Bột ngọt và tính an toàn với sức khỏe

Bột ngọt ( mì chính) là một gia vị được sử dụng phổ biến tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cách sử dụng gia vị này cũng rất phong phú như tẩm ướp vào thực phẩm sống, nêm trực tiếp vào món ăn trong quá trình nấu nướng hay được bổ sung trong các thực phẩm chế biến sẵn nhằm mang lại hương vị hài hòa cho món ăn, giúp món ăn trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại những thắc mắc xung quanh tính an toàn của gia vị này.

Để giải đáp những thắc mắc này, chúng ta hãy cùng trao đổi với TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung Ương.

Thưa bác sĩ, nêm bột ngọt vào thấy món ăn ngon thì ai cũng nhận thấy, nhưng tại sao nêm bột ngọt lại ngon?

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Để giải đáp câu hỏi này các bạn hãy trả lời câu hỏi sau trước: “ăn thịt luộc dù chưa cần chấm bạn có thấy ngọt ngon không? Hay ăn hải sản cũng vậy?”. Rõ ràng chúng ta đều nhận thấy vị của món thịt luộc hay vị hải sản dù nướng, hấp đều rất ngọt.

Lý do nằm ở chỗ các loại thực phẩm này có chứa một hàm lượng lớn glutamate – một loại axit amin phổ biến trong tự nhiên. Và glutamate có đặc tính tự nhiên là mang lại vị ngọt, ngon cho món ăn. Các thực phẩm chúng ta ăn thông thường hàng ngày hầu hết đều chứa glutamate: các loại thịt chứa khoảng 10 – 20mg glutamate/100g thực phẩm, tuy nhiên hàm lượng này tăng cao khi thực phẩm được chế biến với nhiệt độ; thân mềm 2 mảnh như sò điệp chứa đến 140mg glutamate/100g; rau củ quả cũng rất giàu glutamate như bắp cải chứa 50mg/100g, cà chua chứa đến 250mg/100g…

Năm 1908, một Giáo sư người Nhật Bản là TS.Kikunae Ikeda là người đầu tiên khám phá ra glutamate là thành phần mang đến vị ngon cho nước dùng dashi của người Nhật, cũng như vị ngon của các thực phẩm như cà chua, măng tây, pho mát hay thịt. Ông đặt tên cho vị của glutamate là vị umami với hàm nghĩa vị ngon.

Bột ngọt với thành phần chính là glutamate giúp mang đến vị ngon, vị ngọt cho món ăn.

Ngay sau đó, GS.TS Ikeda đã phát minh ra bột ngọt với thành phần chính là glutamate vào năm 1908. Năm 1908, thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên Aji-no-moto. Bột ngọt có bản chất là glutamate nên có chức năng mang đến vị umami, vị ngon cho món ăn. Việc nêm bột ngọt vào món ăn thực chất là chúng ta bổ sung thêm glutamate bên cạnh glutamate sẵn có từ thực phẩm cho món ăn, từ đó khiến vị umami của món ăn rõ rệt hơn, giúp món ăn ngon và hài hòa hơn.

T.rẻ e.m có thể sử dụng bột ngọt không thưa bác sĩ?

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Như tôi đã nói ở trên, hầu hết thực phẩm đều sẵn có glutamate – thành phần chính của bột ngọt, do đó, bình thường chúng ta dù là t.rẻ e.m hay người lớn đều đã hấp thu thành phần này thông qua các thực phẩm rồi.

Cũng xin nói thêm là sữa mẹ có hàm lượng glutamate dồi dào (2700mg/100ml sữa mẹ), nên một cách tự nhiên, trẻ đã hấp thụ glutamate thông qua sữa mẹ và qua đó thưởng thức vị umami ngay từ những năm tháng đầu đời. Glutamate không phải là thành phần xa lạ với cơ thể của t.rẻ e.m.

Về góc độ an toàn, bột ngọt đã được Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (JECFA); Ủy ban khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu u (EC/SCF); Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (US FDA); Bộ Y tế, Lao động và Phúc Lợi Nhật Bản và Bộ Y tế Việt Nam đ.ánh giá là một phụ gia thực phẩm an toàn;

Hơn nữa, theo (JECFA), “quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể t.rẻ e.m và người lớn là như nhau, không có mối nguy nào đối với t.rẻ e.m khi sử dụng bột ngọt”. Nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy bột ngọt không ảnh hưởng đến t.rẻ e.m ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ (giai đoạn bào thai, giai đoạn bú sữa mẹ – nghĩa là việc người mẹ mang thai hoặc cho con bú sử dụng bột ngọt không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cũng như giai đoạn sau cai sữa và ăn thực phẩm).

Do vậy, có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho t.rẻ e.m, với lưu ý rằng bột ngọt chỉ là một loại gia vị, không có chức năng thay thế chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Thưa bác sĩ, bột ngọt có phải nguyên nhân gây ra các triệu chứng mỏi gáy, mệt mỏi, nóng mặt,.. – các triệu chứng giống dị ứng không?

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Hiện nay, Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) đã liệt kê các loại thực phẩm gây dị ứng như: ngũ cốc chứa gluten như lúa mỳ…, trứng và các sản phẩm từ trứng, cá và các sản phẩm từ cá, các loại hạt đậu đỗ và sản phẩm của chúng, sữa và các sản phẩm từ sữa, sulphit…vv. Tuy nhiên, Codex không xếp bột ngọt vào nhóm thực phẩm gây dị ứng.

JECFA cũng kết luận rằng: “không tìm thấy mối liên quan nào giữa bột ngọt và các triệu chứng như mỏi gáy, mệt mỏi, nóng mặt…”

Như vậy, bột ngọt không phải là nguyên nhân gây các triệu chứng mỏi gáy, mệt mỏi, nóng mặt…nói trên.

Có nhiều giả định cho rằng các triệu chứng này có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân như: các nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu và sự kết hợp các nguyên liệu trong món ăn hay yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cảm ơn Bác sĩ!

Theo kienthuc

Mì chính và ứng dụng trong phòng ngừa tăng huyết áp

TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chia sẻ những thông tin khoa học về vấn đề này.

Bên cạnh khả năng tổng hòa hương vị, mang đến vị ngon hài hòa cho món ăn, mì chính còn là giải pháp để duy trì chế độ ăn giảm muối, qua đó góp phần phòng ngừa tăng huyết áp. Nhằm góp phần giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về mì chính, TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chia sẻ những thông tin khoa học về vấn đề này.

PV: Thưa bác sĩ, có ý kiến cho rằng người bị tăng huyết áp không nên dùng mì chính do mì chính có chứa natri. Trong khi đó, gần đây lại có thông tin dùng mì chính có thể giúp giảm muối ăn vào. Điều này nên hiểu như thế nào thưa bác sĩ? Và nên áp dụng như thế nào?

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Đúng là gần đây nhiều quốc gia đã áp dụng phương pháp giảm muối (natri) bằng cách sử dụng mì chính như Mỹ, Nhật, Malaysia…và thấy hiệu quả.

Trước tiên cần khẳng định muối và mì chính đều chứa natri, tuy nhiên lượng natri trong mì chính thấp, chỉ bằng 1/3 so với muối ăn. Mấu chốt của việc giảm muối trong bữa ăn nằm ở chỗ làm thế nào giúp món ăn giảm muối giữ được độ ngon miệng. Nếu giảm muối mà ăn không thấy ngon miệng thì hầu như mọi người không theo được.

Tại Nhật, các nhà khoa học cho thấy, nếu như giảm 50% muối và kết hợp khoảng 38% mì chính thì tổng lượng natri cung cấp vào bữa ăn giảm đến 31.5%, quan trọng là độ ngon miệng được giữ nguyên.

Tại Mỹ, kết quả nghiên cứu của Ủy ban nghiên cứu chiến lược giảm lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần ăn thuộc Viện Y khoa – Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cho thấy “Mì chính có thể giúp giữ nguyên mức độ ngon miệng với những món ăn giảm độ mặn khi được sử dụng để thay thế một phần muối đưa vào thực phẩm trong quá trình chế biến”.

