Biến nước lá tía tô thành “thuốc quý” bổ phổi, thận, tiêu mỡ

Tía tô được mệnh danh là “thánh dược” vì những công dụng cực tốt cho sức khỏe. Tía tô có tính ấm vị cay, có thể tán hàn, thúc đẩy khí lưu thông, giảm đau bụng, tức ngực, buồn nôn do lạnh bụng khí trệ.

Nhiều người thường lấy lá tía tô đun nước uống hoặc ngâm với nước sôi để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

Nước lá tía tô uống không đã tốt, nếu biết kết hợp với những nguyên liệu dưới đây sẽ càng tăng hiệu quả ngừa bệnh, chống khô da, tốt cho phổi.

Tác dụng của việc uống nước ngâm lá tía tô

Lá tía tô ngâm nước có thể dùng như trà trong cuộc sống hàng ngày, giá trị dinh dưỡng rất cao. Y học Trung Quốc cho rằng lá tía tô có tác dụng bồi bổ khí và dạ dày, giải trừ ngoại cảm, vì vậy nếu cơ thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc cảm mạo thì có thể uống lá tía tô.

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn, hoặc bị dị ứng và say nắng sau khi ăn cá và cua, uống nước lá tía tô cũng có thể thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể. Ngoài ra, lá tía tô còn có khả năng ra mồ hôi rất tốt nên nếu bị cảm, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng sợ lạnh, uống lá tía tô có thể phục hồi sức khỏe cho cơ thể. Nếu cơ thể tỳ vị hư hàn, tức ngực khó thở cũng có thể trị bệnh.

Nhiều người thường chỉ đun mỗi nước lá tía tô mà không biết kết hợp nó với một số nguyên liệu khác có thể tăng thêm hiệu quả.

1. Nước tía tô với hạnh nhân giải cảm, chống khô da

Hạnh nhân vị đắng tính ấm, có tác dụng trừ ho hạ khí, nhuận tràng. Khi kết hợp với tía tô rất tốt để phòng ngừa và hỗ trợ giải cảm, thích hợp cho những người hay bị cảm mạo, khô da trong mùa thu. Lưu ý, người đi ngoài phân lỏng, phân không có hình dáng không nên dùng bài thuốc này.

Cách làm: Lấy 6 gam hạnh nhân bóc vỏ hoặc tán thành bột, cho vào nước đun trong 5-10 phút, cho 10 gam lá tía tô vào ngâm khoảng 10 phút, cuối cùng cho đường nâu (không quá 5 gam).

2. Nước tía tô và lá sen nhuận ruột, tiêu mỡ

Loại trà này thích hợp với người già bị táo bón, mỡ trong m.áu cao, có thể phát huy tác dụng nhất định trong việc điều hòa dạ dày, kiểm soát chất béo, làm ẩm ruột và nhuận tràng. Lưu ý, những người có lá lách và dạ dày đặc biệt yếu không nên uống loại trà này.

Cách làm: Lấy lá tía tô và lá sen mỗi thứ 3 gam, thêm nước sắc, hãm uống.

3. Nước tía tô, lá trắc bá diệp điều hòa phổi thận

Lá trắc bá diệp có tính lạnh, có thể trung hòa với tính ấm của lá tía tô, đi vào kinh phế và thận, có tác dụng mát huyết cầm m.áu, giảm ho suyễn, đen râu tóc. Kết hợp nó với lá tía tô rất thích hợp để điều chỉnh sự thiếu hụt của phổi và thận.

Nếu chân tay lạnh, thận hư có thể thêm kỷ tử; nếu chân tay yếu, phế hư có thể thêm một ít hoàng kỳ. Triệu chứng khi bị phế hư là họng đỏ sưng, lưỡi đỏ, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay nóng; triệu chứng của thận hư là sắc mặt tái nhợt, lòng bàn tay nóng, có hiện tượng phù.

Cách làm: Lấy 5 gam lá tía tô và 5 gam lá trắc bá diệp, rửa sạch bằng nước sạch, cho nước sôi vào hãm, 5 phút sau là uống được. Hoặc có thể lấy lá tía tô và lá trắc bá diệp mỗi thứ 15g, ngâm nước 30 phút, bỏ bã thuốc, thêm 1000ml nước, đun to lửa, sau đó hạ lửa nhỏ nấu 30 phút, lọc lấy nước bỏ bã rồi uống.

Cấm kỵ khi uống nước ngâm lá tía tô

Mặc dù uống nước lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng thích hợp. Một số người sau khi uống nước lá tía tô có cảm giác khó chịu như buồn nôn, nôn. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng, cơ thể sẽ tự hồi phục sau một thời gian. Tuy nhiên khi gặp các triệu chứng này nên tạm ngừng uống.

Vì lá tía tô có tính ấm, người có biểu hiện nóng trong nhiều thì tốt nhất không nên uống, vì có thể làm bệnh nặng thêm.

Nếu mắc bệnh, thuộc chứng âm hư, biểu hiện chủ yếu là ớn lạnh, phát sốt hoặc đau đầu, thì tốt nhất không nên uống lá tía tô mà nên ăn nhiều các vị thuốc bắc có tính thanh nhiệt, bổ dưỡng.

Thành phần chủ yếu của lá tía tô là perillone, một loại hợp chất xeton, những chất này khi vào cơ thể động vật sẽ có tác dụng gây độc rất mạnh, đặc biệt gây hại nhiều nhất cho phổi. Nếu uống một lượng lớn các chất như vậy, phổi dễ bị khí thũng và tràn dịch màng phổi, trường hợp nặng có thể t.ử v.ong. Do đó, nên uống vừa phải.

Ngoài ra, trong lá tía tô còn chứa nhiều axit oxalic, nếu uống thường xuyên sẽ tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể. Một lượng lớn lắng đọng trong cơ thể dễ gây tổn thương hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, trường hợp nặng có thể gây tổn hại khả năng tạo m.áu của các cơ quan nội tạng.

Chỉ số huyết áp và nhịp tim thế nào là bình thường?

Đo huyết áp và nhịp tim là 2 chỉ số cơ bản được dùng làm căn cứ để đ.ánh giá tình trạng sức khỏe của một người.

Theo BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, huyết áp ở mỗi người không giống nhau và khác nhau ở thời điểm đo, độ t.uổi, giới tính. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp chuẩn vẫn được tính trong khoảng mức nhất định, đó là huyết áp tâm thu từ 90-140 mmHg; huyết áp tâm trương từ 60-90 mmHg.

Chỉ số huyết áp dao động trong giới hạn này được coi là bình thường. Nếu huyết áp dưới ngưỡng hoặc vượt ngưỡng trên sẽ là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường về sức khỏe.

Cao huyết áp thường gặp ở người lớn t.uổi và những người có bệnh nền. (Ảnh minh họa)

Về chỉ số nhịp tim, BS Vũ Thanh Tuấn cho biết, nhịp tim được tính là số lần tim co bóp (đ.ập) trong khoảng thời gian 1 phút.

Ở người khỏe mạnh bình thường, nhịp tim ở các thời điểm khác nhau cũng có sự thay đổi và khác biệt nhất định. Khi ở trạng thái nghỉ ngơi hay thư giãn, nhịp tim thường thấp hơn và ngược lại, nếu vận động mạnh thì nhịp tim sẽ nhanh hơn. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường liên quan mật thiết đến nhau.

Nhịp tim bình thường được tính ở mức chuẩn là 60 – 90 lần/phút với người trưởng thành khỏe mạnh. Nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 100 – 160 lần/phút, trẻ 1 t.uổi khoảng 80 – 130 lần/phút, trẻ 6 t.uổi là khoảng 70 – 110 lần/phút.

Ngoài con số này, tất cả các chỉ số nhịp tim có sự chênh lệch quá lớn so với mức chuẩn đều là những dấu hiệu cảnh báo bất thường mà chúng ta không nên chủ quan.

Thông qua chỉ số đo huyết áp và nhịp tim, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình trạng sức khỏe của một người.

Các vấn đề về huyết áp

Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm thu

Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do bệnh lý về tim mạch, mang thai, trọng thương hay thiếu dinh dưỡng.

Cao huyết áp: là tình trạng chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường cho phép. Bệnh thường gặp ở người lớn t.uổi và những người bệnh nền.

Đây được cho là căn bệnh có khả năng “giết người thầm lặng” bởi những bộc phát về tăng huyết áp có thể gây tai biến, đột quỵ, tỷ lệ t.ử v.ong cao.

Các bệnh lý về tim mạch, nhịp tim

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường liên quan mật thiết đến nhau. Nếu huyết áp tăng hoặc giảm cũng thường dẫn đến nhịp tim bất thường. Các bệnh lý về huyết áp cũng kéo theo bệnh lý về tim mạch. Chỉ số của nhịp tim sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chỉ số này thường gặp phải những vấn đề như:

Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều, tần số nhịp tim thay đổi nhanh hoặc chậm không ổn định.

Nhịp tim chậm: Tim đ.ập chậm

Nhịp tim nhanh: Tim đ.ập nhanh hơn mức bình thường dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu, đ.ánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực.

Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim thường là do người bệnh bị rối loạn dẫn truyền do một số bất thường cấu trúc của tim, tăng huyết áp, rối loạn mỡ m.áu, bị đái tháo đường, mắc bệnh tim bẩm sinh, cường giáp,… hoặc một số nguyên nhân khác.

Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp, nhịp tim

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim có sự thay đổi nhất định đối với mỗi người chứ không cố định ở một mức độ nào đó. Các chỉ số này đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cả bên trong và bên ngoài.

Do bệnh lý

Những người bệnh nền luôn có chỉ số huyết áp và nhịp tim không ổn định, thường là huyết áp cao và rối loạn nhịp tim. Tùy theo tình trạng của bệnh mà chỉ số huyết áp và nhịp tim có sự thay đổi khác nhau. Nếu bệnh nhân có huyết áp không ổn định thì thường nhịp tim cũng sẽ không đạt ở mức chuẩn.

Do thể trạng

Những người thừa cân, béo phì thường, chỉ số đo huyết áp và nhịp tim cao hơn mức bình thường. Ngược lại, những người gầy gò, ốm yếu, xanh xao luôn có huyết áp thấp hơn. Đây đều là những thể trạng không đảm bảo về sức khỏe và cần được cải thiện.

Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp và nhịp tim. Những người thường xuyên hút t.huốc l.á, sử dụng các chất kích thích, uống rượu, bia đều có huyết áp đo được cao hơn mức bình thường. Chỉ số nhịp tim vì thế cũng cao hơn mức chuẩn.

Do lối sống

Việc duy trì thói quen thể dục thể thao đều đặn, ăn uống lành mạnh luôn là yếu tố hàng đầu giúp ổn định chỉ số huyết áp và nhịp tim trong cơ thể. Đây cũng chính là giải pháp tốt để mỗi người tự biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân.

Có thể thấy, chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là cơ sở hàng đầu để đ.ánh giá sức khỏe một người có đảm bảo khỏe mạnh bình thường hay không.

Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch nên thường xuyên theo dõi các chỉ số này để có giải pháp phòng ngừa bệnh tật hay xử lý nhanh những trường hợp khẩn cấp, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *