Bổ sung ngay chất này mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của chất này trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đồng thời phòng tránh được thừa cân béo phì và các bệnh tim mạch.

Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ gồm các phân tử cacbonhydrat (monosaccarit hoặc polisaccarit) và được chia thành 2 loại:

Trong đó, chất xơ hòa tan là chất có thể hòa tan trong chất lỏng vào đường ruột dưới dạng gel. Có trong các loại rau lá, trái cây có độ nhớt cao ( rau đay, mồng tơi…) và một số loại đậu (đậu nành, đậu ngự).

Chất xơ không tan là chất không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột. Nó có thể được trao đổi chất trơ và cung cấp trương nở hoặc t.iền sinh, chuyển hóa lên men trong ruột già.

Sợi trương nở hấp thụ nước khi chúng di chuyển qua hệ tiêu hóa, làm dịu việc đại tiện. Sợi không hòa tan có xu hướng đẩy nhanh sự di chuyển của thực phẩm qua hệ thống tiêu hóa.Nguồn thực phẩm có chứa chất xơ không tan gồm vỏ các loại thực phẩm (lúa mì, gạo lứt, lúa mạch nguyên vỏ, một số loại rau, củ, quả).

Theo Eat This, Not That!, lượng khuyến nghị mỗi ngày là 38 gram chất xơ cho nam giới và 25 gram chất xơ cho phụ nữ sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chất xơ có tác dụng làm cho tinh bột lưu lại lâu hơn trong dạ dày tạo cảm giác no lâu và làm chậm quá trình phân giải và hấp thu glucose làm lượng đường m.áu tăng lên từ từ, không tăng đột ngột nên điều hòa được lượng đường huyết. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Làm giảm lượng cholesterol trong m.áu

Việc tổng hợp muối mật được thực hiện tại gan với nguyên liệu là cholesterol, sau đó muối mật được đổ vào ruột non qua ống mật chủ. Tại ruột, chất xơ hút nước sẽ nở ra giúp giữ muối mật trong các lớp nhầy rồi đẩy theo phân ra ngoài do đó làm giảm sự hấp thu lại muối mật. Vì vậy khẩu phần ăn nhiều chất xơ sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong m.áu.

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, phòng ngừa táo bón

Khi vào ruột chất xơ có thể hút nhiều nước, làm tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Từ đó, giúp đại tiện đều đặn hàng ngày, cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào m.áu.

Chất xơ giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột: Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Nhờ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên chất xơ còn có vai trò giúp tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Cholesterol tăng cao trong m.áu là nguyên nhân gây một số bệnh tim mạch. Chất xơ giúp làm giảm cholesterol bằng cách làm giảm chất béo LDL và tăng HDL, từ đó giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch như mỡ m.áu, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch.

Phòng tránh được thừa cân béo phì

Người thừa cân béo phì thường hay ăn nhiều, nhất là thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ. Vì vậy, năng lượng dư thừa tích tụ trong cơ thể gây ra tình trạng béo phì. Thực phẩm giàu chất xơ thì ít chất béo, rất lý tưởng cho những người muốn giảm cân. Thực phẩm giàu chất xơ thời gian nhai lâu hơn, không tiêu hoá và hấp thụ ở dạ dày, thường làm cho người ta chóng no và no lâu, do đó giảm thèm ăn, phòng tránh được thừa cân béo phì.

Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Hiện nay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của chất xơ trong việc làm giảm nguy cơ đối với ung thư đại tràng thông qua các vi khuẩn có lợi tại ruột tạo ra các chất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp tăng bài xuất các chất có khả năng gây ung thư ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn thấy tác dụng của chất xơ đối với việc giảm nguy cơ ung thư vú nhờ tác dụng giảm lượng estrogen trong m.áu.

Tăng tâm trạng tích cực và tăng t.uổi thọ

Một lượng chất xơ cao hơn cũng có liên quan đến việc tăng tâm trạng tích cực, nhận thức và tỉnh táo cũng như hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Chưa hết, chất xơ cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn. Khi so sánh những người ăn nhiều chất xơ nhất với những người ăn ít chất xơ nhất, các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ t.ử v.ong do mọi nguyên nhân và liên quan đến tim mạch giảm 15-30%.

Hơi thở có mùi hôi, phiền toái và cảnh báo nhiều bệnh

Không chỉ do vệ sinh răng miệng, mùi hôi của hơi thở có thể cảnh báo bệnh thận, tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản.

Hơi thở của bạn có mùi hôi sẽ khiến những người xung quanh thấy khó chịu. Không chỉ vậy, đó còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nền khác nếu bạn đ.ánh răng vẫn không hết mùi.

Ảnh minh họa: Mom Junction

Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, ít nhất 50% người Mỹ từng bị hiện tượng hơi thở có mùi hôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:

Vệ sinh răng miệng kém

Vi khuẩn sinh ra ở các mẩu thức ăn còn mắc kẹt trong răng. Sự kết hợp giữa vi khuẩn và thức ăn đang p.hân h.ủy tạo ra mùi khó chịu. Người đeo răng giả không vệ sinh thường xuyên mỗi tối cũng sẽ bị hôi miệng.

Giải pháp hiệu quả nhất là bạn đ.ánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để lấy thức ăn thừa. Đ.ánh răng cũng giúp làm sạch mảng bám quanh răng gây ra các bệnh nha chu.

Ăn đồ có mùi nặng

Khi bạn ăn tỏi, hành hoặc các thực phẩm có mùi, dạ dày của bạn hấp thụ dầu trong quá trình tiêu hóa. Những loại dầu này sẽ đi vào m.áu và tới phổi. Sau đó, mùi hôi khó chịu sẽ sản sinh và tồn tại trong hơi thở của bạn suốt 72 tiếng.

Hút thuốc

T.huốc l.á hoặc xì gà tạo ra mùi hôi và làm khô miệng, khiến cho hơi thở của bạn trở nên tệ hơn.

Khô miệng

Nước bọt có thể khiến cho miệng sạch và giảm mùi. Bạn bị khô miệng khi gặp vấn đề ở tuyến nước bọt, mở miệng khi ngủ, đang uống thuốc trị cao huyết áp hoặc bệnh đường tiết niệu.

Bệnh nha chu

Khi bạn không làm sạch mảng bám răng mỗi ngày, chúng sẽ dày và cứng lên thành cao răng. Bạn không thể loại bỏ cao răng bằng cách vệ sinh thông thường mà cần tới gặp nha sĩ.

Khi có cao răng, vi khuẩn dễ tích tụ lại, các độc tố của chúng có thể gây viêm. Ngoài ra, miệng cũng sẽ có mùi hôi.

Bệnh ở họng, khoang miệng

Hơi thở bốc mùi có thể do bạn bị các bệnh xoang, viêm phế quản mạn tính, viêm đường hô hấp, sỏi amidan.

Nếu vệ sinh răng thường xuyên mà vẫn có hơi thở hôi, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe. Ảnh minh họa: Bustle

Bệnh ở các cơ quan nội tạng

Một số căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, thận, trào ngược dạ dày thực quản cũng gây ra hôi miệng. Nếu bị suy thận hoặc gan, hơi thở có mùi tanh còn người mắc tiểu đường, hơi thở có mùi hoa quả hỏng.

Chẩn đoán bệnh từ hơi thở

Các bác sĩ sẽ ngửi hơi thở của bạn và hỏi thêm các triệu chứng. Họ có thể hẹn bạn vào buổi sáng, trước khi đ.ánh răng. Bạn sẽ chia sẻ thêm về tần suất vệ sinh răng miệng, đồ bạn ăn, t.iền sử bệnh tật…

Nếu mùi hôi của bạn không do vấn đề ở miệng, răng, bác sĩ sẽ gợi ý khám ở các khoa chuyên sâu hơn để tìm ra bệnh nền.

Cách phòng chống

Bạn nên đ.ánh răng hai hoặc ba lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa thường xuyên để đảm bảo làm sạch kẽ răng. Nước súc miệng sẽ giúp t.iêu d.iệt vi khuẩn, giữ hơi thở thơm tho. Bạn cũng đừng quên làm sạch lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi.

Việc uống nước đều đặn giúp cho miệng không khô và đẩy các miếng thức ăn thừa khỏi răng.

Bạn cũng nên thay bàn chải 3-6 tháng một lần, đi kiểm tra răng miệng định kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *