Bênh nhân 66 tuôi nhâp viên trong tinh trang phôi sưng phông, đau tưc ngưc. Nêu không phâu thuât kip thơi co thê gây tư vong.
BMJ ghi nhận trường hợp bệnh nhân 66 t.uổi đến từ Nhật Bản xuất hiện khối bóng khí sưng phồng bên trong phổi. Bệnh nhân đã phải chịu đau đớn dài ngày ở lưng trước khi được đưa đến viện.
Căn bệnh mà người đàn ông này mắc phải là ung thư biểu mô – một dạng ung thư hiếm gặp. Biểu mô là màng bảo vệ xung quanh các cơ quan nội tạng của cơ thể. Khối u ác tính hình thành trong các tuyến tiết chất nhầy của phổi, khiến cơ quan này sưng to, bên trong là bóng khí sủi bọt. Bóng khí được xác định chứa không khí và chất lỏng, đường kính khoảng 8 cm.
Bong bóng khí khiến bệnh nhân đau, tức ngực, khó thở. Ảnh: BMJ Case Reports.
Ngay khi bệnh nhân nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành hút dịch và không khí ra khỏi màng phổi. Nếu không điều trị kịp thời, bong bóng sẽ chặn đứng đường lưu thông m.áu trong da gây hoại tử.
Các bác sĩ cho biết bệnh nhân nhập viện và được điều trị trong 4 tháng qua. Thậm chí, khi mới nhận trường hợp này, họ còn nghe thấy tiếng sủi bọt, dịch lưu thông trong bong bóng khí.
Adenocarcinoma hay ung thư biểu mô thường xảy ra ở mô đại tràng, vú, thực quản, phổi, tuyến tụy hoặc tuyến t.iền liệt. Căn bệnh rất khó phát hiện, thường có các triệu chứng như đau, tiêu chảy, xuất huyết hoặc mệt mỏi kéo dài.
Theo Zing
Khi nào nên tầm soát ung thư?
Tầm soát ung thư là một trong ba bước của dự phòng ung thư, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị hợp lý, kéo dài sự sống.
Bác sĩ Nguyễn Duy Khoa, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết tầm soát ung thư là một trong ba bước của dự phòng ung thư, trong đó: Dự phòng bước một là phòng ngừa ban đầu nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư để hạn chế xảy ra sự khởi phát bệnh ung thư. Dự phòng bước hai là tầm soát và phát hiện sớm ung thư khi chưa có biểu hiện của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng t.iền ung thư. Dự phòng bước ba là tìm biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích tốt nhất đó là kéo dài số năm sống thêm của bệnh nhân.
Tại Việt Nam hầu hết mọi người chỉ quan tâm tới dự phòng bước ba, tức là khi có bệnh mới chữa, khiến điều trị bị hạn chế. Dự phòng bước một và hai mới là hai bước quan trọng trong dự phòng ung thư giúp phát hiện sớm và cơ hội chữa khỏi hoàn toàn, kéo dài sự sống.
Tuy nhiên, mỗi loại ung thư có phương pháp sàng lọc hoặc chỉ định riêng. Do đó, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa ung bướu để thăm khám và tầm soát đúng, tránh tốn kém lại không phát hiện được bệnh.
Phụ nữ từ 40 – 54 t.uổi nên sàng lọc tuyến vú hàng năm bằng chụp X- quang. Ảnh: Health
Những lưu ý khi tầm soát một số bệnh ung thư phổ biến:
Phụ nữ từ 40 đến 54 t.uổi nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp X-quang tuyến vú. Từ 55 t.uổi nên chụp X-quang tuyến vú hai năm một lần hoặc tiếp tục duy trì một năm một lần. Sàng lọc nên được kéo dài khi phụ nữ còn đủ sức khỏe và dự kiến sẽ sống thêm 10 năm nữa hoặc lâu hơn.
Với phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú nên được tầm soát thêm bằng chụp MRI tuyến vú hàng năm bắt đầu từ t.uổi 30 như có đột biến BRCA; bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con của người mang đột biến BRCA, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú 20% đến 25% (xác định bằng BRCAPRO), có t.iền sử xạ trị vào vùng ngực từ 10 đến 30 t.uổi, hội chứng LiFraumeni, hội chứng Cowden- Bannayan Riley-Ruvalcaba.
Đối với ung thư đại tràng, trực tràng và polyp: người lớn từ 45 t.uổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư đại tràng nên được sàng lọc bằng xét nghiệm phân. Nếu xét nghiệm phân dương tính thì cần được nội soi đại tràng. Người trưởng thành có sức khỏe tốt và tiên lượng sống thêm trên 10 năm nên sàng lọc tới 75 t.uổi.
Từ 76 đến 85 t.uổi, bác sĩ cân nhắc sàng lọc dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyện vọng của bệnh nhân. Trên 85 t.uổi không khuyến cáo sàng lọc ung thư đại trực tràng. Các xét nghiệm dùng để sàng lọc gồm có xét nghiệm hóa miễn dịch phân hàng năm (FIT) hoặc xét nghiệm tìm m.áu trong phân hàng năm (FOBT).
Với những người có nguy cơ cao nên được kiểm tra thường xuyên hơn bằng nội soi đại tràng và bắt đầu kiểm tra ở độ t.uổi sớm hơn như bị đa polyp đại trực tràng, bố mẹ hoặc anh chị em bị ung thư đại trực tràng. Nghi ngờ hoặc đã chẩn đoán một số hội chứng liên quan đến gia đình, đặc biệt hội chứng lynch hoặc hội chứng đa polyp có tính chất gia đình, mắc viêm đại tràng trong thời gian dài. T.iền sử xạ trị vào vùng bụng hoặc khung chậu do ung thư khác trước đó.
Đối với ung thư cổ tử cung, bạn nên xét nghiệm từ năm 21 t.uổi. Từ 21 đến 29 t.uổi nên xét nghiệm Pap ba năm một lần năm. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV ở nhóm t.uổi này trừ khi cần thiết sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
Phụ nữ trong độ t.uổi từ 30 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap với xét nghiệm HPV 5 năm một lần. Phụ nữ trên 65 t.uổi đã được xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường xuyên trong 10 năm qua với kết quả bình thường thì có thể ngừng sàng lọc. Tất cả phụ nữ đã được tiêm vắc-xin ngừa HPV vẫn nên tuân theo các khuyến nghị sàng lọc cho các nhóm t.uổi.
Sàng lọc ung thư phổi hàng năm bằng chụp CT liều thấp (LDCT) cho một số người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi như trong độ t.uổi từ 55 đến 74 và có sức khỏe bình thường, đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc trong 15 năm. Có t.iền sử hút thuốc từ 30 bao – năm trở lên (số bao – năm = số bao hút trong một ngày x số năm hút thuốc).
Ung thư tuyến t.iền liệt nên bắt đầu ở t.uổi 50. Đàn ông có cha hoặc anh trai bị ung thư tuyến t.iền liệt trước 65 t.uổi, thì nên được tầm soát ung thư tuyến t.iền liệt từ 45 t.uổi. Với đàn ông nguy cơ cao hơn khi nhiều thành viên trong gia đình chẩn đoán ung thư tuyến t.iền liệt trước t.uổi 65 thì nên được tầm soát ung thư tuyến t.iền liệt bắt đầu từ t.uổi 40.
Thùy An
Theo VNE