Các cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương nếu đủ điều kiện sẽ được cấp phép điều trị F0 để giảm tải cho các bệnh viện công và công tác phòng, chống dịch Covid-19 được hiệu quả.
Các cơ sở bệnh viện, y tế tư nhân đủ điều kiện sẽ được cấp phép điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Ngày 10/8, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã có kết luận và chỉ đạo một số nội dung trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Bình Dương.
Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã chỉ đạo, giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo, giao Sở Y tế Bình Dương có thẩm quyền cấp phép điều trị bệnh nhân F0 cho các cơ sở bệnh viện, y tế tư nhân đủ điều kiện. Rà soát tổng thể lại sinh phẩm, vật tư y tế sẵn sàng chi viện, điều chuyển phù hợp cho từng địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch.
Tổ chức lại các đội lấy mẫu xét nghiệm để phân bổ nguồn lực cho các địa phương hợp lý hơn, đồng thời, chỉ đạo y tế các địa phương đưa mẫu xét nghiệm về các Trung tâm xét nghiệm đúng theo khung giờ đã quy định để tránh bị động và đảm bảo thời gian trả kết quả.
Giao UBND tỉnh Bình Dương và Giám đốc Sở Y tế tiếp tục quyết liệt chỉ đạo trong việc tiếp nhận, điều trị bệnh; điều động bệnh nhân ở địa phương đến điều trị tại các cơ sở bệnh viện dã chiến. Đồng ý việc chuyển viện các bệnh nhân các địa phương lên tuyến tỉnh theo phân luồng vùng xanh, vùng đỏ (việc chuyển viện theo phân luồng chỉ mang tính chất tương đối) để tiện theo dõi, chỉ đạo.
Đội ứng cứu nhanh của hệ thống tổng đài đường dây nóng 1022 phải có phương án ứng cứu nhanh tới tận khu phố, ấp đối với các địa phương thuộc “vùng đỏ”; có cơ chế phối hợp với lực lượng Cảnh sát 113, lực lượng dân quân để nâng cao chất lượng hoạt động của các đội.
Bình Dương mới đưa thêm bệnh viện dã chiến quy mô 3.000 giường vào hoạt động.
Đối với các doanh nghiệp xin tổ chức lại hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, nếu doanh nghiệp nào đảm bảo an toàn thì cho thực hiện nhưng phải đảm bảo phương án “một cung đường, 2 điểm đến”. Đồng thời, phải tổ chức lại các khu nhà trọ, chỗ ở của công nhân trong doanh nghiệp hoạt động đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch. Trước mắt, tổ chức thực hiện thí điểm, an toàn mới cho hoạt động sản xuất.
Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập bản đồ điện tử phản ánh tổng thể các số liệu như: Xác định các vùng đỏ, vùng xanh từ huyện đến phường, xã và khu phố, ấp; kết quả xét nghiệm; kết quả tiêm ngừa vắc xin,… để thuận tiện trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.
Đối với việc xử lý với các bệnh nhân mắc Covid-19 t.ử v.ong, Thường trực Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh Bình Dương làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương, lãnh đạo Hoa viên nghĩa trang Chánh Phú Hòa nghiên cứu phương án xử lý đối với các trường hợp t.ử v.ong do Covid-19 đảm bảo nhanh, hiệu quả, thuận lợi cho người dân.
Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, từ đợt dịch thứ 4 đến sáng 10/8, Bình Dương ghi nhận 31.851 ca mắc Covid-19, trong đó có 6.188 người khỏi bệnh.
Người phụ nữ được cắt bỏ khối u 19kg: ‘Con tôi không bị bạn chê cười nữa’
Cắt thành công khối u nặng 19kg ở vùng mông dài xuống chân, chị Tiên như trút bỏ được gánh nặng đeo bám mình. Chị xúc động: “Sau này ra đường tôi hết sợ người ta nhìn, con tôi cũng không bị các bạn cười chê nữa”.
Chị Tiên vui mừng vì trút bỏ được “gánh nặng” đeo bám mình – ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Mang “cục tạ” 19kg
Năm 12 t.uổi, khắp người chị Lê Thị Mỹ Tiên (37 t.uổi, ngụ Bình Dương) bắt đầu mọc những cục u nhỏ, lúc đầu chỉ như hạt cơm rồi phát triển to dần mỗi ngày. Nhà nghèo, các cục u lại chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên chị Tiên chần chừ không đi khám.
Cho đến 4 năm trước, khi chị mang thai bé thứ hai thì phần u đã to hơn trái bưởi và phát triển nhanh hơn khiến chị mất việc làm và gặp khó khăn trong việc đi đứng, sinh hoạt. Cục u ngày càng lớn nên khi ngồi bị thòng xuống đất, mỗi khi nằm lại phải bê qua một bên rồi lấy gối kê lên mới không bị cấn. Do vậy, mấy năm nay chị chỉ ở nhà nấu cơm, quét nhà rồi đưa rước con đi học.
“Cảm giác nặng nề lắm, như cục tạ chì cả người xuống vậy, lúc leo lên xe nhấc lên không nổi luôn. Lúc con khóc tôi cũng ngồi một chỗ dỗ con chứ không đi nhiều vì mỗi lần đi mạnh là cục u đ.ánh qua đ.ánh lại vướng víu lắm”, chị Tiên cho hay.
Chị Tiên hồi phục tốt sau cuộc phẫu thuật – ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Trong lúc mang thai, vùng u bị lở nên gia đình đưa đi bệnh viện. Sau khi khám, bác sĩ kêu chị về sinh xong rồi quay lại kiểm tra kỹ hơn và mổ nếu cần thiết, chi phí khoảng 50 triệu đồng. “Nghe xong tôi hết hồn rồi xuất viện về luôn. Sinh em bé xong cũng không dám đi khám sợ bác sĩ kêu mổ thì t.iền lấy đâu ra. Từ ngày tôi nghỉ việc chỉ còn chồng đi làm lo mọi chi phí trong nhà nên nhiều đêm tôi ước mình t.rúng s.ố có nhiều t.iền mới có thể cắt bỏ cục u này”, chị bộc bạch.
Anh Nguyễn Dư Hùng (40 t.uổi, chồng chị Tiên) cho biết vợ ở nhà sợ anh đi làm một mình cực nên đi bán vé số một thời gian. “Nhìn vợ lê cục u đi bán vậy thấy đứt ruột, xót một phần, khi biết vợ đi rước con bị bạn bè của con rồi người ngoài nhìn vào xì xầm bàn tán lại xót mười phần”, anh tâm sự.
Gần một tháng trong bệnh viện, anh Hùng luôn túc trực chăm sóc cho vợ. – ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Anh kể thêm, lúc mới quen nhau vợ anh tự ti người nổi nhiều cục u nhưng anh chưa bao giờ thấy ngại. Anh quan niệm miễn vợ chồng yêu thương, biết làm ăn chăm lo gia đình là được, xấu đẹp không cần thiết.
“Phẫu thuật thành công, hai vợ chồng khóc luôn”
Chị Tiên cho biết, năm 2012 em trai chị là anh Lê Thanh Vũ (35 t.uổi) cũng bị nổi cục u và được mổ thành công nên khi cục u của mình ngày càng lớn và nặng, chị liền nhờ anh Vũ tham khảo ý kiến bác sĩ.
Biết chị cần mình giúp, anh Vũ lập tức nghỉ bán vé số rồi một mình bắt xe từ Kiên Giang lên TP.HCM để hỏi giúp chị. Sau khi nghe anh Vũ trình bày, thạc sĩ Lê Minh Hiển (Trưởng Phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy) vận động chị Tiên đến khám và mổ nếu cần thiết, đồng thời kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ chi phí vì chị có hoàn cảnh khó khăn.
Chị Tiên khỏe mạnh, vui vẻ chụp hình cùng con gái sau một tuần mổ cắt u. – ẢNH: NVCC
Đầu tháng 3 năm nay, chị Tiên đến khám và được chỉ định mổ gấp vì cục u quá lớn, vắt từ mông đến chân và nặng hơn 10kg. Ngồi trên giường bệnh, chị Tiên chần chừ định trốn viện vì hai vợ chồng chỉ đem theo một triệu rưỡi t.iền lương anh Hùng vừa nhận được để “lận lưng”. Khi biết có mạnh thường quân và bệnh viện giúp đỡ, chị Tiên vẫn không khỏi lo lắng, đến lúc được cầm t.iền trên tay để đi đóng tạm ứng chị mới thở phào nhẹ nhõm.
Anh Hùng tâm sự: “Lúc phẫu thuật thành công hai vợ chồng khóc luôn, hồi đó nghĩ biết chừng nào có t.iền để mổ được. Vết mổ của vợ lớn lắm, sợ đi sớm động nó ra m.áu nên vợ đi đâu tôi đều cõng. Vợ thì thương mình, sợ chồng cực nhưng mình không thấy cực gì hết, vợ mạnh khỏe rồi về hai vợ chồng cùng đi làm lo cho con ăn học nên người”.
Khối u nặng 19kg ở vùng mông kéo dài xuống chân ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và khả năng lao động của chị Tiên. – ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Lúc xuất viện, bệnh viện trao cho chị Tiên số t.iền còn lại sau khi trả hết các chi phí phẫu thuật để chị trang trải cuộc sống. Hiện tại sức khỏe chị đã ổn định, tuy nhiên dưới bắp chân vẫn còn hai cục u nhỏ đang hình thành, khi nào u lớn hơn và sức khỏe tốt thì đến khám và mổ tiếp nếu cần thiết.
Nói về cảm giác lần đầu tiên bước chân xuống giường mà không “rinh” theo cục u 19 kg, chị Tiên xúc động: “Mừng lắm, khỏe rồi, mong ước bấy lâu của tôi nay thành sự thật rồi. Sau này ra đường tôi hết sợ người ta nhìn, con tôi cũng không bị các bạn cười chê nữa”.
TS. Ngô Đức Hiệp (Trưởng Khoa Phỏng – Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết trường hợp của chị Tiên là ca nặng và khó, bệnh nhân đi khám và được phẫu thuật trễ dẫn đến khối u phát triển lớn (chiều dài hơn 70cm, chiều ngang khoảng 40cm), ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và khả năng lao động. Hiện tại sức khỏe của chị Tiên đã ổn định đến 99%, chị cần tái khám và theo dõi, nếu sau này có phát triển lại thì có thể mổ tiếp.
Bệnh xuất phát từ sợi thần kinh nên trước ca mổ các bác sĩ phải chuẩn bị kỹ, chụp DSA (chụp mạch m.áu số hóa xóa nền) và làm tắc mạch để việc cắt u được đơn giản hơn. Đồng thời, khi phẫu thuật các bác sĩ phải cẩn thận tránh cắt trúng dây thần kinh ngồi để không làm bệnh nhân bị liệt.