Theo BS Lê Ngọc Dũng – nguyên BS Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp – mỗi người thầy thuốc nào cũng phải đối diện với nhiều con ma nhưng con ma lớn nhất trong cuộc đời thầy thuốc chính là sốc phản vệ.
Sốc phản vệ nỗi sợ của bác sĩ.
Bóng ma thật sự
Sốc phản vệ được gọi là bóng ma bởi vì khi nó đến thì không thể đoán trước và khi đ.ánh n.hau với nó thì giống như đ.ánh với một cái bóng vô hình, có vô vàn phương cách chiến đấu mà cách nào cũng không chắc chắn.
Bác sĩ Dũng cho biết, sốc phản vệ là một phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể chống lại một dị vật nào đó xâm nhập cơ thể hoặc qua da, qua miệng, mũi.
Trong quá trình tiến hóa thì sinh vật luôn tìm cách bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vật lạ bên ngoài. Hệ miễn dịch được hình thành như một hệ thống “quân đội” bảo vệ cơ thể.
Thứ nhất, thể dịch tức các kháng thể lưu thông trong m.áu, khi kết hợp với kháng nguyên trên bề mặt của vật lạ thì sẽ kích ứng một loạt phản ứng phá hủy vật lạ đó.
Thứ hai, đó là các tế bào thực bào, sẽ ăn theo đúng nghĩa đen, nuốt vật lạ đó vào tế bào đã trở thành khổng lồ gọi là đại thực bào (nếu nuốt được) và tiêu hủy nó.
Phản ứng phản vệ xảy ra do phản ứng thể dịch là chủ yếu. Một phức hợp kháng nguyên kháng thể sẽ một là hoạt hóa những chất có sẵn trong m.áu trở thành hoạt động, hai là kích thích một số tế bào phóng thích những chất độc ra. Những chất này rất độc hại, một khi phóng thích ra tuy mục đích là để t.iêu d.iệt chất lạ nhưng cũng gây nguy hiểm cho cơ thể.
Trong lâm sàng, bác sĩ Dũng chia sẻ phản ứng sốc phản vệ thì mỗi bệnh nhân đều là một trường hợp cá biệt, không ai giống ai, thay đổi từ nhẹ nhất như nổi mẫn đỏ, như muỗi chích, đến nặng khủng khiếp như tụt hết huyết áp, rối loạn đông m.áu, xuất huyết toàn thân, co thắt đường thở, suy tim cấp….Do đó điều trị cho một ca sốc phản vệ là một nỗ lực kinh hoàng cho thầy thuốc mà đôi khi phải kết hợp cả rất nhiều khoa mới cứu được bệnh nhân.
Quan niệm sai lầm về sốc phản vệ
Bác sĩ Lê Ngọc Dũng cho biết hiện nay có nhiều quan niệm sai lầm cho rằng chỉ có thuốc Tây trị bệnh g.ây s.ốc. Thực tế, tất cả thuốc Tây hay thuốc Bắc, thuốc Nam đều có thể g.ây s.ốc phản vệ, đã có nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc cổ truyền phải đưa vào bệnh viện cấp cứu do sốc phản vệ.
Quan niệm thứ hai, mọi thứ trên đời đều có thể gây phản ứng khi cơ thể tiếp xúc ngay cả nước lã, ánh sáng, sữa và không khí…
Sai lầm thứ ba chỉ dùng nhiều, liều lượng cao mới g.ây s.ốc. BS Dũng cho rằng phản ứng phản vệ là một phản ứng dây chuyền, năng lượng có sẳn trong cơ thể chỉ cần một kích thích là tự động xảy ra, giống như một que diêm hay cây đuốc đưa vào thùng thuốc s.úng đều gây nổ như nhau. Ngưỡng để phản ứng xảy ra rất nhỏ do đó chỉ nếm, ngửi cũng có thể nguy hiểm.
Ngày nay người ta càng phát hiện những ca sốc phản vệ mà không hiểu tác nhân do đâu. Môt số người sốc phản vệ khi tiếp xúc ngoài da như nằm một chiếc chăn, ga giường có chất latex, thậm chí ngậm một ống hút nhựa uống sinh tố… Đã có bệnh nhân đang mổ mà bị sốc phản vệ do phản ứng với ống đặt nội khí quản…
Càng bí hiểm hơn khi có những trường hợp đang vận động, tập thể dục lại ngã lăn ra … sốc phản vệ. Hình như khi vận động có thể phóng thích ra một chất nào đấy mà cơ thể nhận lầm đó là địch vào nhà nên tấn công một cách mù quáng.
Theo infonet
Kỳ 1: Hen suyễn-căn bệnh nguy hiểm đeo bám dai dẳng
Đó là một ca hen suyễn nặng, anh ấy đã từng “thập tử nhất sinh” không biết bao nhiêu lần trong suốt thời gian dùng thuốc tây trị hen, nhưng từ ngày “gặp thầy gặp thuốc” đông y thì căn bệnh hen đã lui xa.
Thăm khám bệnh nhân hen thường xuyên – Ảnh: Internet
Chứng bệnh nghiệt ngã
Hen suyễn ngày nay là căn bệnh khá phổ biến, bởi môi trường sống ô nhiễm làm cho hen suyễn ngày càng nhiều. Bệnh rất dai dẳng gần như nan y, người bệnh hen phải chịu đựng khổ sở lâu dài. Mỗi khi lên cơn thì việc hít thở trở nên khó khăn, nghe rõ tiếng khò khè, khụt khịt, ho sặc hoặc phổi nghe ran rít như tiếng gió mùa đông bắc qua khe hẹp. Người bị hen phải kiêng khem nhiều thứ, nhất là các món gây dị ứng thì tuyệt đối không dám dùng, cùng với chuyện thiếu oxy lâu ngày nên cơ thể xanh xao, gầy yếu. Những lúc lên cơn nguy kịch nếu không kịp có thuốc cắt cơn thì rất là nguy hiểm đến tính mạng.
