Bột trà xanh và cà phê, thức uống nào tốt hơn?

Bột trà xanh (matcha) và cà phê đều là những thức uống phổ biến có lượng tiêu thụ ngày càng tăng trên toàn cầu.

Theo Hãng nghiên cứu tiếp thị toàn cầu Research and Markets, thị trường matcha toàn cầu đạt trị giá 1,63 tỉ USD hồi năm 2018 và dự kiến lên tới 2,69 tỉ USD vào năm 2026, trong khi giá trị thị trường cà phê toàn cầu đã vượt 100 tỉ USD và vẫn tiếp tục tăng trưởng. Vậy bạn có từng thắc mắc thức uống nào có lợi hơn cho sức khỏe hay chưa?

Lợi ích của matcha và cà phê

Cả cà phê và matcha đều là những thức uống mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Antioxidants, nếu dùng hằng ngày thì cà phê là một nguồn cung tốt về các chất chống ôxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh gan, bệnh Parkinson và t.ử v.ong vì nhiều nguyên nhân.

Còn theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Advances in Psychiatric Treatment, thành phần caffeine trong thức uống này có thể cải thiện tâm trạng và chức năng nhận thức, nhưng nó cũng dễ làm cho người dùng thấy hồi hộp và làm trầm trọng thêm chứng lo âu và rối loạn giấc ngủ nếu uống ở liều lượng cao. Thông thường, 1 ly cà phê dung tích 236ml cung cấp từ 80-100mg caffeine.

Trong khi đó, trà xanh rất giàu hoạt chất tự nhiên có trong thực vật polyphenol, bao gồm một nhóm chất chống ôxy hóa gọi là catechin. Trong một nghiên cứu tiến hành hồi năm 2020, các chuyên gia phát hiện việc uống trà hằng ngày – kết hợp với chế ăn uống lành mạnh – có liên hệ với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và t.ử v.ong vì mọi nguyên nhân ở người trưởng thành.

Trước đó, hoạt chất chính epigallocatechin gallate (EGCG) trong trà xanh được chứng minh là có công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, kháng viêm và chống ôxy hóa, cũng như giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tích tụ chất béo trong thành động mạch. Trà xanh cũng chứa L-theanine, một axít amin có thể giúp giảm căng thẳng tinh thần và lo lắng.

Tuy cũng là một loại trà xanh, nhưng matcha được tăng cường hàm lượng dưỡng chất cao hơn các loại trà khác, nhờ vào quy trình trồng và xử lý khác biệt. ược biết, cây trà xanh dùng làm matcha thường được che nắng trong vài tuần trước khi thu hoạch, nhằm kích thích lá trà sản xuất nhiều chất diệp lục hơn khi ở trong điều kiện ít ánh nắng. Lượng diệp lục tăng thêm này làm cho lá trà có màu xanh đậm hơn, mang hương vị thơm hơn và chứa nhiều dưỡng chất nhất định. Lá trà sau khi thu hoạch được xử lý cẩn thận và nghiền thành loại bột mịn, có màu xanh tươi. Song nhìn chung, hàm lượng caffeine trong một ly matcha thông thường thấp hơn so với một ly cà phê.

Cách chọn lựa thức uống tốt cho sức khỏe

Cả hai thức uống giàu caffeine và các chất chống ôxy hóa mạnh mẽ này có điểm chung nổi trội là giúp tăng cường sự tập trung và tỉnh táo cho người dùng. Tuy vậy, lựa chọn loại nào là phụ thuộc vào việc bạn cảm thấy ra sao khi uống cà phê.

Chẳng hạn, nếu đang mắc chứng lo âu và bị trào ngược axít, bạn cần nói “không” với cà phê vì thức uống này có thể làm trầm trọng thêm cảm giác hồi hộp cũng như triệu chứng trào ngược axít. Trong trường hợp này, matcha là thức uống thay thế tốt cho cà phê.

“Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của một người với caffeine, trà xanh/matcha có thể cung cấp một giải pháp thay thế ít gây buồn nôn hơn. Sự hiện diện của L-theanine trong trà xanh/matcha còn có thể làm giảm tác động của caffeine đối với hệ thần kinh” – chuyên gia dinh dưỡng Desiree Nielsen giải thích thêm.

Sự thực là ngày càng nhiều người chọn matcha làm thức uống vì nó có vị đậm hơn trà xanh truyền thống, mà lại ít tạo cảm giác hồi hộp và tăng nhịp tim như khi dùng cà phê. Do chứa hàm lượng L-theanine cao hơn các loại trà khác, matcha còn có thể giúp làm dịu tác dụng của caffeine đối với người uống.

Còn nếu bạn không có vấn đề gì khi tiêu thụ caffeine, thì cứ việc uống luân phiên giữa cà phê và matcha ở liều lượng vừa phải. Nhưng nhớ là kiểm soát các thành phần thêm vào khi pha chế – như đường, kem, sôcôla và siro caramel, để tránh tiêu thụ thức uống quá ngọt sẽ gây hại cho sức khỏe.

Thấy cơ thể có những thay đổi này cẩn thận mắc Parkinson mà không biết

Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Hiện người ta vẫn chưa tìm ra cách chữa trị tận gốc căn bệnh nên việc phát hiện sớm là rất quan trọng.

Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho người bệnh đi lại khó khăn, cử động chậm chạp, chân tay run cứng. Khi bệnh nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.

Dù dày công nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân mà chỉ có thể đưa ra một số yếu tố gây bệnh như: Do t.uổi tác (lớn t.uổi), do di truyền, do yếu tố môi trường, thậm chí có thể là do virus… Hiện cũng chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh.

Vì thế việc phát hiện các triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Khi bị Parkinson bệnh nhân có thể có một hoặc một số dấu hiệu sau:

Run

Hiện tượng run do mắc Parkinson thường xảy ra ở môi, ngón tay, đôi khi cả bàn tay. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng này xuất hiện ở hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Hiện tượng run thường xảy ra ở môi, ngón tay, đôi khi cả bàn tay lúc đang ở trạng thái nghỉ ngơi, nhưng sẽ biến mất khi hoạt động. Bàn tay sẽ lắc nhịp nhàng, thường từ 4-6 lần/giây, hoặc ngón tay bị run như thể lăn viên thuốc giữa ngón tay cái và ngón trỏ.

Giảm cảm giác về mùi

Ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người, làm cho bệnh nhân không có khả năng phân biết mùi của thực phẩm. Các chuyên gia của viện Nghiên cứu sức khỏe Thái Bình Dương ở Hawaii (Mỹ) cho biết hiện tượng khứu giác suy yếu có thể xảy ra ít nhất 4 năm trước khi bệnh Parkinson phát triển. Tình trạng mất khả năng nhận dạng mùi sẽ ngày càng nặng nếu không được chữa trị kịp thời.

Chữ viết thay đổi

Những người mắc Parkinson sẽ thấy chữ viết tay trông khác hơn so với trước, các con chữ ngày càng nhỏ đi và khít với nhau, việc cầm bút cũng trở nên khó khăn hơn.

Tính cách thay đổi

Bộ não là nơi điều khiển suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng với các tình huống thường ngày, nên sự thay đổi đột ngột trong tính cách cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson.

Phối hợp các hoạt động chậm chạp

Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson. Lúc này bất kỳ việc thay đổi tư thế hay thực hiện động tác bình thường nào như quay đầu, quay người, buộc dây giày… đều được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.

Nhiều người bệnh còn xuất hiện hiện tượng cứng cơ. Cơ bắp và các khớp có xu hướng cứng và không co giãn được. Khi đi bộ, cánh tay thường không đ.ánh được, không lắc được; bàn chân có cảm giác như mắc kẹt dưới đất.

Khả năng giữ thăng bằng giảm sút

Bệnh nhân Parkinson thường có dáng người co cúi, hai vai gập xuống, đầu nhô ra phía trước. Bên cạnh việc phối hợp các hoạt động chậm chạp thì họ khó giữ được thăng bằng và dễ bị ngã.

Giọng nói yếu

Bệnh nhân Parkinson có thể bị thay đổi giọng nói, đó là giọng nói trở nên nhẹ nhàng, yếu ớt hoặc nói ngọng bất thường.

Khuôn mặt đơ cứng

Bệnh Parkinson xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát, điều khiển được cử động nên những người bị bệnh rất khó biểu lộ cảm xúc, thường nhìn chằm chằm vào một khoảng không nào đó, mắt thì liên tục chớp.

Rối loạn giấc ngủ

Người mắc Parkinson có thể hét lên, nghiến răng trong khi ngủ. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia thần kinh học bệnh Parkinson có liên quan đến một dạng rối loạn hành vi trong giấc ngủ. Trong khi ngủ, những người mắc chứng Parkinson có thể hét lên, nghiến răng, đ.ấm đ.á, thậm chí tấn công người khác. 40% dạng rối loạn này dễ dẫn đến nguy cơ phát bệnh Parkinson.

Vấn đề về đường ruột

Bệnh nhân Parkinson có thể bị táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt với người lớn t.uổi. Lý do là bởi Parkinson ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ, trong đó quy định hoạt động của cơ trơn ở ruột và bàng quang. Lưu ý táo bón liên quan đến Parkinson khác táo bón thông thường ở chỗ người bệnh thường có thêm cảm giác no, ngay cả khi ăn rất ít và tình trạng này thường kéo dài.

Đau cổ, đau vai kéo dài

Đau cổ liên quan đến Parkinson khác với đau cổ thông thường chủ yếu là ở cảm giác dai dẳng, kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc mà không thuyên giảm. Một số người có thể ít bị đau nhưng thay vào đó bị tê và ngứa, cũng có người đau nhức và khó chịu từ vùng vai đến cánh tay.

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, do đó để phòng ngừa bệnh Parkinson chúng ta nên làm những điều sau:

-Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.

-Uống trà xanh hàng ngày, sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

-Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu…

– Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.

– Có chế độ tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe và độ t.uổi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *