Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho một người đàn ông sốc phản vệ nặng do bị loài bọ xít hút m.áu đốt.
Hình ảnh con bọ xít đốt ông Đ. được người nhà chụp lại mang đến bệnh viện – Ảnh: BVCC
Ngày 9-10, bà Trương Thị Thu Hằng – tổng giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai – xác nhận vừa cấp cứu cho một trường hợp sốc phản vệ nặng do bị bọ xít hút m.áu đốt.
Trước đó, ngày 25-9, bệnh viện tiếp nhận ông V.V.Đ. (57 t.uổi, ngụ phường Tân Mai, TP Biên Hòa) nhập viện trong tình trạng ngứa da vùng cổ gáy đầu mặt, khó thở, lơ mơ, giảm phản xạ trên cơ, mạch yếu…
Các bác sĩ đã tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ độ nặng. Kíp trực đã cho bệnh nhân điều trị theo phác đồ chống sốc, cho thở oxy… Đến nay, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định và xuất viện.
Theo người nhà bệnh nhân, trong lúc đang nằm ngủ trên võng, ông Đ. cảm thấy nhói sau gáy giống như bị côn trùng đốt. Một lúc sau thì ông Đ. có các triệu chứng khó thở nên được người nhà đưa vào viện cấp cứu.
Bác sĩ Trần Văn Hiền – phó khoa khám bệnh cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai – cho biết: “Dựa theo hình ảnh con côn trùng mà người nhà chụp lại và phản ứng của bệnh nhân, chúng tôi có thể khẳng định đây là loài bọ xít hút m.áu”.
Theo bác sĩ Hiền, thời điểm ông Đ. nhập viện đã bị sốc phản vệ cuối độ 3, nếu qua độ 4 sẽ nguy hiểm đến tính mạng. May mắn là bệnh nhân được đưa vào viện điều trị kịp thời.
Bác sĩ Hiền khuyến cáo người dân khi có biểu hiện bất thường sau khi bị côn trùng đốt phải nhanh chóng đến bệnh viện để được khám, điều trị phù hợp, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Triatoma rubrofasciata (còn gọi là bọ xít hút m.áu người) là một loài bọ xít thuộc chi Triatoma trong họ bọ xít bắt mồi (Reduviidae), có ở Việt Nam. Mỗi con có chiều dài khoảng 1-3,5cm tùy thuộc vào con còn non hay trưởng thành.
Theo tuoitre
Vi phẫu nối dây thần kinh cứu cánh tay chàng trai
Bệnh nhân 20 t.uổi được bác sĩ ở Đồng Nai vi phẫu nối thần kinh quay và thần kinh bì cánh tay.
Bệnh nhân nhập viện với vai trái bị dao đ.âm x.uyên thấu, chảy nhiều m.áu, cánh tay trái tê buốt, khuỷu tay và cổ tay trái không cử động được. Bác sĩ Phạm Đình Vinh, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, cho biết dây thần kinh quay và thần kinh cơ bì cánh tay trái bệnh nhân bị đứt hoàn toàn.
Nghi ngờ vết thương làm tổn thương thần kinh, bác sĩ tiến hành các xét nghiệm thăm dò. Kết quả điện cơ thấy bệnh nhân bị tổn thương sợi trục dây thần kinh quay và thần kinh bì cánh tay, phải phẫu thuật.
Trong 3 giờ liền, các bác sĩ vi phẫu khâu nối thành công 2 dây thần kinh của bệnh nhân. Ca mổ sử dụng kính hiển vi để xử lí phẫu tích, khâu nối những mạch m.áu, thần kinh có kích thước rất nhỏ.
Bệnh nhân bị tổn thương sợi trục dây thần kinh quay và thần kinh bì cánh tay.
Gần đây vi phẫu thuật được ứng dụng nhiều trong y học, đặc biệt là phẫu thuật nối ghép mạch m.áu, thần kinh ứng dụng trong trồng lại bộ phận cơ thể đứt rời, tạo hình che phủ bằng các vạt tự do, ghép tạng…
Kỹ thuật này giúp ích rất nhiều cho những bệnh nhân bị tổn thương, phục hồi được cảm giác, chức năng vận động, hòa nhập với cuộc sống đời thường.
Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định, huyết áp bình thường. Bệnh nhân vừa được xuất viện, phải mang đai vai để ổn định vết thương.
Lê Phương
Theo VNE