Đa số mọi người nghĩ rằng với hen thì chỉ có thuốc tây mới can thiệp cầm cự được, chứ thuốc nam, thuốc đông y thì chưa nghe nói. Một phần cũng do rất ít thông tin của đông y về hen, một phần do sự phát triển thông tin tây y quá mạnh làm che mờ nền y học cổ truyền. Cho nên hầu hết bệnh nhân nan y đã chấp nhận uống thuốc tây suốt đời.
Như anh Mai Công Tuấn, năm nay bước sang 49 t.uổi, cũng là chừng ấy năm đối chọi với hen suyễn. Từ khi sinh ra anh Tuấn đã đối mặt với hen suyễn bẩm sinh, cha mẹ nuôi anh vất vả vô cùng. Ngày ấy ở một miền quê xa của xứ Huế, khó khăn đủ bề từ lương thực đến thuốc men, anh đã được cha mẹ nuôi dưỡng trong sự yêu thương đặc biệt để vượt qua chặng đường dài ấy cho đến tận hôm nay, nhìn lại quả là quá cơ cực.
Từ khi lớn lên biết nhớ đến giờ anh luôn phải vật lộn với căn bệnh hen suyễn dày vò. Nhiều lúc tưởng ngộp thở không thể sống lại nhưng rồi lay lắt cũng qua. Cuộc đời anh đúng là khổ, lúc nào cũng phải thuốc men, đi đâu một chút cũng phải nhớ mang theo chai xịt cắt cơn. Thuốc chính là điều kiện sống lệ thuộc của anh.
Cuộc sống của người hen suyễn quá nhiều thiệt thòi. Thuốc men, gầy yếu đã đành, lúc nhỏ muốn vui chơi chạy nhảy một chút cũng không ổn. Nhìn đám bạn nô đùa mà thèm, nhưng mình thì không thể, hơi chút gắng sức là ho hen ngẹt thở, đành đứng nhìn mà thôi. Chưa hết, đến món ăn, thèm món gì cũng phải suy nghĩ và cân nhắc, ăn chút gì lạ vào là dị ứng là lên cơn hen, vật vã giống như sắp sửa qua đời. Con người sống trong cảnh như vậy mới thấu hiểu chữ khổ ra làm sao.
Anh Tuấn chạy chữa khắp nơi, từ Huế – Sài Gòn – Hà Nội, anh đi đủ cả. Hơn 40 năm thuốc men khắp xứ, nhưng kết luận lại bác sĩ nói với anh là: “Phải chung sống với lũ thôi”. Anh buồn bã và chấp nhận số phận hẩm hiu. Tuy nhiên anh vẫn hy vọng một ngày nào đó anh gặp được phép mầu cho anh được hết bệnh, anh vẫn luôn lạc quan là sẽ có điều đó.
Anh Mai Công Tuấn, đang theo điều trị hen bằng đông y – Ảnh: DS Nguyễn Đức Châu
Anh Tuấn có vợ và 2 con, gia đình thuộc diện khó khăn, phải ở nhà thuê tại ấp Mỹ Hòa 3, xã Tân Xuân, H.Hóc Môn, TP.HCM. Hằng ngày anh vẫn phải đi làm k.iếm t.iền phụ với vợ để nuôi sống gia đình, công việc của anh là lái xe nâng cho 1 kho hàng ở quận Tân Bình. Vợ cũng rất thương anh, đảm đương trong ngoài mà không một chút nề hà. Hễ nghe ở đâu có thầy giỏi thuốc hay là chị đến nhờ chạy chữa cho anh.
Vợ có mua bảo hiểm y tế cho anh để giảm chi phí thuốc men, anh thì thuộc diện “thường trú” tại phòng khám hen của Bệnh viện Đại học Y Dược. Thuốc men dùng nhiều vô kể, nhưng bệnh tình không khá hơn tí nào, năm này qua tháng nọ, đằng đẵng 1 căn bệnh nan y. Tuy biết rằng không chữa dứt, anh vẫn không thể an lòng với hiện tại, luôn cảm thấy khổ tâm, tại sao mình phải chịu khổ mãi vậy, trung niên xế chiều rồi cũng chưa 1 ngày thoát khổ.
Suốt một thời gian dài, anh gặp không biết bao nhiêu là khó khăn, bất trắc trong việc tìm thầy tìm thuốc. Chán nản và bị tác dụng phụ của thuốc tây nên anh càng mệt mỏi hơn. Nhất là vào mùa đông thì hay lên cơn kịch phát. Một lần gần nhất, vợ đã đưa anh sang phòng khám tư lớn trên đường Cộng Hòa, họ cũng thăm khám, xét nghiệm đủ kiểu và hứa hẹn lắm, nhưng chi phí quá cao, 400.000 đồng/ngày điều trị, vợ chồng anh không kham nổi. Thất vọng không biết bao nhiêu lần rồi, chị lo nhất, nhỡ 1 đêm anh không thức dậy nữa (như bao ca hen suyễn khác) thì mẹ con chị không biết phải sống ra sao.
Anh chị có nghe nhiều kinh Phật dạy, vợ chồng anh rất siêng năng làm điều thiện một cách vô tư, cũng không nghĩ lợi riêng gì cho mình, hay cầu xin tài lộc ban phát, chỉ thấy niềm vui và hạnh phúc khi giúp được người mà thôi. Thế rồi cũng đến lúc anh nhận được ân phúc báo đáp, căn bệnh của anh đã được đẩy lùi một cách khó tin.
(còn tiếp)
DS Nguyễn Đức Châu
Theo motthegioi