Như vậy, để áp dụng, trong quá trình chế biến chúng ta có thể bớt đi một phần lượng gia vị mặn và thay thế bằng mì chính. Cách này sẽ hỗ trợ giúp chúng ta lượng natri ăn vào mà vẫn thấy ngon miệng.

PV: Thưa bác sĩ, nêm mì chính vào thấy món ăn ngon thì ai cũng nhận thấy, nhưng tại sao nêm mì chính lại ngon?

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Để giải đáp câu hỏi này các bạn hãy trả lời câu hỏi sau trước: “ăn thịt luộc dù chưa cần chấm bạn có thấy ngọt ngon không? Hay ăn hải sản cũng vậy?”. Rõ ràng chúng ta đều nhận thấy vị của món thịt luộc hay vị hải sản dù nướng, hấp đều rất ngọt.

Lý do nằm ở chỗ các loại thực phẩm này có chứa một hàm lượng lớn glutamate – một loại axit amin phổ biến trong tự nhiên. Và glutamate có đặc tính tự nhiên là mang lại vị ngọt, ngon cho món ăn. Các thực phẩm chúng ta ăn thông thường hàng ngày hầu hết đều chứa glutamate: các loại thịt chứa khoảng 10 – 20mg glutamate/100g thực phẩm, tuy nhiên hàm lượng này tăng cao khi thực phẩm được chế biến với nhiệt độ; thân mềm 2 mảnh như sò điệp chứa đến 140mg glutamate/100g; rau củ quả cũng rất giàu glutamate như bắp cải chứa 50mg/100g, cà chua chứa đến 250mg/100g…

Năm 1908, một Giáo sư người Nhật Bản là TS.Kikunae Ikeda là người đầu tiên khám phá ra glutamate là thành phần mang đến vị ngon cho nước dùng dashi của người Nhật, cũng như vị ngon của các thực phẩm như cà chua, măng tây, pho mát hay thịt. Ông đặt tên cho vị của glutamate là vị umami với hàm nghĩa vị ngon.

Glutamate – một loại axit amin phổ biến trong nhiều loại thực phẩm cũng là thành phần chính của bột ngọt được khám phá bởi Giáo sư người Nhật là TS.Kikunae Ikeda .

Ngay sau đó, GS.TS Ikeda đã phát minh ra mì chính với thành phần chính là glutamate vào năm 1908. Năm 1908, thương hiệu mì chính đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên Aji-no-moto. Mì chính có bản chất là glutamate nên có chức năng mang đến vị umami, vị ngon cho món ăn. Việc nêm mì chính vào món ăn thực chất là chúng ta bổ sung thêm glutamate bên cạnh glutamate sẵn có từ thực phẩm cho món ăn, từ đó khiến vị umami của món ăn rõ rệt hơn, giúp món ăn ngon và hài hòa hơn.

PV: Vẫn có thông tin cho rằng bột ngọt có ảnh hưởng đến não và gây suy giảm trí nhớ. Điều này nên hiểu thế nào thưa bác sĩ?

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Cơ thể người có các cơ chế tự nhiên nhằm điều hòa hàm lượng các chất ở mức cân bằng, trong đó có glutamate – thành phần chính của bột ngọt.

Cơ chế đầu tiên nằm tại hệ tiêu hóa. Cụ thể, khi thức ăn chứa glutamate dù từ thực phẩm hay gia vị vào trong hệ tiêu hóa, tất cả glutamate này sẽ chuyển hóa thành năng lượng tại ruột để phục vụ cho các hoạt động của ruột, do vậy việc ăn thực phẩm hay bột ngọt chứa glutamate sẽ không làm tăng hàm lượng glutamate sẵn có trong m.áu. Cơ chế thứ hai nằm ở hàng rào m.áu – não, hàng rào này được ví như cánh cổng vững chắc, nó ngăn sự di chuyển từ m.áu vào não của những chất không cần thiết cho hoạt động của não, trong đó có glutamate.

Như vậy, bột ngọt ăn vào cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày không làm tăng hàm lượng glutamate.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ./.

Gia Minh

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *