Nếu não bộ không được bảo vệ, chúng ta có thể đối mặt với sự suy giảm, mất chức năng trí nhớ và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của toàn bộ cơ thể.
Chúng ta thường nghĩ rằng các cơ quan như thận, gan, tim… rất dễ tổn thương và cần phải được nuôi dưỡng mà quên mất rằng não bộ cũng là một bộ phận quan trọng cần được bảo vệ.
Có thể nói, não là cơ quan phức tạp và bí ẩn nhất trong cơ thể con người. Nó được tạo thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, có tác dụng tiếp nhận thông tin từ các nơi trong cơ thể, quyết định 5 giác quan như thị giác, khướu giác, thính giác, vị giác và xúc giác.
Não có thể điều khiển suy nghĩ, trí nhớ, lời nói, vận động của tay chân và chức năng của nhiều cơ quan. Tuy nhiên, nếu không được bảo vệ, chúng ta có thể đối mặt với sự suy giảm, mất chức năng trí nhớ và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của toàn bộ cơ thể.
Não được tạo thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh.
Ngoài điều chỉnh lại thói quen sống, có 6 món ăn đã được công nhận là tốt cho sự phát triển của bộ não.
1. Các loại cá béo
Khi mọi người nói về các loại thực phẩm bổ não, các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá thu, các trích… luôn đứng đầu danh sách.
Theo Healthline, các loại cá này đều là những nguồn giàu axit béo omega-3. Trong khi đó, khoảng 60% bộ não của bạn được tạo thành từ chất béo và một nửa số chất béo đó là omega-3. Não luôn cần omega-3 để xây dựng các tế bào não và thần kinh, những chất béo này cũng rất cần thiết cho việc học và ghi nhớ.
temlate4 (3).jpg
Mặt khác, không nhận đủ omega-3, bạn có thể đối mặt với việc suy giảm khả năng học tập, trầm cảm. Đã có nghiên cứu cho thấy những người ăn cá thường xuyên có nhiều chất xám hơn trong não của họ. Chất xám chứa hầu hết các tế bào thần kinh kiểm soát việc ra quyết định, trí nhớ và cảm xúc.
2. Nghệ
Trong các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam, nghệ là nguyên liệu quen thuộc trong rất nhiều món ăn. Loại gia vị có màu vàng đậm này là thành phần chính trong bột cà ri và có một số lợi ích cho não.
Curcumin trong nghệ đã được chứng minh có thể trực tiếp đi vào não và có lợi cho các tế bào ở đó.
Curcumin trong nghệ đã được chứng minh có thể trực tiếp đi vào não và có lợi cho các tế bào ở đó. Curcumin có thể cải thiện trí nhớ ở những người bị bệnh Alzheimer. Loại chất này cũng làm tăng serotonin và dopamine, cả hai đều cải thiện tâm trạng, giúp giảm trầm cảm.
Đặc biệt, curcumin trong nghệ có thể tăng cường dinh dưỡng cho thần kinh não. Nó có thể giúp trì hoãn sự suy giảm tinh thần liên quan đến t.uổi tác.
3. Trứng
Trứng luôn được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh bậc nhất thế giới. Trứng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe não bộ, bao gồm vitamin B6 và B12, folate và choline.
Choline là một vi chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể bạn sử dụng để tạo ra acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng và trí nhớ.
Hiện nay, nhiều người không có đủ choline trong chế độ ăn uống của họ. Ăn trứng là một cách dễ dàng để cung cấp choline, vì lòng đỏ trứng là một trong những nguồn tập trung nhiều chất dinh dưỡng này nhất. Chỉ 1 chiếc lòng đỏ trứng đã cung cấp 112mg choline.
4. Hàu
Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất cứ một loại thực phẩm nào khác, ước tính 6 con hàu sống đã cung cấp 600% lượng kẽm mà chúng ta cần cho một ngày, tương tự lưỡng đồng là 200%, lượng vitamin B12 là 300%. Đặc biệt, hàm lượng omega-3 có trong hàu vô cùng dồi dào, 100g hàu sống chứa 672mg omega-3. Tất cả các dinh dưỡng này đều có lợi cho chức năng của não.
Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất cứ một loại thực phẩm nào khác.
5. Óc heo
Từ xưa, người Trung Quốc đã lựa chọn óc heo như một món ăn bổ não.
Theo Viện dinh dưỡng, trong 100g óc lợn có chứa 9g đạm; 9,5 chất béo; 7mg canxi; 311mg phốt pho; 1,6mg sắt… Theo y học hiện đại, óc lợn vị ngọt, tính hàn, đem lại những lợi ích nhất định cho thần kinh não bộ, ngừa đau đầu, nuôi dưỡng xương khớp…
Óc heo rất tốt nhưng nếu không biết cách ăn, cách chế biến hoặc ăn quá nhiều có thể dẫn đến những nguy hại đối với sức khỏe.
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, trong 100g óc lợn đã chứa đến 2.195mg cholesterol, vì thế nếu ăn quá nhiều có thể gây béo phì, tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ m.áu, gan nhiễm mỡ… Các chuyên gia khuyên rằng món này chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần 30 – 50g mà thôi. Ngoài ra để ăn óc lợn an toàn, bạn nên lựa chọn loại óc mà màng óc vẫn còn tươi không có vết nứt, óc không bị chảy ra ngoài. Khi sờ vào có cảm giác không quá rắn, cũng không quá mềm, độ mềm rắn vừa tay thì nên mua.
6. Quả bơ
Nếu bạn ăn chất béo không bão hòa đơn có thể làm giảm huyết áp và huyết áp cao có liên quan đến suy giảm nhận thức.
Ngược lại, bơ chính là một nguồn chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe, và giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ. Ngoài quả bơ, các nguồn chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe khác bao gồm: hạnh nhân, hạt điều, hạt lanh, hạt chia, dầu đậu nành, hạt hướng dương…
8 loại thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe
Nhiều người cho rằng các thực phẩm giàu chất béo đều không tốt. Tuy nhiên, bơ, chocolate đen, hạnh nhân hay cá béo lại rất có lợi cho sức khỏe.
Quả bơ: Theo tạp chí Medical News Today, 1/2 quả bơ chứa 10 g chất béo không bão hòa đơn và 2 g chất béo không bão hòa đa. Nó giàu axit oleic, loại chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng chống viêm và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, bơ cũng chứa gần 20 loại vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng thực vật có lợi khác nhau bao gồm vitamin E, axit folic, chất xơ… Ảnh: Nbcnews.
Chocolate đen: Với gần 3,5 g chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, chocolate đen là thực phẩm có lợi cho trái tim khỏe mạnh. Nghiên cứu của Đại học bang Louisiana (Mỹ) phát hiện khi bạn ăn chocolate đen, các vi sinh vật tốt cho đường ruột như bifidobacterium và vi khuẩn axit lactic cũng sẽ tiêu thụ nó. Chúng phát triển và lên men, tạo ra các hợp chất chống viêm, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ảnh: Healthline.
Dầu dừa: Theo tạp chí Health, loại chất béo bão hòa chính trong dầu dừa là axit lauric. Nó có đặc tính chống viêm và ngăn ngừa vi khuẩn. Lượng chất béo bão hòa khác trong dầu dừa cũng được sử dụng như nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Ảnh: Timeofindia.
Hạt hướng dương: Đây là thực phẩm dinh dưỡng với nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như chất béo, protein, chất xơ… Hạt hướng dương chứa hơn 90% là chất béo không bão hòa. Vì vậy, nó là lựa chọn hoàn hảo cho những người có nồng độ cholesterol hoặc triglycerides cao. Ảnh: Ndtv.
Cá béo: Thực phẩm này rất giàu chất béo không bão hòa và axit béo omega-3, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tim, não bộ. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn cá béo 2 lần/tuần. Các loại cá béo bao gồm cá trích, cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ tươi. Ảnh: Webmd.
Hạt lanh: Không chỉ chứa lượng lớn axit béo omega-3, hạt lanh còn cung cấp nguồn chất xơ có lợi cho sức khỏe. Hai thìa cà phê hạt lanh chứa gần 9 g chất béo không bão hòa và 5,6 g chất xơ. Những dưỡng chất này có thể làm tăng cảm giác no và giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Ảnh: Medicalnewstoday.
Hạnh nhân: Một ounce (31 g) hạnh nhân chứa 9 g chất béo không bão hòa đơn và 3,5 g chất béo không bão hòa đa. Vì thế, hạnh nhân có tác dụng cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ khả năng vận động của tim. Ngoài ra, loại hạt này còn giàu vitamin E, magiê, mangan, chất xơ… Ảnh: Pinterest.
Sữa chua: Thực phẩm này chứa vi khuẩn tốt probiotic, hỗ trợ chức năng đường ruột. Thường xuyên ăn sữa chua có thể ngăn ngừa tăng cân, giảm béo phì và cải thiện sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu năm 2016 cho thấy phụ nữ ăn nhiều hơn 5 cốc sữa chua mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ huyết áp cao. Bạn nên chọn sữa chua tự nhiên hoặc sữa chua Hy Lạp, tránh các loại có đường. Ảnh: Huffpost.