Bổ sung kẽm khi nào?

Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp mau lành vết thương. Mặc dù cơ thể không cần một lượng lớn kẽm, nhưng nếu thiếu sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Ảnh minh họa

Tôi nghe nói kẽm tốt cho cơ thể. Nếu thiếu kẽm sức đề kháng sẽ bị suy giảm, hay bị cảm cúm. Vậy làm thế nào để biết mình thiếu kẽm. Tôi có nên mua uống để phòng thiếu chất này không?

Lê Thu Lan (Hà Nội)

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng. Nó tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể.

Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp mau lành vết thương. Mặc dù cơ thể không cần một lượng lớn kẽm, nhưng nếu thiếu sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Khi bị thiếu kẽm thường có các triệu chứng như: mất cảm giác ngon miệng, miễn dịch kém (dễ mắc bệnh), tiêu chảy, rụng tóc, vết thương lâu lành, tâm trạng thờ ơ… Những đối tượng dễ bị thiếu kẽm như: nghiện rượu, hấp thu kém, không bổ sung đủ kẽm thông qua chế độ ăn uống, người mắc bệnh mạn tính ( viêm loét đại tràng, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, gan mạn tính), người ăn chay, người lớn t.uổi, dùng một số loại thuốc có thể làm tăng giải phóng kẽm trong cơ thể…

Để phòng thiếu kẽm tốt nhất nên bổ sung kẽm thông qua thực phẩm giàu kẽm như: hàu, gan, sò, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây…

Chỉ bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sau khi tiến hành kiểm tra nồng độ kẽm xem có bị thiếu hụt hay không. Vì vậy, trong trường hợp của chị muốn bổ sung bằng thuốc cần đi khám, tránh tự ý mua dùng, vì nếu thừa kẽm cũng gây nhiều bất lợi như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và suy giảm hệ thống miễn dịch…

Dấu hiệu cảnh báo bạn thiếu vitamin A

Thiếu hụt vitamin A có thể khiến bạn bị khô da, tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng đường hô hấp, vết thương lâu lành và khó thụ thai.

Da khô: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa da và kháng viêm. Dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ n.hiễm t.rùng trên da, ngăn tình trạng khô và tróc vảy. Sự thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến bệnh chàm và các tình trạng viêm da khác. Ảnh: Healthline.

Khô mắt: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , vitamin A là chất chống oxy hóa bảo vệ mắt, cải thiện niêm mạc và giác mạc. Nó hỗ trợ bảo vệ tế bào biểu mô tuyến lệ. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến khô mắt, mù lòa, tổn thương giác mạc, quáng gà. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu hụt là không có khả năng tiết nước mắt. Ảnh: Healthgrades.

Khó thụ thai, vô sinh: Vitamin A rất cần thiết cho khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi muốn mang thai, thiếu dưỡng chất này có thể là một trong những nguyên nhân. Lượng vitamin A thấp ở phụ nữ cũng có thể dẫn đến sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Ảnh: Womenshealth.

Tăng trưởng chậm ở trẻ nhỏ: Theo Healthline, cùng với vitamin D, vitamin A tham gia vào quá trình phát triển xương và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ. Vì vậy, khi thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng. Ảnh: Lovingparents.

N.hiễm t.rùng đường hô hấp: Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), thiếu vitamin A có thể khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Khi đó, bạn dễ bị n.hiễm t.rùng, nhiễm khuẩn, đặc biệt mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Ảnh: Aarp.

Khả năng lành vết thương chậm: Vết thương không lành hẳn sau chấn thương hoặc phẫu thuật có thể liên quan đến lượng vitamin A thấp. Điều này do vitamin A thúc đẩy việc tạo ra collagen, thành phần quan trọng cho làn da khỏe mạnh. Ảnh: Medindia.

Mụn trứng cá: Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của da và ngừa viêm, vitamin A có thể chống lại hoặc điều trị mụn trứng cá. Thiếu hụt vitamin A sẽ khiến da bị khô, tăng tiết dầu, dẫn đến hình thành mụn trứng cá. Ảnh: Hindustantimes.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *