Bộ Y tế khẳng định không bỏ thanh toán Bảo hiểm y tế với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Bộ Y tế cho biết, giai đoạn vừa qua, nhu cầu về trang thiết bị của các cơ sở y tế, đặc biệt là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là rất lớn, trong khi nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vốn viện trợ, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các đơn vị… còn hạn chế và không đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai nhiều giải pháp để có trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao và bảo đảm người dân được thụ hưởng dịch vụ chất lượng, trong đó có hình thức đơn vị trúng thầu vật tư, hóa chất mang máy đến đặt hoặc cho mượn máy.
Bộ Y tế khẳng định việc thanh toán BHYT đối với máy đặt, máy mượn đang được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 6807/BYT-BH ngày 9/11/2018 của Bộ Y tế và không liên quan đến việc bãi bỏ công văn số 2009/BYT-KHTC. (Ảnh minh họa)
Để bảo đảm thanh toán Bảo hiểm y tế (BHYT) với hình thức này đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Y tế đã có công văn số 2009/BYT-KHTC ngày 12/4/2018 gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên máy mượn, máy đặt.
Ngày 2/10/2018, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống nhất việc thanh toán tại Thông báo số 1039/TB-BYT-BHXH. Trong đó nêu rõ: “Thống nhất tiếp tục thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT của các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng các máy do đơn vị trúng thầu vật tư, hóa chất cho mượn hoặc đặt theo kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu và hợp đồng đã ký.
Sau khi hết hợp đồng nếu tiếp tục thực hiện thì phải thực hiện theo quy định của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Các cơ sở khám, chữa bệnh phải tuân thủ quy trình chuyên môn trong chỉ định sử dụng các dịch vụ”.
Bộ Y tế đã có công văn 6807/BYT-BH ngày 9/11/2018 sao gửi Thông báo số 1039/TB-BYT-BHXHVN nêu trên đến các đơn vị và địa phương. Đến nay chưa có văn bản nào bãi bỏ Thông báo số 1039/TB-BYT-BHXHVN.
Như vậy, việc thanh toán BHYT đối với máy đặt, máy mượn đang được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 6807/BYT-BH ngày 09/11/2018 của Bộ Y tế và không liên quan đến việc bãi bỏ công văn số 2009/BYT-KHTC.
Bộ Y tế đang làm việc với BHXH Việt Nam để thống nhất hướng dẫn các nội dung cụ thể cho các đơn vị thực hiện. Trường hợp vượt thẩm quyền hai bên sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, giải quyết theo quy định.
Chuyên gia bật mí về sức khỏe sau t.uổi 50 để giúp bạn sống thọ
Sau 50 t.uổi, bạn có thể cải thiện sức khỏe của mình (và kéo dài t.uổi thọ) mà không cần chi tiêu vượt quá bảo hiểm y tế và nha khoa thông thường, theo Eat This, Not That!
Trong mọi trường hợp, bạn nên giữ các cuộc hẹn khám nha khoa thường xuyên và ưu tiên sức khỏe răng miệng của mình.. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
1. Mất răng có thể ảnh hưởng đến não của bạn
Một nghiên cứu được công bố trên JAMDA: The Journal of Post-Acute and Long-Term Care Medicine vào mùa hè này cho thấy rằng một người càng mất nhiều răng thì càng có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc suy giảm nhận thức.
Các nhà nghiên cứu xác định rằng với mỗi chiếc răng bị mất, một người có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 1,1% và nguy cơ bị suy giảm nhận thức cao hơn 1,4%.
Các nhà khoa học cho biết họ không biết mối quan hệ nhân quả giữa răng bị mất và các vấn đề về não: Nó có thể liên quan đến dinh dưỡng, tiếp xúc với vi khuẩn miệng hoặc tình trạng kinh tế xã hội.
Trong mọi trường hợp, bạn nên giữ các cuộc hẹn khám nha khoa thường xuyên và ưu tiên sức khỏe răng miệng của mình.
2. Chất lượng giấc ngủ đặc biệt quan trọng
Nhiều người cho rằng “cần ngủ ít hơn” khi người ta già đi. Nghiên cứu gần đây cho biết điều đó không đúng và ngủ ít hơn ở độ t.uổi trung niên trở lên có thể có hại.
Một nghiên cứu được công bố vào mùa xuân 2020 trên tạp chí Nature Communications cho thấy những người trên 50 t.uổi ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 30% trong những năm cuối đời – một nguy cơ không phụ thuộc vào các yếu tố như xã hội học, hành vi, chuyển hóa tim và sức khỏe tâm thần.
Các nhà khoa học viết: “Những phát hiện này cho thấy thời gian ngủ ngắn ở t.uổi trung niên có liên quan đến việc tăng nguy cơ mất trí nhớ giai đoạn cuối”.
Bạn nên ngủ bao nhiêu? Các chuyên gia, bao gồm Hiệp hội Tim mạch Mỹ và Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ), đưa ra lời khuyên là : từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm.
3. Bỏ qua hai lần kiểm tra này có thể gây hại cho não
Kiểm tra mắt . Ảnh SHUTTERTOCK
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người lớn t.uổi bắt đầu mất cả hai thị lực và thính lực có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao gấp đôi so với những người chỉ bị mất một hoặc không bị suy giảm cả thị lực và thính lực.
Mất thính lực có thể là một dấu hiệu ban đầu của một số vấn đề sức khỏe, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ. Kiểm tra thị lực và thính lực thường xuyên – đang tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ – là chìa khóa.
Để ngăn ngừa các vấn đề trên, bạn nên hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với tiếng ồn, bảo vệ tai của bạn bằng nút tai khi có tiếng ồn lớn và bảo vệ mắt của bạn bằng kính râm ngăn tia UV.
4. Hạn chế uống rượu
Các chuyên gia cho biết việc uống quá nhiều rượu sẽ khiến bạn già đi, từ trong ra ngoài: Rượu làm mất nước trên da và gây viêm, có thể biểu hiện trên mặt bạn như đỏ bừng, sưng tấy và vỡ mao mạch.
Và lạm dụng rượu thường xuyên có thể dẫn đến bệnh tim và hơn bảy loại ung thư.
Để giảm những rủi ro đó, các chuyên gia khuyến cáo không nên uống nhiều hơn hai ly nhỏ mỗi ngày đối với nam giới và một ly nhỏ đối với phụ nữ.
5. Tập thể dục thường xuyên
Ngược lại, để giữ cho mình trẻ trung từ trong ra ngoài, hãy tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.
Học viện Da liễu Mỹ cho biết: “Các phát hiện từ một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục vừa phải có thể cải thiện tuần hoàn và tăng cường hệ miễn dịch. Điều này có thể mang lại cho làn da sự tươi trẻ hơn”.
Ngoài ra, các chuyên gia nhất trí khi nói rằng tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các chứng rối loạn chính liên quan đến lão hóa, bao gồm bệnh tim, ung thư, sa sút trí tuệ…, theo Eat This, Not That!
Cố gắng dành ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải (chẳng hạn như đi bộ nhanh, khiêu vũ hoặc làm vườn) mỗi tuần.