Bột nêm là gia vị khá quen thuộc, thường có mặt trong nhà bếp mỗi gia đình bởi tiện lợi cho người nội trợ và giúp cho món ăn thêm ngon miệng.
Một số người nội trợ tin rằng, bột nêm được chiết xuất từ thịt và xương, nên khi chế biến món ăn chỉ cần tra thêm một thìa hạt nêm đã tạo độ ngọt, ngon và thêm dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày… Vậy bột nêm chứa những chất gì, liệu có an toàn cho sức khỏe và thực sự hấp dẫn như quảng cáo “ngon từ thịt ngọt từ xương”?
Theo PGS.TS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện đào tạo Y học dự phòng và y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội thành phần chính tạo nên bột nêm gồm chất tạo ngọt (mì chính chiếm 30-40%), muối chiếm khoảng 30% (chủ yếu là muối thường, và rất ít muối i-ốt) và chất điều vị không quá 10%. Ngoài ra có một chút chất béo, chất mỡ.
(Ảnh minh họa)
Theo các tài liệu khoa học, chất điều vị E621, E 627 và E 631 trong bột nêm có độ ngọt gấp 10-15 lần mì chính thông thường. Vì vậy, có thể coi bột nêm như một thứ gia vị để gia giảm nhằm đ.ánh lừa cảm giác ngon miệng chứ thành phần dinh dưỡng thực chất không có nhiều.
PGS Hương cho biết, mặc dù loại gia vị này chưa hề có báo cáo hay nghiên cứu nào chỉ ra rằng có hại cho sức khỏe, nhưng theo khuyến cáo của cơ quan liên quan đến ATVSTP, thì chúng ta không nên lạm dụng chất này. Nếu ăn nhiều chất này có thể gây nguy cơ ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, lợm giọng và khó chịu trong người. Nếu dùng liều cao, kéo dài lâu ngày sẽ không tốt cho cơ thể. Đặc biệt không nên dùng chất này với trẻ dưới 1 t.uổi, bởi đồng vị là chất hóa học.
Đối với các chất gia vị, tùy thuộc hàm lượng chúng ta đưa vào sử dụng chế biến thức ăn. Chẳng hạn, với mì chính, chỉ nên đưa vào cơ thể người trưởng thành dưới 6g/ngày (tức là không quá 3 thìa sữa chua/ngày). Để từ đó đối chiếu với thành phần mì chính trong bột nêm để liệu chừng gia giảm. Người nội trợ cần biết rằng trong bột nêm thành phần muối chiếm khá cao (tới 30% muối) trong khi đó khuyến cáo cho người Việt chỉ ăn dưới 6g muối/ngày.
Như vậy, bột nêm chỉ có vai trò là một loại gia vị, được làm từ nhiều nguyên liệu. Người nội trợ có thể quan sát trên nhãn mác, bao bì của chính các hãng sản xuất bột nêm này để biết thực chất thành phần chính ghi trên bột nêm đó. Đặc biệt, người mua phải chú ý xem thành phần trong bột nêm và tìm loại có nhãn mác và nguồn gốc rõ ràng. Nếu hàm lượng mì chính và điều vị vượt quá ngưỡng cho phép thì tuyệt đối không nên dùng./.
Theo VOV
Muốn như ‘con nhà người ta’, cha mẹ ‘vỡ mộng’ khi tự ý dùng thuốc tăng trưởng chiều cao
Tâm lý muốn con cao lớn “bằng bạn bằng bè”, nhiều phụ huynh tự ý cho trẻ dùng thuốc tăng trưởng chiều cao rồi vô tình đẩy con vào tình trạng mang bệnh.
Tìm mua thuốc tăng trưởng chiều cao ngày càng trở nên dễ dàng hơn với các bậc phụ huynh khi chỉ cần thao tác tìm kiếm trên mạng xã hội là có ngay sản phẩm mong muốn.
Hiệu quả đâu chưa thấy, nhưng chính những lời quảng cáo, giới thiệu với công dụng “thần kỳ” giúp tăng chiều cao nhanh chóng khiến nhiều người tin tưởng, mua về cho con em sử dụng, mà không biết thực chất, việc làm này đang khiến con bị mang bệnh.
Không khó để tìm những quảng cáo về thuốc tăng trưởng chiều cao trên mạng xã hội.
Chia sẻ về thực trạng này, theo tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, các quảng cáo về thuốc hay hormone tăng trưởng chiều cao đang lạm dụng cụm từ “tăng trưởng” thái quá.
Thậm chí, có những quảng cáo hoàn toàn không có cơ sở khoa học nhưng lại đưa ra những kiến nghị rất giật gân, kiểu như “vài tháng là tăng 5-7cm”. Ở phương diện khoa học, chuyện này là không thể. Đó là còn chưa kể tới việc nhiều người chưa phân biệt được đâu là thực phẩm chức năng, đâu là thuốc tăng trưởng chiều cao.
“Tại Việt Nam, người dân còn đang lạm dụng cụm từ “thuốc”. Bất cứ loại gì bán ở hiệu thuốc đều gọi là thuốc. Trên thực tế, các ‘thuốc’ tăng trưởng chiều cao ở trên đa phần là các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, chứ không phải là thuốc. Do vậy, người dân có thể dễ dàng mua được mà không cần tới chỉ định của bác sỹ.
Việc này rất nguy hiểm. Bởi sử dụng các sản phẩm tăng trưởng chiều cao bừa bãi vô tình đưa trẻ vào tình trạng rối loạn hormone, thừa hormone, gây nên các bệnh lý về nội tiết, ảnh hưởng tới phát triển của trẻ về sau”, bác sĩ Sơn nói.
Bác sĩ Sơn cũng cho biết, cũng bởi lý do dùng thuốc, thực phẩm chức năng bừa bãi trên mà tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam hiện nay có rất nhiều các bậc cha mẹ đưa con đến khám và than phiền về việc “vỡ mộng” khi dụng các sản phẩm quảng cáo tăng trưởng chiều cao.
“Hiệu quả đâu không thấy, nhưng có khi lại bỏ mất cơ hội để trẻ phát triển chiều cao tự nhiên, khoa học lại an toàn”, bác sĩ Sơn cảnh báo.
Chung quan điểm, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng – Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng nhận định, hiện có rất nhiều bậc cha mẹ vì mong muốn quá đà của bản thân mà vô tình làm hại con.
Do thiếu hiểu biết, cộng với tâm lý “so bì”, thấy “con nhà người ta” nhiều phụ huynh không ngần ngại bỏ ra t.iền triệu để mua những sản phẩm tăng trưởng chiều cao mà không qua thăm khám, kiểm tra, để rồi gây hậu quả nặng nề.
TS. BS Nguyễn Trọng Hưng – Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Cũng theo chuyên gia này, để xác định trẻ có cần sử dụng đến các hormone tăng trưởng chiều cao hay không không hề đơn giản, và không thể “chẩn đoán bằng mắt”, bởi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Để xác định trẻ đang thiếu hụt dinh dưỡng hay hormone tăng trưởng hay không cần phải làm xét nghiệm các hormone, thăm dò đầy đủ nhiều khía cạnh. Dựa vào kết quả có được, bác sĩ mới quyết định có hay không dùng tiêm hormone.
“Quảng cáo bao giờ cũng mời chào sản phẩm bằng cách giới thiệu tác dụng của thuốc “thần thông quảng đại” nhằm móc túi người mua. Còn người mua thì tin tưởng hoàn toàn nên chưa c hưa biết thành phần trong các loại thuốc tăng trưởng đấy gồm những gì, có đúng là bổ sung hormone hay dinh dưỡng không, vẫn mua về sử dụng”, bác sĩ Hưng nói.
Theo bác sĩ Hưng, về nguyên tắc sử dụng tất cả các loại thuốc nói chung, cả thuốc tăng trưởng chiều cao đều phải qua sự chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc hay hormone bừa bãi sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, hormone, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ảnh hưởng tới khả năng phát triển toàn diện của trẻ, làm xáo trộn giai đoạn t.uổi dậy thì.
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, các bậc cha mẹ cần cảnh giác khi đọc những quảng cáo mang tính “thổi phồng” nhưng không có hiệu quả.
Thay vào đó, trong quá trình nuôi dưỡng con trưởng thành, cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu thấy con có dấu hiệu thiếu hụt chất dinh dưỡng, hay các hormone cần thiết thì có thể bổ sung. Nhưng thời điểm nào sử dụng và dùng với liều lượng bao nhiều đều phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa.
“Sử dụng hormone hoặc thuốc với t.rẻ e.m, kể cả vitamin, luôn luôn là con dao hai lưỡi nếu không sử dụng đúng thời điểm, mục đích. Vì vậy, ngoài sự cẩn trọng của phụ huynh cũng cần sự kiểm soát chặt chẽ từ các nhà chuyên môn để tránh gây hại cho trẻ”, bác sĩ Sơn khuyến cáo.
Theo VTC