Biện pháp tự nhiên giúp giảm thiểu chứng đau nửa đầu

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn những biện pháp tự nhiên nhằm giảm thiểu chứng đau nửa đầu mà không cần phải dùng thuốc.

1. Tập thể dục

Tập thể dục là một trong những các tự nhiên giảm tần suất xuất hiện chứng cơn đau nửa đầu, thậm chí làm giảm cơn đau mỗi khi bạn mắc phải. Một nghiên cứu từ Đại học Gottenburg – Thụy Điển phát hiện ra rằng, những bài tập aerobic có thể ngăn chặn những cơn đau nửa đầu hiệu quả hơn so với thuốc phòng ngừa như Topiramate. 1/3 số bệnh nhân trong nghiên cứu trên đã sử dụng xe đạp tập thể dục 3 lần/tuần trong 40 phút và họ không hề bị những cơn đau nửa đầu tấn công trong thời gian đó. Tập thể dục kích thích giải phóng Endorphin, được biết đến như là một chất giảm đau trong não.

2. Bổ sung axit béo Omega-3

Axit béo omega-3 được biết đến như là một chất kháng viêm tự nhiên. Một công trình nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy cơn đau đã giảm đến hơn 28% khi các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3. Bạn có thể dễ dàng bổ sung omega-3 thông qua cá hồi, cá ngừ, cá trích, quả hạch và các loại hạt… Ngoài ra, axit béo omega-3 còn giúp bảo vệ não khỏi bị tổn thương và làm giảm quá trình viêm, đồng thời làm giảm tần suất và mức độ của chứng đau nửa đầu.

3. Châm cứu

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh ra đời từ buổi bình minh của thời đại, khi người Trung Quốc phát hiện ra khả năng chữa bệnh kỳ diệu của châm cứu và thế giới đã sớm học tập theo.

Phương pháp sử dụng kim để châm cứu đúng huyệt đạo sẽ giảm thiểu triệu chứng đau nửa đầu và hiệu quả còn kéo dài sau vài tháng. Vì thế, hãy nhanh chóng tìm cho mình sự giúp đỡ từ một chuyên gia về châm cứu nếu bạn đang bị những cơn đau nửa đầu làm khổ liên tục.

4. Liệu pháp massage

Massage không chỉ mang lại cảm giác tuyệt vời mà còn giúp cơ thể giảm đau hiệu quả. Khi bạn đang căng thẳng ở mức độ cao thì chứng đau nửa đầu rất dễ tái phát. Đó là lý do tại sao massage là một ý tưởng hoàn hảo để ngăn chặn chứng đau nửa đầu nhờ vào sự khả năng xoa dịu cơ thể và giải tỏa stress. Một buổi massage sẽ làm thư giãn các cơ bắp đồng thời cung cấp đủ m.áu tuần hoàn đến não và đ.ánh bay những chất hóa học gây ra chứng đau nửa đầu.

5. Uống cà phê

Cà phê cũng là một cách tuyệt vời khác để giảm bớt chứng đau nửa đầu của bạn. Caffeine có tác dụng hơn nhiều lần so với thuốc giảm đau. Các nghiên cứu cho thấy những người có thói quen uống cà phê 2 hoặc 3 lần mỗi ngày sẽ ít xuất hiện những cơn đau và cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người không uống một chút gì. Lưu ý, bạn cũng cần bổ sung nhiều nước lọc sau khi uống cà phê để tránh tình trạng mất nước – nguy cơ dễ dẫn đến chứng đau nửa đầu.

6. Bổ sung Vitamin B

Vitamin B, đặc biệt là B2 (hay còn gọi Riboflavin) là một chất tự nhiên có hiệu quả mạnh mẽ trong việc cắt các cơn đau nửa đầu. Riboflavin giúp bảo vệ các tế bào từ quá trình oxy hóa và tham gia vào việc sản xuất năng lượng cho cơ thể. Nó cũng làm giảm tỷ lệ mắc chứng đau nửa đầu lên đến 59%. Dùng Riboflavin với liều lượng 400 mg mỗi ngày trong vòng 3 tháng liên tục sẽ giúp bạn tạm biệt những nguy cơ dẫn đến chứng đau nửa đầu đáng ghét này.

Theo Phunutoday

8 tác dụng phụ của Omega 3 mà bạn cần lưu ý

Omega 3 được chứng minh với nhiều lợi ích sức khỏe và khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng, nhiều người không biết cách sử dụng thì sẽ có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của omega 3.

Dầu cá (fish oil) được biết đến với lượng cao axit béo omega 3 tốt cho tim, giúp làm giảm triglyceride m.áu, giảm viêm và thậm chí làm giảm các triệu chứng của các tình trạng như viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bạn bổ sung nhiều omega 3 không phải lúc nào cũng tốt. Việc dùng omega 3 liều quá cao thực sự có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bạn.

Dưới đây, bạn hãy cùng tìm hiểu 8 tác dụng phụ omega 3 có thể xảy ra đối với sức khỏe của bạn nhé!

1. Omega 3 làm tăng đường huyết

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lượng cao axit béo omega 3 có thể làm tăng lượng đường trong m.áu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra rằng khi dùng 8g axit béo omega 3 mỗi ngày có thể làm gia tăng 22% lượng đường trong m.áu ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 trong khoảng thời gian 8 tuần. Điều này là do các liều cao omega 3 có thể kích thích sản xuất glucose góp phần làm tăng đường huyết.

Một số nghiên cứu trái chiều cho thấy rằng chỉ có liều rất cao omega 3 mới có thể tác động đến lượng đường trong m.áu. Phân tích khác của 20 nghiên cứu cho thấy liều hàng ngày lên tới 3,9g EPA và 3,7g DHA (hai dạng chính axit béo omega 3) không có tác dụng đối với đường huyết của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

2. Omega 3 tăng nguy cơ xuất huyết

Ra m.áu nướu và ra m.áu cam là hai trong số các tác dụng phụ đặc trưng của việc tiêu thụ quá nhiều dầu cá. Một nghiên cứu ở 56 người cho thấy rằng khi bổ sung 640mg dầu cá mỗi ngày trong thời gian 4 tuần có thể làm giảm đông m.áu ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Ngoài ra, nghiên cứu khác cho thấy việc uống dầu cá có thể làm tăng nguy cơ ra m.áu cam, có 72% thanh thiếu niên dùng 1 – 5g dầu cá hàng ngày đã xuất hiện tác dụng phụ của omega 3 là ra m.áu cam.

Bạn nên ngừng dùng dầu cá trước khi phẫu thuật và trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bổ sung nếu bạn đang dùng thuốc chống đông m.áu như warfarin.

3. Omega 3 gây hạ huyết áp

Nghiên cứu trên 90 người chạy thận (dialysis) cho thấy việc dùng 3g axit béo omega 3 mỗi ngày đã làm suy giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương so với giả dược. Phân tích của 31 nghiên cứu đã kết luận rằng việc uống dầu cá có thể làm giảm huyết áp một cách hiệu quả, đặc biệt đối với những người có huyết áp hoặc mức cholesterol cao. Những tác dụng này giúp mang lại lợi ích cho người bệnh huyết áp cao, tuy nhiên lại có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho những người bị huyết áp thấp.

Dầu cá omega 3 có thể gây tương tác với các loại thuốc hạ huyết áp. Do đó, bạn cần thảo luận về thuốc dùng bổ sung với bác sĩ nếu đang điều trị huyết áp cao.

4. Omega 3 gây triệu chứng tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ phổ biến do uống dầu cá omega 3. Tác dụng phụ này đặc biệt phổ biến hơn khi dùng liều cao, có thể đi kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác như đầy hơi. Nếu bạn bị tiêu chảy sau khi dùng axit béo omega 3, bạn hãy thử dùng thực phẩm bổ sung trong bữa ăn và xem xét giảm liều để theo dõi các triệu chứng có giảm bớt hay không.

5. Omega 3 gây khó chịu dạ dày

Khi dùng dầu cá omega 3, nhiều người có thể gặp phải các triệu chứng trào ngược axit dạ dày bao gồm ợ hơi, buồn nôn và khó chịu dạ dày. Đây là tác dụng phụ của omega 3 phổ biến do dầu cá có chứa hàm lượng chất béo cao, có thể gây ra chứng khó tiêu. Do đó, bạn hãy dùng dầu cá omega 3 trong bữa ăn, hạn chế dùng lúc bụng đói để làm giảm các triệu chứng có thể gặp phải do trào ngược axit dạ dày.

6. Omega 3 tăng nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ xuất huyết (hemorrhagic stroke) là một tình trạng xuất huyết trong não được do các mạch m.áu bị suy yếu vỡ ra. Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng việc hấp thụ nhiều axit béo omega 3 có thể làm giảm khả năng đông m.áu và làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể khẳng định rằng tác dụng phụ của omega 3 có thể gây đột quỵ.

7. Omega 3 gây ngộ độc vitamin A

Một số loại thực phẩm bổ sung axit béo omega 3 có chứa nhiều vitamin A có thể gây độc nếu tiêu thụ với liều cao. Ví dụ, khoảng 14g dầu gan cá tuyết đã có thể đáp ứng tới 270% nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn. Ngộ độc vitamin A có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da.

Về lâu dài, tình trạng này còn có thể gây tổn thương gan và thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng dẫn đến suy gan. Do đó, bạn nên xem kỹ hàm lượng vitamin A trong thực phẩm bổ sung omega 3 và sử dụng liều lượng vừa phải.

8. Omega 3 gây mất ngủ

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc dùng dầu cá với liều lượng vừa phải có thể tăng cường chất lượng giấc ngủ. Trong một nghiên cứu trên 395 t.rẻ e.m đã chỉ ra rằng khi uống 600mg axit béo omega 3 mỗi ngày trong 16 tuần có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Trong một nghiên cứu báo cáo rằng việc dùng dầu cá liều cao có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mất ngủ và lo lắng ở bệnh nhân có t.iền sử trầm cảm. Báo cáo cho thấy việc uống quá nhiều dầu cá có thể cản trở giấc ngủ và góp phần gây ra chứng mất ngủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định rõ hơn về tác dụng phụ của omega 3 đối với giấc ngủ.

Mặc dù các khuyến nghị về hàm lượng tiêu thụ có thể khác nhau, nhưng hầu hết các tổ chức y tế đều khuyến nghị cách uống omega 3 sử dụng ít nhất 250mg hỗn hợp EPA và DHA – hai dạng axit béo omega 3 thiết yếu mỗi ngày. Lượng cao hơn thường được sử dụng cho những người có tình trạng sức khỏe mãn tính như bệnh tim hoặc mức chất béo trung tính (triglyceride) cao.

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ của omega 3 nào, hãy thử giảm liều lượng hoặc lựa chọn các nguồn thực phẩm thay thế như cá béo, cá biển, hạt lanh, hạt chia…

Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn 8 tác dụng phụ của omega 3 để nhận biết sớm được các triệu chứng và giảm liều dùng phù hợp. Omega 3 là chất có nhiều lợi ích sức khỏe, thế nhưng bạn lạm dụng quá thì cũng gây ra nhiều tác hại đấy!

Ngọc Phương

Theo khoe365

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *