Biết ngoại ngữ giúp ngăn chặn mất trí nhớ ở t.uổi già

Trong công trình nghiên cứu nhằm phát hiện mối liên hệ có thể có giữa kiến thức về ngoại ngữ và nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ mắc phải ở t.uổi già, các nhà khoa học Canada phát hiện những người nói được một số ngôn ngữ sẽ ít gặp nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Chỉ có 6% nữ tu sĩ, những người biết ít nhất 4 ngôn ngữ là có dấu hiệu sa sút trí tuệ khi về già, trong khi chứng mất trí bắt đầu phát triển ở 31% nữ tu sĩ chỉ nói cùng một ngôn ngữ – Ảnh: uwaterloo.ca

Theo uwaterloo.ca, một nhóm nhà khoa học ở Đại học Waterloo ở Canada phát hiện ra rằng những người nói được một số ngôn ngữ sẽ ít gặp nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Alzheimer’s Disease.

Các học giả Canada đã sử dụng dữ liệu từ công trình trước đây được gọi là nghiên cứu tu viện, kiểm tra kết quả sức khỏe của 325 nữ tu sĩ. Nghiên cứu này nhằm mục đích theo dõi các quá trình lão hóa và sự phát triển của bệnh Alzheimer, đã được tiến hành tại Mỹ từ năm 1986. Các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của các nữ tu sĩ là thành viên của một tổ chức Công giáo. Sau khi gia nhập cộng đồng, các nữ tu sĩ bắt đầu có lối sống giống nhau, do đó, việc theo dõi sức khỏe của họ giúp xác định ảnh hưởng của các yếu tố phát triển nhân cách thời kỳ đầu đến quá trình lão hóa và bệnh tật liên quan đến t.uổi tác.

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Canada nhằm mục đích phát hiện mối liên hệ có thể có giữa kiến thức về ngoại ngữ và nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ mắc phải ở t.uổi già. Việc xử lý kết quả kiểm tra thường xuyên cho thấy khi về già, chứng mất trí bắt đầu phát triển ở 31% nữ tu sĩ chỉ nói cùng một ngôn ngữ. Tuy nhiên, chỉ có 6% nữ tu sĩ, những người biết ít nhất 4 ngôn ngữ là có dấu hiệu sa sút trí tuệ khi về già.

Giáo sư Suzanne Tyas, người phụ trách công trình nghiên cứu, nhấn mạnh rằng hiểu biết ngôn ngữ là một khả năng phức tạp của bộ não người và việc chuyển đổi giữa các ngôn ngữ khác nhau đòi hỏi sự linh hoạt về nhận thức. Nhờ vậy, khi nói bằng 4 ngôn ngữ trở lên, sự gắng sức sẽ giúp não duy trì phong độ tốt.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Chúng ta có hiểu sai về căn bệnh Alzheimer?

Một nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san y học Anh Quốc – British Medical Journal phát hiện những người có sức khỏe tim mạch tốt vào độ t.uổi 50 sẽ có tỉ lệ sa sút trí tuệ thấp hơn khi lớn t.uổi.

Kết quả này khẳng định những chứng cứ gần đây cho thấy hệ tim mạch khỏe mạnh ở độ t.uổi trung niên sẽ giảm nguy cơ bị sút giảm nhận thức lúc t.uổi già.

Những biến đổi liên quan đến sa sút trí tuệ sẽ bắt đầu xuất hiện từ t.uổi 15-20, rất lâu trước khi xuất hiện các triệu chứng liên quan. Vì vậy, việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa sớm là hết sức quan trọng.

Mặc dù những yếu tố như lớn t.uổi hay di truyền đóng vai trò quan trọng, việc duy trì sức khỏe tim mạch với chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và không hút t.huốc l.á sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị mất trí nhớ.

Nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng có độ t.uổi 50 với 7 chỉ số sinh học và hành vi bao gồm thói quen hút t.huốc l.á, hoạt động thể lực, cân nặng, chế độ dinh dưỡng, đường m.áu, cholesterol và huyết áp. Nghiên cứu theo dõi trong 25 năm.

Phát hiện hết sức đáng chú ý là nguy cơ bị sa sút trí tuệ giảm khi sức khỏe tim mạch tăng, cho dù chỉ với một cải thiện nhỏ.

Điều này cho thấy rõ ràng mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch và sa sút trí tuệ không đơn thuần chỉ do đột quỵ hay bệnh mạch vành.

Phát hiện này thậm chí làm cho các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi: phải chăng lâu nay chúng ta hiểu sai về căn bệnh Alzheimer?

Theo Ủy ban Lancet phòng ngừa, điều trị và chăm sóc chứng sa sút trí tuệ, khoảng 35% trường hợp bị tác động bởi những yếu tố có thể thay đổi được. Những yếu tố này bao gồm tình trạng hạn chế về giáo dục lúc nhỏ; mắc bệnh tăng huyết áp, béo phì, và giảm thính lực vào độ t.uổi trung niên ( từ 45-65 t.uổi); hút t.huốc l.á, trầm cảm, ít vận động, tiểu đường và tiếp xúc xã hội hành chế khi lớn t.uổi (> 65 t.uổi).

Bệnh sa sút trí tuệ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây t.ử v.ong và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh lớn t.uổi.

Bệnh sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và khả năng duy trì các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh lý Alzheimer chiếm 70% số bệnh nhân được chẩn đoán sa sút trí tuệ.

Theo tuoitre

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *