Bộ tranh “Tim quá tải – Tim lên tiếng” được thể hiện bằng nét vẽ hoạt hình trẻ trung, đáng yêu nhưng lại khéo léo “vạch trần” những thói quen xấu góp phần làm cho tim quá tải, khiến chúng ta phải giật mình.
Nhiều người vẫn ngộ nhận bệnh lý tim mạch chỉ do di truyền, t.uổi tác hay giới tính. Thực tế, theo TS.BS. Phạm Trần Linh – Hội Tim mạch học Việt Nam, còn có các nguyên nhân chủ quan khác đến từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý, đời sống tinh thần và lối sống kém lành mạnh mà ai cũng có thể phạm phải.
Các thói quen nguy hại này khiến trái tim vốn đã chịu nhiều gánh nặng, càng thêm quá tải. Nếu không ý thức và điều chỉnh kịp thời thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Do đó, sau khi xem xong bộ tranh, nhiều người cảm thấy giật mình khi nhận ra bản thân thuộc nhóm có nguy cơ bị tim quá tải.
Mời quý độc giả cùng xem bộ tranh “Tim quá tải – Tim lên tiếng” để biết mình có thuộc nhóm nguy cơ cao bị tim quá tải hay không!
“Tim quá tải – Tim lên tiếng” là bộ tranh được vẽ dưới góc nhìn vui tươi nhưng vô cùng sâu sắc. Dùng chất liệu là thông tin khoa học nhưng lại chọn cách phác họa bằng nét vẽ hoạt hình trẻ trung, gần gũi, bộ tranh đã chuyển tải một cách ấn tượng câu chuyện những trái tim “quá tải” đang cùng đấu tranh, đòi hỏi sự công bằng, quan tâm và chăm sóc của con người. 10 bức tranh tương ứng với 10 thói quen gây hại dễ bắt gặp trong cuộc sống hiện đại, mà tim đang phải hứng chịu.
Đứng đầu nhóm yếu tố lối sống chính là thói quen hút t.huốc l.á. Cụ thể, nguy cơ c.hết do đột quỵ ở người hút t.huốc l.á cao hơn so với người không hút t.huốc l.á 2,1 lần (theo Chương trình Phòng chống tác hại t.huốc l.á quốc gia – Bộ Y tế).
Kế tiếp, việc lạm dụng bia rượu có thể gây tổn thương tim, tăng huyết áp làm gia tăng các vấn đề về tim mạch.
Xuất phát từ lối sống hiện đại với sự phổ biến của thiết bị điện tử, thói quen thức khuya trở nên một “điều hiển nhiên” khi mỗi đêm bạn có nhiều điều phải làm như giải quyết nốt công việc, chơi game, xem phim, chat chit… Thế nhưng, việc thường xuyên thức khuya hoặc liên tục thay đổi giờ ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Lười vận động là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh trạng, trong đó có bệnh tim mạch. Chuyên gia tim mạch cho biết việc thường xuyên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ nhồi m.áu cơ tim, đồng thời nâng cao khả năng sống sót khi bị nhồi m.áu cơ tim.
Đứng đầu trong nhóm yếu tố dinh dưỡng làm tim quá tải chính là một chế độ ăn không lành mạnh dẫn đến thừa cân, béo phì. Bởi, tình trạng này xảy ra sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ…
Trà sữa, bánh ngọt… là những món mà giới văn phòng rất “chuộng”. Tuy nhiên, nên biết rằng, đường làm tăng mức insulin, kích thích thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Chế độ ăn thừa muối cũng là một trong những nguyên nhân là tăng nguy cơ tăng huyết áp, suy tim và thậm chí t.ử v.ong do đột quỵ.
Đứng đầu nhóm yếu tố tinh thần gây quá tải cho tim chính là trạng thái căng thẳng, lo âu dễ gặp trong cuộc sống hiện đại. Bởi, trạng thái này góp phần làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ…
Lựa chọn lối sống khép mình, cô lập với xã hội sẽ làm tăng 30% nguy cơ mắc bệnh tim.
Thường xuyên giận dữ, nóng nảy có thể làm nhịp tim tăng lên đột ngột khiến tim hoạt động gấp nhiều lần so với bình thường, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Ngay sau khi bộ tranh được chia sẻ, Ngọc Linh (25 t.uổi, Hà Nội) khá bất ngờ khi phát hiện thói quen thức khuya và thường xuyên làm việc trong trạng thái căng thẳng của bản thân lại âm thầm khiến tim quá tải.
Cô bạn chia sẻ: “Mình làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện biểu diễn nghệ thuật, thời gian làm việc có khi vượt quá 12 tiếng, lúc cao điểm phải thức xuyên đêm để xử lý hậu kỳ, lúc nào cũng ở trong trạng thái căng thẳng. Nên xem xong bộ tranh mình lo lắng quá vì có thể trái tim mình bị quá tải rồi, nhất định phải sắp xếp công việc để đi kiểm tra sức khỏe sớm nhất thôi”.
Được biết, Bộ tranh “Tim quá tải – Tim lên tiếng” do nhãn hàng Simply thực hiện, với sự đồng hành của Hội Tim mạch học Việt Nam. Thông qua bộ tranh này, PGS-TS Phạm Mạnh Hùng – Phó chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia gởi gắm thông điệp: “Trái tim tuy nhỏ bé nhưng mang trọng trách rất lớn, hoạt động như một cái bơm đưa m.áu đi khắp cơ thể – giúp duy trì sự sống của mỗi chúng ta. Nhưng có một nghịch lý là chúng ta lại quá thờ ơ với sức khỏe của trái tim mình và chưa nhận thức đúng về những nguy cơ khiến cho trái tim bị quá tải. Mong rằng qua cách truyền tải thông tin khoa học với nét vẽ gần gũi, sống động của bộ tranh này, chúng tôi sẽ lan tỏa thông điệp đến với cộng đồng – hãy yêu thương trái tim và giảm tải cho trái tim ngay từ hôm nay!”
Không nên cho trẻ ăn gì khi giao mùa hè thu?
Việc giáo dục cho trẻ biết về thực phẩm theo mùa có tác dụng vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhận biết thêm về nguồn gốc thực phẩm và liên kết với các kỹ năng khác như thời tiết, các mùa để lựa chọn thực phẩm. Khi giao mùa hè – thu không nên cho trẻ ăn gì để bảo vệ sức khỏe trẻ.
Dạy dỗ trẻ cho trẻ những kiến thức về các loại thực phẩm theo mùa như trái cây, rau củ được phát triển tự nhiên, đúng mùa sẽ tốt và cung cấp cho cơ thể nhiều loại dinh dưỡng khác nhau. Mỗi mùa sẽ có những loại thực phẩm tốt, hỗ trợ tăng sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ. Kèm theo đó cũng có những thực phẩm thời điểm giao mùa hè thu trẻ không nên ăn để bảo vệ sức khỏe.
Những loại thực phẩm theo mùa chính là công cụ trực quan làm nổi bật các loại thực phẩm tối ưu mỗi tháng. Do đó, thời điểm giao mùa cha mẹ cần lưu ý một số loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi thời điểm giao mùa hè thu dưới đây:
1. Thực phẩm chiên nhiều dầu
Các loại thực phẩm chiên nhiều dầu trước nay đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt thời điểm giao mùa hè thu, phụ huynh càng Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm chiên nhiều dầu.
Nguyên nhân do các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Chúng làm chậm đường tiêu hóa của trẻ. Khi thời tiết giao mùa hè thu, gió mùa xuất hiện thì ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ vô cùng quan trọng. Chỉ khi trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì trẻ mới đủ sức đề kháng và tăng hệ miễn dịch để thời điểm giao mùa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trong khi đó các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu là các loại thực phẩm được ưa chuộng do thời tiết thay đổi từ nóng bức chuyển sang mát mẻ hơn.
2. Các loại thức ăn biển và cá
Các loại cá biển không nên ăn thời điểm giao mùa hè thu – Ảnh Internet
Thực tế, cá và hải sản không chỉ gây ảnh hưởng xấu do thời tiết chuyển mùa mà còn là thời điểm mà đa số các loại cá đều đang trong mùa sinh sản. Thời điểm giao mùa gây ra các ảnh hưởng tới trẻ nhỏ như các loại cá, hương vị và chất lượng cá không được tốt như mong đợi.
Vì vậy bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tiêu thụ như gia cầm, sẽ tốt hơn vào thời gian giao mùa hè thu để bổ sung cho trẻ.
3. Không nên cho trẻ ăn quá mặn
Không nên cho trẻ ăn mặn khi giao mùa hè thu. Bởi vì thói quen ăn mặn khiến cơ thể trẻ bị tích nước và chậm chạp hơn. Bạn cần sử dụng muối cho trẻ ở mức độ nhiều độ, vừa phải.
Phụ huynh cần lưu ý không nên tiêu thụ quá nhiều muối cho trẻ. Đặc biệt khi giao mùa hè thu và thời tiết ẩm ướt, chuyển mùa.
4. Các sản phẩm từ sữa, sữa đông và xoài
Các sản phầm từ sữa thời điểm giao mùa không nên cho trẻ ăn vì có thể bị hỏng nhanh, khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường khiến giá trị dinh dưỡng của các loại sản phẩm này cũng bị ảnh hưởng và không an toàn đối với trẻ nhỏ.
Sữa đông có đặc tính làm mát, tuy nhiên với điều kiện giao mùa hè thu thì đây lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm lạnh hơn, thậm chí sữa đông cũng là nguyên nhân làm trầm trọng hơn các triệu chứng viêm xoang ở trẻ.
Không nên cho trẻ ăn sữa đông khi giao mùa hè thu – Ảnh Internet
Xoài là trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên giao mùa hè thu không phải thời điểm chính của xoài, đa số lúc này là xoài trái mùa. Ngoài ra, nếu ăn xoài vào thời điểm này là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da và tiêu hóa ở trẻ. Đặc biệt đối với các trẻ mắc vấn đề về da và bị tiêu hóa.
5. Các loại nước giải khát, nước ngọt
Các loại đồ uống giải khát có ga hay nước ngọt có thể gây nghiện, thậm chí các loại đồ uống này còn làm giảm lượng khoáng chất trong cơ thể và điều này làm giảm các hoạt động của các enzym.
Do đó thời điểm giao mùa hè thu không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt, nước uống có gas sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ vốn đã có nguy cơ lại về tiêu hóa trong thời điểm giao mùa lại càng yếu hơn và khiến trẻ dễ ốm hơn khi giao mùa.
6. Salad và trái cây sống
Rất nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng các loại trái cây và salad rau quả thì không có gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Thực tế, thời gian giao mùa, các loại trái cây, rau quả sẽ bị bám nhiều bùn đất hơn. Ngoài ra, các loại rau và quả thời gian giao mùa chỉ có một số loại quả, rau đúng mùa mà cha mẹ nên lựa chọn bổ sung cho trẻ.
Nên tránh cho trẻ ăn salad khi giao mùa để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ – Ảnh Internet
Tất nhiên, trái cây và rau củ không theo mùa không có nghĩa là bạn dừng hẳn việc ăn chúng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rửa sạch các loại rau quả trước khi cho trẻ ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra nên lựa chọn cách ăn chín như thay vì ăn salad có thể cho trẻ ăn rau luộc, rau hấp sẽ tốt cho sức khỏe bé hơn.
7. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn đường phố
Các loại thức ăn đường phố là nguyên nhân khiến mọi người đặc biệt t.rẻ e.m dễ bị ốm hơn khi thời tiết giao mùa. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do khả năng bị ô nhiễm vì nguồn nước mà các loại thức ăn đường phố đang sử dụng.
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, khiến cho trẻ dễ bị n.hiễm t.rùng, virus, vi khuẩn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ do xuất hiện trong mùa mưa.
Cần cung cấp cho trẻ nhỏ các loại thức ăn sạch, nước uống sạch sẽ giúp con bạn mạnh mẽ hơn, và trẻ sẽ có thể chống lại những vi trùng khó chịu theo cách tốt nhất có thể.