa, trẻ cần được chích ngừa vaccine cúm hàng năm. Đồng thời giữ gìn vệ sinh mũi họng, tránh môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói t.huốc l.á. Giữ ấm, giữ ẩm vùng mũi cho trẻ, nhất là trong mùa lạnh.

Bài thuốc trị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh gặp ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ…

Nguyên nhân gây bệnh thường do viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA… Ngoài ra còn có thể do chấn thương, viêm ở vòm mũi họng, thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới dẫn đến tắc vòi nhĩ…

Người bệnh có triệu chứng đau tai, chảy mủ tai, giảm sức nghe, còn có ù tai, cảm giác nặng tai hay nghe lọc ọc trong tai. Nếu ở t.rẻ e.m có thể kèm theo chán ăn, khó ngủ, quấy đêm, sốt, tiêu chảy, nôn trớ, chảy nghẹt mũi, ho, vật vã… Nguyên nhân theo y học cổ truyền là do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Lúc đầu là cấp tính, nếu không chữa trị cẩn thận sẽ trở nên mạn tính dễ tái phát. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.

Viêm tai giữa cấp

Do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào can đởm. Người bệnh có triệu chứng: sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng dặc hoặc dính m.áu, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm. Dùng một trong các bài:

Bài 1 – Sài hồ thanh can thang gia giảm: sài hồ, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, ngưu bàng tử, mỗi vị đều 12g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g. Nếu tai chảy mủ lẫn m.áu thì thêm sinh địa 16g, đan bì 12g. Sắc uống.

Bài 2 – Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, sinh địa, sa t.iền tử, trạch tả, mỗi vị đều 12g, chi tử, đương quy, mỗi vị 8g, cam thảo 4g.

Nếu sốt cao, tai chảy mủ đặc có m.áu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ thêm kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g. Nếu táo bón, thêm đại hoàng 6g. Nếu sốt ít, trong tai đau tức nhiều, mủ ra ít thì bỏ sinh địa, thêm ý dĩ 16g, thuyền thoái, thạch xương bồ, thương truật, mỗi vị 6g. Sắc uống.

Viêm tai giữa thường do viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA…

Viêm tai giữa mạn

Người bệnh có triệu chứng đau tai kéo dài, không sốt là do hư hỏa ở thận. Nếu đau tai kéo dài kèm theo ăn kém, người gầy, tiêu chảy là do tỳ hư thấp nhiệt. Bệnh chia làm 3 thể:

Thể can kinh thấp nhiệt: Người bệnh đau nhức tai, mủ chảy đặc dính, mùi hôi, lượng nhiều. Phép chữa: thanh can lợi thấp. Dùng bài Long đởm tả can thang (giống phần viêm tai giữa cấp).

Thể thận hư hóa viêm: Người bệnh chảy mủ tai thường xuyên, mủ loãng, tai ù nghe kém, hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, mạch tế sác. Phép chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Tri bá địa hoàng thang: thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, hoàng bá, mỗi vị 8g. Sắc uống hoặc tán bột làm viên, ngày uống 18g, chia 3 lần.

Bài 2 – Đại bổ âm hoàn: hoàng bá, tri mẫu, mỗi vị 12g, thục địa, quy bản, mỗi vị 16g. Sắc uống hoặc làm viên, ngày uống 16g, chia 3 lần. Uống lâu dài.

Sài hồ là vị thuốc trong bài Sài hồ thanh can thang gia giảm trị viêm tai giữa cấp.

Thể tỳ hư: Thường gặp ở t.rẻ e.m. Trẻ có triệu chứng tai chảy mủ loãng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém chậm tiêu, đại tiện lỏng, mệt mỏi, mạch hoãn nhược. Phép chữa: kiện tỳ hóa thấp. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Thanh tỳ thang gia giảm: hoàng liên, bạch biển đậu, bạch thược, phục linh, cốc nha, mỗi vị 8g; trạch tả, sơn dược, mỗi vị 12g; thuyền thoái 4g. Sắc uống.

Bài 2: Sâm linh bạch truật tán gia giảm: đảng sâm, ý dĩ, liên nhục, mỗi vị 12g, bạch truật, phục linh, hoàng liên, sa nhân, hoàng bá, trần bì, cát cánh, mỗi vị 8g, cam thảo 4g, sơn dược, biển đậu, mỗi vị 16g. Tất cả tán bột, ngày uống 20g, chia 3 lần.

Bài 3: Bổ trung ích khí thang gia giảm: đảng sâm, hoàng kỳ, sài hồ, bạch truật, phục linh, mỗi vị 12g, thăng ma, đương quy, hoàng bá, hoàng liên, mỗi vị 8g, cam thảo 4g, trần bì 6g. Tất cả tán bột, ngày uống 20g, chia 3 lần.

Để phòng bệnh, cần lưu ý: Khi vệ sinh tai tránh chà xát mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, có thể gây thủng màng nhĩ và gây viêm tai giữa; không để nước bẩn vào trong tai (đặc biệt khi đi bơi và gội đầu); điều trị triệt để nếu mắc bệnh về mũi họng. Với t.rẻ e.m, thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ và để các đồ vật không sạch sẽ cách xa tầm với của trẻ; nếu trẻ bú bình hãy giữ trẻ ngồi thẳng, trẻ bú mẹ không cho bú nằm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *