Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho t.rẻ e.m trước 15/10

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trước 15/10, Bộ sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi.

Thông tin được Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành chiều 11/10 nhằm đ.ánh giá công tác tiêm vaccine COVID-19.

Tài liệu tập huấn cho t.rẻ e.m đang được Chương trình tiêm chủng quốc gia xây dựng. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế cũng đang thảo luận về hình thức triển khai tiêm chủng (ở trường học hay địa phương lưu trú).

Theo ông Tuyên, từ nay tới cuối năm 2021, dự kiến khoảng hơn 105 triệu liều vaccine COVID-19 về Việt Nam. Trong đó, 40 triệu liều sẽ về cuối tháng 10, còn 65 triệu liều sẽ về trong hai tháng 11 và 12.

Đến nay cả nước tiêm được 55 triệu liều, gần 39 triệu người từ 18 t.uổi trở lên tiêm mũi 1 (chiếm 54,3% dân số từ 18 t.uổi trở lên), 16 triệu người tiêm mũi 2 (chiếm 22,1%).

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải tăng tốc độ tiêm. Ngoài các tỉnh, thành phố có tốc độ tiêm vaccine tốt vẫn còn một số tỉnh tỷ lệ tiêm vaccine cho người dân thấp so với lượng vaccine được phân bổ như: Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Trị…

Bên cạnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm, tăng diện bao phủ tiêm mũi 1, an toàn trong tiêm chủng, ông Tuyên cũng đặc biệt lưu ý với vấn đề thúc đẩy tiến trình giao – nhận, vận chuyển vaccine kịp thời về địa phương, đơn vị.

Theo đó, khi vaccine về, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương phân bổ về các kho của các quân khu, các địa phương phải lên các kho quân khu này tiếp nhận vaccine ngay khi có thông báo. Nếu năng lực bảo quản, công suất dây chuyền lạnh chưa đáp ứng được, các địa phương phải xây dựng lộ trình cụ thể tiếp nhận vaccine và có bản cam kết thực hiện lộ trình đó với Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur các khu vực.

Phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 giữa nam và nữ khác nhau thế nào?

Sau tiêm vaccine COVID-19, tùy thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người mà cơ thể sẽ có phản ứng khác nhau.

Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine là điều thường xảy ra, ít gây nguy hiểm cho sức khỏe, hiếm khi để lại ảnh hưởng lâu dài cho cơ thể.

Vaccine COVID-19 cũng vậy. Sau khi chủng ngừa, một người có thể bị mệt mỏi, sốt nhẹ trong khi những người khác không có bất kỳ triệu chứng gì. Tùy thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người và cách cơ thể phản ứng với các mầm bệnh lạ, bạn có khả năng biểu hiện các phản ứng từ nhẹ đến nặng.

Phản ứng phụ phổ biến

Tiêm vaccine có thể gây ra các phản ứng phụ tương tự các triệu chứng khi mắc COVID-19. Lý do là vaccine bắt chước virus kích hoạt phản ứng miễn dịch giống phản ứng miễn dịch của cơ thể khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Sốt, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức cơ thể là các biểu hiện được ghi nhận ở những người đã chủng ngừa. Ngoài ra, nhiều người cũng bị ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy tại vết tiêm, tình trạng này sẽ hết sau một hoặc hai ngày.

Phụ nữ dễ bị phản ứng phụ hơn nam giới?

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Hầu hết các phản ứng với vaccine COVID-19 không nghiêm trọng nhưng phụ nữ chịu tác dụng phụ của vaccine nhiều hơn nam giới.

Theo một nghiên cứu, 79% các phản ứng phụ liên quan tới phụ nữ mặc dù số vaccine tiêm cho phụ nữ chiếm 60% tổng số liều.

Lý do của sự khác biệt

Khi một người được tiêm vaccine, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt, tạo ra các kháng thể chống lại mầm bệnh có hại. Điều này gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể, dẫn đến những tác dụng phụ khác nhau.

Các báo cáo cho thấy phụ nữ dễ bị các phản ứng phụ của vaccine hơn có thể do họ có hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn nam giới. Nghiên cứu cũng tuyên bố phụ nữ tạo ra nhiều kháng thể mạnh hơn so với nam giới.

Ngoài ra, một số người tin rằng phụ nữ hay chia sẻ mọi chuyện, trong đó có tác dụng phụ, dẫn đến thống kê phụ nữ gặp nhiều tác dụng phụ hơn từ vaccine.

Vai trò của hormone

Theo các chuyên gia, nội tiết tố nữ estrogen thường thúc đẩy và ảnh hưởng đến phản ứng của hệ miễn dịch. Ngược lại, nội tiết tố nam testosterone hoạt động như một chất ức chế miễn dịch. Đó có khả năng là lý do hàng đầu khiến phụ nữ gặp nhiều tác dụng phụ từ vaccine COVID-19 hơn nam giới.

Điều này cũng có thể chứng minh tại sao phụ nữ là đối tượng nguy cơ của các bệnh tự miễn dịch như lupus và đa xơ cứng.

Kiểm soát tác dụng phụ

Mặc dù các tác dụng phụ của vaccine COVID-19 biến mất sau 1 hoặc 2 ngày, nhưng nếu cảm thấy quá mệt mỏi, bạn có thể dùng thuốc giảm đau sau khi tham khảo người có kiến thức chuyên môn.

Ban cũng nên uống nhiều nước và tránh mọi hoạt động gắng sức. Nghỉ ngơi đầy đủ và để cho thân thể và tâm trí của bạn thư giãn.

Sau khi tiêm phòng, tình trạng đau nhức cánh tay vẫn còn trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề đáng quan tâm. Để giảm bớt cơn đau, các chuyên gia khuyên người mới tiêm nên cử động cánh tay nhẹ nhàng. Điều này kích thích lưu lượng m.áu đến khu vực này giúp giảm đau nhức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *