Bệnh nhân cho biết khi đang nướng mực, không may cồn cầm trên tay bị đổ, ngọn lửa bùng lên gây bỏng nặng.
Các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương – Chỉnh hình và Bỏng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh) thông tin về trường hợp bệnh nhân N.V.T. (30 t.uổi, Quang Trung, Uống Bí) nhập viện với vết bỏng cồn vùng đùi và cẳng chân trái.
Bệnh nhân cho biết trong buổi tổ chức tiệc sinh nhật cho con trai, anh T. nướng mực, không may cồn cầm trên tay bị đổ làm ngọn lửa bùng lên gây bỏng nặng. Gia đình đã kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Bệnh nhân nhập viện với vết bỏng cồn vùng đùi và cẳng chân trái. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bỏng độ I – II vùng đùi và cẳng chân trái, vết thương phồng rộp, đau rát.
BSCKI Vũ Văn Hướng cảnh báo bỏng cồn rất nguy hiểm và có thể gây c.hết người. Đặc điểm của cồn, đặc biệt khi nướng mực, là có ánh sáng xanh hoặc trắng nên bằng mắt thường khó phát hiện việc lửa đã tắt hay chưa. Khi tiếp tục đổ cồn, lửa có thể bùng lên rất nguy hiểm.
Do đó, người dân nên bỏ thói quen sử dụng cồn để nướng thức ăn. Người bị bỏng cồn có thể gây ra tình trạng tổn thương các giác quan và đường hô hấp. Tùy theo mức độ, diện tích bỏng khi khỏi thường để lại sẹo co rúm trên da, thời gian điều trị lâu. Thậm chí, chỉ cần một tích tắc sơ ý, người sử dụng cồn để nướng thức ăn có thể đ.ánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình.
Nếu nướng bằng cồn, bạn cần quan sát kỹ để ngọn lửa tắt hoàn toàn, dập tắt chúng, tránh đổ thêm cồn trực tiếp vào ngọn lửa. Khi bị bỏng, người dân cần tìm cách dập lửa bằng nước và đưa bệnh nhân đi cấp cứu nếu vết bỏng lớn.
Theo zing.vn
Thanh niên 27 t.uổi bốc cháy như cột lửa do dùng xăng đốt rác
Anh N.Đ.T (27 t.uổi, tại Quang Trung – Uông Bí) nhập viện trong tình trạng bỏng độ III – IV vùng cẳng tay phải, ngực bụng bỏng độ I – II.
Người nhà bệnh nhân cho biết trước khi phải nhập viện khoảng 30 phút, anh có dùng xăng để đốt rác. Không may lửa cháy to bén vào chai xăng gây cháy, do đứng gần anh cũng bị lửa bén và bị bỏng nặng.
Hình ảnh minh họa.
Theo BSCKI Vũ Văn Hướng- Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, trường hợp bệnh nhân T không may mắn đã bị bỏng khá nặng do dùng xăng để đốt rác.
Bệnh nhân đang được điều trị nội khoa sau đó tiến hành ghép da, chuyển vạt. Tuy nhiên, do mức độ bỏng của bệnh nhân khá nặng nên có thể để lại nhiều di chứng như: co rút cơ ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.
Bỏng do xăng có những điểm nguy hiểm khác biệt so với bỏng thông thường như từ dầu ăn, nước sôi. Vì vậy ngay khi bị bỏng hoặc phát hiện ra trường hợp bị bỏng cần sơ cứu đúng cách và lập tức đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Vết thương bị bỏng do xăng nếu không được chữa trị đúng cách thường rất lâu khỏi. Khi vết bỏng rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, độ bỏng sâu hơn, co kéo bề mặt da tạo sẹo xấu. Nguy hiểm hơn, vết thương có thể bị n.hiễm t.rùng gây n.hiễm t.rùng m.áu, suy thận, suy đa tạng, ảnh hưởng đến tính mạng.
Bác sĩ Hướng khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng các chất có thể gây ra cháy nổ như xăng, dầu hỏa, cồn. Chỉ cần một chút thiếu thận trọng cũng có gây thương tích nghiêm trọng cho bản thân và gia đình.
Các bước cần làm khi sơ cứu cho nạn nhân bỏng xăng:
– Dập tắt lửa: Dập tắt ngọn lửa từ xăng nên lưu ý, không dùng nước.Vì xăng nổi lên trên nước sẽ tiếp tục bốc lửa, lan rộng. Bạn nên dùng chăn, ga trùm lên nạn nhân nhanh chóng.
– Sơ cứu tại chỗ bỏng: Ngay sau khi dập lửa, chúng ta cần giảm nhiệt tại chỗ bị bỏng cho nạn nhân. Dội nước sạch từ 30-60 phút liên tục, phương pháp này giúp nạn nhân không bỏng sâu hơn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hay mẹo dân gian, không làm vỡ chỗ phỏng nước. Các phần quần áo, da dính vào vết bỏng không nên tự ý bóc ra.
– Dùng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch phủ lên vết bỏng, nhanh chóng đưa nạn nhân đến viện điều trị.
Ngọc Minh (baodansinh.vn)