Biến thể R.1 của COVID-19 nguy hiểm cần được theo dõi chặt chẽ

Biến thể R.1 của virus Sars-CoV-2 hiện đã được phát hiện ở 35 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ của Mỹ.

Biến thể R.1 vốn lây nhiễm cho các cư dân và nhân viên y tế tại một viện dưỡng lão ở bang Kentucky, đã lây lan ra 47 bang tại Mỹ. Báo Newsweek dẫn số liệu của Cơ quan Y tế bang Kentucky cho biết, 45 cư dân và nhân viên y tế đã nhiễm biến thể R.1 sau khi một nhân viên chưa tiêm chủng mắc bệnh vào tháng 3.

Ảnh minh họa.

Biến thể R.1, được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, chứa những đột biến mới có khả năng vượt qua khả năng bảo vệ của kháng thể ở những người được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.

Cựu Giáo sư Trường Y Harvard – William Haseltine nhận định, 5 đột biến được tìm thấy trong R.1 có thể giúp biến thể này dễ lây lan hơn và tăng khả năng chống lại các kháng thể. Điều này đồng nghĩa với việc biến thể R.1 sẽ tránh được khả năng miễn dịch hình thành sau tiêm vaccine hoặc do từng mắc bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, biến thể R.1 chứa đột biến W152L có thể giảm hiệu quả của kháng thể. Đột biến W152L cũng có mặt trong một biến thể nhỏ của biến thể Delta được phát hiện ở Ấn Độ. Biến thể R.1 có chứa “bộ ba” đột biến thường được phát hiện ở các biến thể trước đây gồm đột biến C241U, đột biến P323L ở polymerase NSP12 và đột biến D614G. Trong đó, đột biến D614G có thể làm gia tăng khả năng lây lan của virus. Trong khi đó, giới khoa học chưa rõ tác động của hai dạng đột biến còn lại.

“Dù tiêm vaccine có khả năng giảm lây nhiễm và các triệu chứng bệnh nhưng 25,4% người cao t.uổi tại viện dưỡng lão và 7,1% nhân viên chăm sóc vẫn mắc biến thể R.1 của COVID-19 sau khi được tiêm vaccine. Điều này xác nhận lo ngại về khả năng miễn dịch bị giảm trước biến thể R1″, báo cáo của CDC Mỹ cho biết.

CDC Mỹ ghi nhận 4 ca tái nhiễm cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên bị hạn chế hoặc suy yếu trước biến chủng R1. Tuy nhiên, cơ quan này chưa đưa R1 vào danh sách biến chủng nCoV đáng lo ngại hoặc cần quan tâm.

Giáo sư William Haseltine cho rằng, R1 là biến chủng thực sự cần theo dõi mặc dù số ca nhiễm biến thể R.1 vẫn ở mức thấp. Bởi nó được đề cập đến trong hơn 10.000 mục của cơ sở dữ liệu GISAID SARS-CoV-2. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định không phải biến chủng nCoV nào cũng có thể trở thành chủng trội.

Điều cần biết sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Đau, sưng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh… là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nếu sốt trên 38,5 độ có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm cơn đau nhức.

Để đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả, mỗi chúng ta cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về các phản ứng sau khi tiêm vắc xin và cách xử lý chính xác cho từng trường hợp.

Không ít người tỏ ra lo ngại về phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Trên thực tế, những phản ứng sau tiêm chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với kháng nguyên trong vắc xin để tạo ra kháng thể chống virus. Vắc xin sẽ kích thích sự sản sinh kháng thể, đồng thời tạo ra tế bào lympho T, lympho B ghi nhớ virus để sẵn sàng chiến đấu nếu gặp phải các tác nhân gây bệnh trong tương lai. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý điều này không có nghĩa là những người không gặp phải những phản ứng này thì có nghĩa là cơ thể không sinh ra kháng thể chống lại bệnh.

Những phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là biểu hiện của đáp ứng miễn dịch.

Các loại vắc xin ngừa Covid-19 phổ biến nhất được sử dụng tại Việt Nam hiện nay là Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Sinopharm… Do được sản xuất với công nghệ khác nhau, mỗi loại vắc xin lại tạo ra những phản ứng đặc trưng riêng.

Sau tiêm, một số hiếm có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (hay thường được gọi là “sốc phản vệ”). Cần phải hiểu rõ, sốc phản vệ có thể xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào chứ không chỉ riêng vắc xin ngừa Covid-19.

Để đảm bảo an toàn, hạn chế phản ứng sau khi tiêm vắc xin, người được tiêm cần theo dõi ít nhất 30 phút tại các điểm tiêm, theo khuyến cáo từ Bộ Y tế. Trong những ngày tiếp theo, người dân cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây:

8 dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng hậu tiêm vắc xin ngừa Covid-19 (Nguồn: Bộ Y tế).

Ngoại trừ các phản ứng sốc phản vệ với tỷ lệ hiếm gặp như trên, những tác dụng phụ phổ biến có thể kể đến bao gồm: Đau đầu, đau khớp, đau cơ hoặc khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại chỗ tiêm. Các triệu chứng này sẽ biến mất trong khoảng một tuần sau tiêm và không để lại di chứng sau này.

Tổng hợp các phản ứng thường gặp sau khi tiêm các loại vắc xin được sử dụng tại Việt Nam hiện nay (Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đối với những phản ứng ở mức độ nhẹ đến trung bình như trên, người dân hoàn toàn có thể nghỉ ngơi và tự chăm sóc bản thân tại nhà. Theo PGS.TS Kiều Đình Hùng – Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, giảng viên Đại học Y Hà Nội, trong vòng 2-3 ngày đầu sau khi tiêm, mọi người cần hạn chế các hoạt động mạnh, tập trung thư giãn và xử lý triệu chứng. Khi cảm thấy khó chịu tại khu vực tiêm, hãy sử dụng một chiếc khăn sạch và mát đắp lên vùng da này.

Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ, đau nhiều ở vùng tiêm, đau nhiều ở cơ gây khó chịu, khó ngủ, chúng ta có thể sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt, làm giảm những cơn đau nhức khó chịu. PGS.TS Kiều Đình Hùng cũng đưa ra một số tiêu chí mà người dân cần ghi nhớ để sử dụng thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả.

Trước hết, về thành phần thuốc, Ibuprofen, Aspirin hay Paracetamol là những cái tên phổ biến nhất trên thị trường. Tuy nhiên, các hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Aspirin và Ibuprofen được khuyến cáo có thể gây nhiều tác dụng phụ tới dạ dày – tá tràng và chống chỉ định cho nhiều loại bệnh nền. Trong khi đó, Paracetamol có thành phần an toàn hơn cả, được khuyến cáo sử dụng bởi Bộ Y Tế để điều trị các trường hợp kể trên.

Khi lựa chọn giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol, hãy lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp với thể trạng để thuốc phát huy tối đa tác dụng. Cụ thể, người trưởng thành có thể sử dụng Paracetamol trong 24 giờ với liều lượng khoảng 60mg/kg chia làm 4-6 lần và không vượt quá 3.000 mg/ngày. Như vậy, mỗi lần uống sẽ tương đương khoảng 10-15 mg/kg, cách nhau 4-6 giờ.

Dạng bào chế của Paracetamol khá đa dạng, điển hình như viên nén, viên sủi, viên nang. Trong đó, viên sủi sở hữu nhiều ưu điểm hơn cả như đặc tính dễ hòa tan, dễ dung nạp vào cơ thể mà không bị tích tụ thuốc. Với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sớm, các chất trong thuốc cũng được thúc đẩy quá trình hấp thu, đem lại hiệu quả nhanh hơn. Đặc biệt, Paracetamol dạng sủi ít kích thích niêm mạc dạ dày, thực quản, giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ tới hệ tiêu hóa.

Mỗi người dân có thể ghi nhớ những kiến thức cần thiết để hạn chế những phản ứng không mong muốn trong quá trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Sớm hoàn thành kế hoạch tiêm chủng, cả đất nước có thể hướng đến mục tiêu toàn thắng trong cuộc chiến chống Covid-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *