Bong gân ngón tay, trật khớp ngón tay là một trong những chấn thương tay thường gặp. Bong gân ngón tay đủ nặng có thể khiến khớp bị tổn thương và gọi là trật khớp ngón tay.
Ảnh minh họa: ST
Bong gân là tình trạng dây chằng (cấu trúc nối giữa 2 hoặc nhiều xương quanh 1 khớp) bị căng quá mức hoặc bị rách gây đau, giảm hoặc mất vận động khớp. Ngoài vị trí bong gân phổ biến là khớp cổ chân thì bong gân ngón tay cũng dễ xảy ra. Cả bong gân ngón tay và trật khớp ngón tay đều có thể gây đau và sưng tấy.
1. Các triệu chứng của bong gân ngón tay
Bong gân ngón tay được phân loại theo mức độ từ nhẹ tới nặng:
– Bong gân cấp độ 1
Bong gân cấp độ một được coi là nhẹ khi dây chằng bị kéo căng nhưng không bị rách. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Đau khi di chuyển ngón tay
Bầm tím và/hoặc sưng ở ngón tay hoặc khớp ngón tay
Khớp ngón tay bị đau hoặc cứng.
Bong gân ngón tay được phân loại theo mức độ từ nhẹ tới nặng (Ảnh: ST)
– Bong gân cấp độ 2
Bong gân cấp độ hai dẫn đến tổn thương dây chằng nhiều hơn, chẳng hạn như rách một phần cũng có thể ảnh hưởng đến khớp ngón tay. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Đau ngón tay, khớp ngón tay kéo dài
Sưng tấy ngón tay
Yếu cơ ngón tay
Khớp gần khu vực bị tổn thương giảm phạm vi hoạt động.
– Bong gân cấp độ 3
Bong gân ngón tay cấp độ 3 là tình trạng bong gân nghiêm trọng dẫn tới rách dây chằng, cơ hoặc gân nghiêm trọng hoàn toàn với các triệu chứng có thể bao gồm:
Đau và sưng tấy ngón tay nghiêm trọng
Phạm vi chuyển động hạn chế
Ngón tay có hình dạng bất thường có thể kèm theo đổi màu ngón tay
Có thể có âm thanh “rắc” khi chấn thương xảy ra.
Phân biệt bong gân ngón tay và căng cơ
Các triệu chứng của ngón tay bị bong gân và căng cơ ngón tay thường dễ bị nhầm lẫn do bản chất tổn thương là giống nhau với các biểu hiện là sưng, đau vùng cơ và khớp bị tổn thương cũng như phạm vi chuyển động ngón tay bị giảm.
Triệu chứng chính giúp phân biệt bong gân ngón tay và tình trạng căng cơ chính là dấu hiệu bầm tím xung quanh khớp xảy ra nếu bạn bị bong gân còn căng cơ khiến khớp có cảm giác bị co thắt.
Phân biệt bong gân ngón tay và căng cơ (Ảnh: ST)
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bong gân ngón tay, bất cứ khi nào ngón tay của bạn thực hiện các hoạt động cần uốn cong ngón, chẳng hạn như chơi thể thao. Bong gân có thể xảy ra ở bất kì khớp của đốt ngón tay nào trên bàn tay của bạn. Tuy nhiên, theo Very Well Health, khớp giữa của ngón tay (hay còn gọi là khớp ngón gần PIP) là khớp dễ bị bong gân nhất.
2. Cách chữa bong gân ngón tay nhanh nhất
Nếu bị bong gân ngón tay, một số trường hợp có thể cần chụp X-quang để kiểm tra xem có xương tay nào bị gãy hay không. Nếu xương ngón tay bị gãy, bạn cần điều trị bằng cách cố định chỗ gãy, phẫu thuật sắp xếp lại xương gãy,… tùy theo loại gãy ngón tay và mức độ nghiêm trọng.
Có nhiều cách để xử lý ngón tay bị bong gân, chẳng hạn như phương pháp RICE. Phương pháp RICE là viết tắt của từ Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm lạnh), Compression (Nén, ép), và Elevation (nâng cao). Đây là một phương pháp phổ biến để điều trị chấn thương như bong gân ngón tay. Cụ thể:
Rest (Nghỉ ngơi): Hạn chế hoặc ngưng các hoạt động có thể làm tăng đau hoặc tổn thương thêm ngón tay bị bong gân.
Ice (Chườm lạnh): Dùng bọc đá lạnh chườm lên ngón tay bị bong gân để giảm sưng và đau. Nên chườm trong 10 – 20 phút mỗi lần và lặp lại nhiều lần trong 2 – 3 ngày đầu tiên.
Compression (Nén): Quấn nhẹ ngón tay bị bong gân bằng băng nén chuyên dụng để giảm sưng, nhưng không được quá chặt làm cản trở tuần hoàn m.áu. Nếu có cảm giác tê, ngứa ran hoặc ngón tay đau nhiều hơn thì bạn cần nới nỏng băng.
Elevation (Nâng cao): Giữ ngón tay ở vị trí cao hơn mức tim bất cứ khi nào ngồi hoặc nằm.
Nếu bị bong gân ngón tay, một số trường hợp có thể cần chụp X-quang để kiểm tra xem có xương tay nào bị gãy hay không (Ảnh: ST)
Ngoài phương pháp RICE thì người bị bong gân ngón tay cũng có thể được điều trị bằng:
– Thuốc không kê đơn như ibuprofen chống viêm hoặc thuốc giảm đau acetaminophen.
– Cố định ngón tay bị bong gân vào ngón tay bên cạnh trong khi chờ tổn thương lành lại
– Nẹp ngón tay bị bong gân khi cần hoạt động để tránh ngón tay bị thương nghiêm trọng hơn, tuy nhiên cần thận trọng về thời gian nẹp ngón tay bởi nẹp ngón tay trong thời gian dài có thể dẫn tới cứng khớp.
– Phẫu thuật trong trường hợp ngón tay bị đứt dây chằng hoặc đứt gân.
3. Mất bao lâu để ngón tay bị bong gân lành lại?
Nếu bạn không bị gãy xương hoặc trật khớp, bạn có thể cử động ngón tay bị bong gân trở lại sau khoảng một tuần. Tùy từng trường hợp và mức độ bong gân mà mức độ hồi phục sẽ khác nhau và thời điểm bạn có thể sử dụng ngón tay đó trở lại cũng khác nhau.
Bong gân ngón tay cái và một số tình trạng bong gân ngón tay ở t.rẻ e.m có thể cần phải nẹp hoặc bó lâu hơn, đặc biệt nếu dây chằng ngón tay đó bị rách nên có thể mất tới vài tuần hoặc thậm chí vài tháng với các trường hợp nặng cần dùng nẹp. Đôi khi một người bị bong gân ngón tay cần phải tập vật lý trị liệu cho ngón tay bị bong gân để lấy lại chức năng vận động đầy đủ. Khi ngón tay và tình trạng sưng tấy giảm bớt, điều quan trọng là bạn cần cử động ngón tay càng nhiều càng tốt nếu cảm thấy thoải mái.
Bạn cần thăm khám bác sĩ sớm nếu ngón tay bị bong gân sưng và cứng nghiêm trọng hơn trong một vài tuần. Nói cách khác, mặc dù bong gân ngón tay có thể dễ dàng điều trị và chăm sóc bong gân tại nhà nhưng nếu các triệu chứng bong gân không biến mất hoặc cải thiện sau khi nghỉ ngơi và điều trị tại nhà (24 – 48 giờ đầu tiên); xương hoặc khớp ngón tay bị biến dạng hoặc có triệu chứng gãy ngón tay rõ ràng; sưng tấy ngón tay và/hoặc đau dữ dội; có cảm giác ngứa ran, tê hoặc liệt ngón tay bị tổn thương thì bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Để phòng ngừa tình trạng bong gân ngón tay, hãy thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho tay và ngón tay, sử dụng thiết bị bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao và học cách sử dụng đúng kỹ thuật khi nắm và cầm các vật dụng.
Đau cổ tay lan ra ngón cái là bệnh gì?
Nhiều người than phiền gần đây xuất hiện tình trạng đau cổ tay cảm giác lan ra ngón tay cái, lan lên cẳng tay.
Đau tăng khi vận động ngón cái đau liên tục nhất là đêm. Điều này xảy ra với khá nhiều nữ giới trong độ t.uổi từ 30 đến 50 t.uổi. Đây chính là biểu hiện của tình trạng viêm gân cổ tay.
Viêm gân cổ tay là một nhóm các bệnh lý viêm các bao gân, điểm bám gân vùng cổ tay (bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái, điểm bám gân mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ, gân gấp cổ tay, gân duỗi cổ tay…) do chấn thương hoặc sự thoái hóa gân cơ ở người lớn t.uổi. Tình trạng này sẽ làm suy giảm chức năng gân và hạn chế hoạt động tay ở người bệnh. Vì thế, bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Viêm gân cổ tay không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý thực hiện điều trị bệnh ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh. Việc này giúp giảm thiểu tình trạng bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến gân cổ tay, gây khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động thường ngày.
Viêm gân cổ tay do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân cổ tay ở người trẻ thường là những vi chấn thương (các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay…) hoặc các chấn thương có sự tác động đột ngột vào vị trí cổ bàn tay. Bệnh cũng có thể là hậu quả của tình trạng căng cơ, cứng khớp kéo dài không điều trị hoặc tái phát nhiều lần. Tình trạng này sẽ làm gân cổ tay dần dần mất đi khả năng hoạt động và gây viêm sưng cho gân hoặc bao gân.
Bên cạnh đó, sử dụng lực tay quá mức cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm gân cổ tay. Điều này thường xảy ra ở các vận động viên thể thao các bộ môn yêu cầu lực tay nhiều và người lao động nặng như khuân vác, nhân viên văn phòng, phẫu thuật, cắt tóc, nội trợ. Bao gân là một lớp mô có chất nhầy giúp các hoạt động của cổ và bàn tay trở nên dễ dàng. Việc sử dụng lực cổ tay quá mức sẽ làm kích thích bao gân, gây viêm sưng ở bao gân và gân.
Viêm gân cổ tay ảnh hưởng đến gân cổ tay, gây khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động thường ngày.
Triệu chứng viêm gân cổ tay thường gặp
Viêm gân cổ tay gồm những triệu chứng khá rõ ràng để nhận biết, tuy nhiên cũng dễ bị bỏ qua trong thời gian đầu phát bệnh. Những triệu chứng của bệnh thường gặp gồm:
Nhiều người cảm thấy khó cử động bàn tay và cổ tay, đặc biệt là những động tác xoay cổ tay như mở bình nước, xoay nắm cửa hoặc nâng vác.
Người bệnh cảm giác căng cơ, cứng khớp khi hoạt động tay.
Xuất hiện sưng gân cổ tay.
Có biểu hiện đau cổ tay, cơn đau dọc từ cổ tay đến ngón cái hoặc ngón út.
Ở một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị sốt.
Điều trị viêm gân cổ tay
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ chỉ định trong đó các phương pháp điều trị bao gồm:
– Điều trị không dùng thuốc.
Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay và ngón tay cái (thường 4 6 tuần).
Trường hợp sưng đau nhiều nên dùng băng nẹp cổ tay và ngón cái liên tục trong 3 6 tuần ở tư thế cổ tay để nguyên, ngón cái dạng 45 độ so với trục xương quay và gấp 10 độ.
Chườm lạnh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân cổ tay ở người trẻ thường là những vi chấn thương.
– Đối với trường hợp phải dùng thuốc các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc.
Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ.
Thuốc chống viêm không steroid đường uống.
Tiêm corticoid trong bao gân De Quervain.
– Điều trị ngoại khoa chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả.
Can thiệp phẫu thuật tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không cọ sát vào đường hầm nữa. Sau mổ, có thể tham gia phục hồi chức năng. Sau khi cắt chỉ, tập các bài tập chủ động để tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.
Người bệnh cần tránh các hoạt động bàn tay, cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài; cần xen kẽ thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cũng cần tập luyện cho gân dẻo dai qua những bài tập cho gân khớp vùng cổ tay.
Người bệnh không nên xoa bóp thuốc rượu, dầu nóng vì dễ l.àm t.ình trạng viêm nặng thêm. Không nên nắn bẻ khớp vì sẽ làm tổn thương thêm gân khớp. Ngoài ra, nên có chế độ ăn đầy đủ sinh tố, đặc biệt ở phụ nữ khi mang thai hay sau khi sinh. Ở người lớn t.uổi, nên bổ sung thêm calci, dùng sữa và các sản phẩm của sữa (sữa chua, phomai ).
Đối với những trường hợp gân cổ tay bị sưng tấy nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp để được thăm khám xác định chẩn đoán bệnh, nguyên nhân bệnh và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.