Bốn thói quen ăn uống khiến bạn mệt mỏi cả ngày

Bỏ bữa chắc chắn khiến bạn không đủ sức làm việc nhưng nếu ăn tùy tiện, bạn cũng uể oải, mệt lả.

Bạn không thể tỉnh dậy vào buổi sáng và luôn cảm thấy thẫn thờ trong cả ngày. Tới buổi tối, bạn chỉ muốn lên giường ngủ luôn dù chưa ăn. Có phải bạn đã già hay do ảnh hưởng của thời tiết nóng lạnh bất thường?

Trên thực tế, phần lớn những người trải qua tình trạng này không liên quan tới vấn đề t.uổi tác hoặc mệt mỏi do chuyển mùa. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, khả năng cao nhất là do bạn đang ăn sai cách.

Dưới đây là 4 thói quen ăn uống chưa đúng mà nhịp sống hiện đại khiến bạn dễ mắc phải:

Bữa ăn sáng không đủ chất lượng

Ảnh minh họa: Zojirushi

Qua một đêm, toàn bộ năng lượng của bạn đã tiêu hao hết. Bởi vậy, cơ thể bạn cần nạp một nguồn thực phẩm mới để lấy lại sức lực. Do đó, bữa ăn sáng trở nên rất quan trọng.

Không ăn sáng sẽ khiến bạn kiệt sức nhưng một bữa sáng sơ sài cũng không đem lại nhiều lợi ích. Bạn đừng chỉ trông chờ vào một mẩu bánh mì và cốc trà sữa.

Một bữa sáng chất lượng cần có đủ ngũ cốc nguyên cám (bánh mì, gạo lứt) thêm các loại cá, đậu, trứng, rau, hoa quả, sữa, chất béo có lợi. Dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái cả ngày.

Uống trà và cà phê sai thời điểm

Ảnh minh họa: Mz store

Nhiều người thường có thói quen thức dậy sớm với một tách cà phê để đầu óc minh mẫn. Nhưng bạn có biết việc uống cà phê khi ăn sáng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới việc hấp thụ sắt?

Sắt là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta cảm thấy mạnh khỏe, tràn đầy sinh lực. Bởi vậy, đừng để cà phê vô tình ảnh hưởng tới tinh thần của bạn.

Tương tự như vậy, uống trà đặc kéo dài sẽ làm giảm việc hấp thụ đồng.

Ăn quá nhiều

Ảnh: Medium

Nếu bạn nạp quá nhiều carb (mì, bánh mì…) vào bữa trưa, não của bạn sẽ có cảm giác bạn muốn nghỉ ngơi. Bởi vậy, nếu muốn làm việc hiệu quả sau bữa trưa, bạn cần lưu ý ăn no tới ngưỡng 80%, thêm thịt, cá, trứng, rau.

Không uống đủ nước

Ảnh minh họa: 1mg

Nước chiếm khoảng 60% khối lượng cơ thể và lượng nước hấp thụ vào có thể giúp bài tiết những chất độc hại. Nhờ đó, cơ thể bạn sẽ giảm bớt gánh nặng, bớt cảm giác mệt mỏi.

Do đó, việc uống nước thường xuyên rất quan trọng. Tuy nhiên, do nhịp sống gấp gáp, nhiều người dễ dàng quên việc bổ sung nước cho bản thân.

Thêm vào đó, một số người uống nước có chứa đường vì sở thích và giải khát. Điều đó lại khiến cơ thể xuống sức hơn.

Về cơ bản, những người có sức khỏe bình thường cần từ 1,5 tới 2 lít nước để thúc đẩy việc trao đổi chất. Uống nước vào sáng sớm giúp thanh lọc cơ thể.

Ngoài ra, bạn không nên uống nhiều nước một lúc, hãy uống từ từ, từng ngụm nhỏ. Nhờ đó, cơ thể có thể thay thế nước theo từng giai đoạn, giúp chức năng trao đổi chất hiệu quả nhất.

Chuyên gia chỉ 3 cách hiệu quả để kiểm soát đường huyết

Nhiều người đang phải vật lộn với tình trạng đường huyết giảm hoặc tăng đột biến.

Tập thể dục thường xuyên có thể là cách hữu ích để duy trì lượng đường trong m.áu ổn định – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Mức đường huyết cao hoặc thấp mạn tính thực sự có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Có thể gặp các tác dụng phụ tiêu cực như mệt mỏi, thèm ăn, tăng cân, thay đổi tâm trạng, đau đầu…

Sau đây là lời khuyên của chuyên gia về 3 mẹo để duy trì lượng đường trong m.áu ổn định và tăng cường sức khỏe tổng thể cho bạn, theo Mbg.

1. Tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là một trong những bước đầu tiên để giữ mức đường huyết ổn định.

Nghĩa là, ngay cả khi ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng, vẫn cần phải lưu ý đến chỉ số đường huyết của loại thực phẩm đó.

Chỉ số đường huyết của một loại thực phẩm là mức độ làm tăng lượng đường trong m.áu của người ăn sau khi ăn thực phẩm này vào.

Tiến sĩ Leah Johansen, bác sĩ gia đình chuyên về y học chức năng người Canada, cho biết chìa khóa để kiểm soát lượng đường trong m.áu là ưu tiên ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, theo Mbg.

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm carbs tinh chế, khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng và cả dưa hấu, xoài.

Trong khi các loại thực phẩm như rau xanh, lúa mạch, táo, lê, mận, cherry, đậu nành, đậu phộng và sữa không đường ít béo có chỉ số đường huyết thấp.

Mức đường huyết cao hoặc thấp mạn tính thực sự có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

2. Kết hợp nhiều rau xanh

Ngoài các loại trái cây và rau có đường huyết thấp, là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, cần phải bổ sung nhiều chất xơ và nhiều loại chất dinh dưỡng đa lượng.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Frances Largeman-Roth, cho biết bổ sung đủ chất xơ mỗi ngày là điều cần thiết để duy trì lượng đường trong m.áu ổn định, theo Mbg.

Thực phẩm nhiều chất xơ gồm cần tây, bơ, lê, quả mọng, cà rốt, táo…

Người lớn nên cung cấp 25 – 35 gram chất xơ mỗi ngày, nhưng hầu hết chúng ta đều ăn không đủ.

3. Hãy thử tập luyện lúc bụng đói vào buổi sáng

Tập thể dục thường xuyên có thể là cách hữu ích để duy trì lượng đường trong m.áu ổn định.

Cơ bắp cần đường để cung cấp nhiên liệu, vì vậy khi tập thể dục hoặc tập luyện sức mạnh, lượng đường trong m.áu sẽ di chuyển từ m.áu đến cơ bắp.

Bác sĩ người Mỹ, tiến sĩ Amy Shah khuyên nên tập thể dục vào sáng sớm, trước khi ăn sáng.

Tiến sĩ Amy Shah nói, cơ thể sử dụng hết lượng đường trong m.áu qua đêm. Một khi đã hết, nó sử dụng đường dự trữ glycogen trong gan.

Tiến sĩ Shah cho biết, khi nhịn ăn qua đêm và tập luyện lúc bụng đói, bạn sử dụng hết lượng đường trong hệ thống, nên khi bắt đầu ăn lại, cơ thể sẽ nhạy với insulin, theo Mbg.

Những lời khuyên từ các chuyên gia này không chỉ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong m.áu, mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Duy trì lượng đường trong m.áu bình thường là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Điều này có thể được thực hiện với sự kết hợp của chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, thói quen ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng hợp lý, tiêu thụ thường xuyên thảo mộc và gia vị chống tiểu đường như quế, gừng, tỏi, nghệ và hạt thì là, theo Mbg.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *