Bỏ trị lupus, nhiều thiếu nữ suy thận nặng

Thiếu nữ 16 t.uổi, 6 tháng trước bị phù toàn thân, được chẩn đoán viêm thận lupus, tự ý dùng thuốc, thực phẩm chức năng, dẫn đến suy thận nặng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết từ tháng 5, người bệnh được phát hiện bị viêm thận do lupus ban đỏ hệ thống, có hội chứng thận hư và đợt cấp suy thận mạn. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn dịch, khiến hệ thống miễn dịch bị rối loạn và sản xuất ra các tự kháng thể một cách bất thường. Các tự kháng thể này tấn công các mô và cơ quan của cơ thể, bao gồm cả thận, dẫn đến viêm thận.

Người mắc bệnh này được bác sĩ chỉ định sinh thiết thận, thay huyết tương và điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Chuyên gia cho biết, đây là bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể điều trị ổn định. Tuy nhiên, người bệnh không đồng ý điều trị mà về tự ý dùng các thuốc, thực phẩm chức năng. Các triệu chứng thuyên giảm khiến cô gái nghĩ bệnh đã ổn định.

Gần đây, người bệnh thấy phù toàn thân, mệt mỏi nhiều, chóng mặt nên đi khám lại. Xét nghiệm cho thấy suy thận nặng, đặc biệt là thiếu m.áu rất nặng kèm hội chứng thận hư. Ngay trong đêm, người bệnh được truyền thêm khối hồng cầu, albumin và đặt ống thông tĩnh mạch để lọc m.áu cấp cứu. Bác sĩ nhận định bệnh nhân t.uổi còn trẻ, bệnh lại nặng, không được điều trị đúng ngay từ đầu khiến việc khám chữa gặp nhiều khó khăn.

Một thiếu nữ khác, bị viêm thận lupus, suy thận nặng, phải lọc m.áu cấp cứu, thay huyết tương cách đây 7 năm. Sau đợt điều trị, sức khỏe ổn định, bỏ điều trị mà chuyển sang dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Một thời gian sau, cô bị phù toàn thân. Bác sĩ Thanh cho biết, khi vào viện khám, bệnh nhân suy thận nặng, phải chạy thận cấp cứu, sau đó có chỉ định phải chuyển sang chạy thận nhân tạo chu kỳ vì biến chứng suy thận giai đoạn cuối.

Viêm thận lupus là một biến chứng nghiêm trọng nhất do bệnh không thể khỏi được và thường tiến triển rất nhanh. Nhiều trường hợp trẻ t.uổi bị viêm thận lupus không được điều trị ổn định, dẫn đến các biến chứng nặng. Có cô gái trẻ được chẩn đoán viêm thận lupus kèm hội chứng kháng phospholipide, dễ bị các biến chứng huyết khối gây tắc mạch m.áu. Cô không điều trị liên tục, chứng viêm thận lupus tiến triển, gây suy thận nặng và phù to, khó thở, viêm phổi nặng kèm tắc mạch chi trên, lọc m.áu cấp cứu song tiến triển nặng dần, phải thở máy.

Bác sĩ điều trị cho một bệnh nhân suy thận tại bệnh viện. Ảnh : Trần Nhung

Viêm thận lupus (Lupus nephritis), còn gọi là viêm cầu thận lupus, thường gặp ở nữ giới trong độ t.uổi sinh đẻ. Biểu hiện lâm sàng là đau các khớp nhỏ ở hai tay, nổi ban hình cánh bướm ở mặt, rụng tóc, hoặc bị nhạy cảm với ánh nắng. Các biểu hiện của biến chứng thận như sưng phù ở mí mắt, mắt cá chân và bàn chân, nặng hơn thì phù toàn thân. Một số triệu chứng khác gồm nước tiểu có m.áu, tăng huyết áp, tăng cân do phù. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể không biểu hiện lâm sàng rõ ràng, phải làm các xét nghiệm để chẩn đoán, nên bệnh dễ bị bỏ qua.

Một phần ba số người bị lupus ban đỏ có biến chứng viêm thận . Hiện chưa rõ lý do chính xác của các rối loạn tự miễn dịch trong lupus nhưng trong số các nguyên nhân được đề cập đến, yếu tố di truyền đóng vai trò nổi bật nhất. Ngoài ra, hormone s.inh d.ục nữ (như estrogen) cũng đóng vai trò quan trọng, giải thích lý do lupus hay gặp ở nữ (tỷ lệ cao gấp 10 lần so với nam giới) trong độ t.uổi sinh đẻ.

Bác sĩ Thanh nhấn mạnh, viêm thận lupus là một biến chứng nghiêm trọng nhất do bệnh không thể khỏi được và thường tiến triển rất nhanh. Người bệnh phải điều trị bằng các thuốc nhóm corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch suốt đời, bệnh có thể ổn định và giảm các đợt tiến triển cấp tính. Phụ nữ có thể mang thai và sinh con nếu bệnh được điều trị ổn định. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi đã ổn định thường không tái khám, khiến bệnh tái phát và trở nặng.

Nhiều kỹ thuật điều trị hiện đại đã được áp dụng như thay huyết tương (Plasma exchange), lọc huyết tương (Plasmapheresis), lọc m.áu cấp cứu hỗ trợ, truyền thuốc corticoid tĩnh mạch liều cao, và các thuốc ức chế miễn dịch (đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch) khác được chỉ định tùy thuộc thể bệnh, tình trạng bệnh.

Để ngăn ngừa viêm thận lupus diễn tiến nặng, người bệnh cần được chẩn đoán, điều trị sớm, thăm khám định kỳ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Hơn một tỷ người trên thế giới bị tăng huyết áp

Hơn 1,2 tỷ người trên toàn cầu mắc bệnh tăng huyết áp, tăng gấp đôi so với năm 1990, theo một nghiên cứu lớn ở 184 quốc gia.

Kết quả được công bố trên tạp chí Lancet hôm 24/8, dựa trên dữ liệu từ 1.201 nghiên cứu liên quan đến 104 triệu người ở 184 quốc gia. Các nhà nghiên cứu ước tính có 652 triệu nam giới và 626 triệu phụ nữ bị tăng huyết áp, tính đến năm 2019. Gần một nửa trong số họ không biết về tình trạng của mình, hơn một nửa không được điều trị.

Phác đồ điều trị và kiểm soát bệnh tăng huyết áp đã được cải thiện ở nhiều quốc gia, khoảng 45% người trưởng thành ở Mỹ bị tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc để điều trị bệnh. Chỉ 1/4 người kiểm soát được bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.

Tăng huyết áp được coi là kẻ g.iết n.gười thầm lặng. Bệnh hiếm khi có triệu chứng nhưng có thể gây hại nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp bao gồm đau tim, đột quỵ, suy tim và suy thận.

Huyết áp là áp lực của m.áu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số: huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên khi tim co bóp; huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới khi tim thư giãn. Chỉ số huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu: 120-129 mmH và/hoặc huyết áp tâm trương: 80-84 mmHg. Khi huyết áp tâm thu 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 mmHg thì bạn bị tăng huyết áp.

Điều trị huyết áp cao thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và giảm cân. Nếu điều này không đủ để cải thiện tình trạng, bệnh nhân có thể được kê thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *