BQL chung cư The Parkland bị tố “bán” nước giếng cho dân:Nguy cơ nhiễm bệnh từ nguồn nước rất cao

Liên quan đến vụ việc Ban quản lý chung cư The Parkland bị dân tố trộn nước giếng với nước thủy cục bán cho người dân, sáng 4/10 ôngTrần Anh Tuấn – Trưởng BQL chung cư cho biết trong hôm nay sẽ có 3 xe bồn loại 20 khối tiếp nước cho chung cư.

Ban quản lý chung cư The Parkland, Quận 12, TP.HCM nơi bị cư dân tố gian lận trong cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Thiếu nước trầm trọng

Làm việc với phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại sáng 4/10, ôngTrần Anh Tuấn – Trưởng BQL chung cư The Parkland, Quận 12 cho biết sự cố vừa qua là do BQL “chữa cháy” cho vấn nạn hụt nước nghiêm trọng tại chung cư chứ không có ý gian lận.

Ông Anh Tuấn cho biết; tại buổi làm việc với UBND phường Hiệp Thành, Quận 11 chúng tôi cũng xác nhận có tự ý bơm nước giếng vào nguồn nước sinh hoạt của người dân chứ không chối bỏ.

“Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh của cư dân cũng như của báo chí, chúng tôi đã ngưng không bơm nước, xin lỗi cư dân và rút kinh nghiệm sâu sắc sau vụ việc.

Hiện công ty (Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại 12- PV) đã hợp đồng với Công ty TNHH XD TM VT Thiên Hoàng Phúc (Q.11, TP.HCM) tiếp viện ngay 3 xe nước với trữ lượng 20 khối một xe (giá 3,5 triệu đồng/xe) nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước cho cư dân trong khi chờ công ty nước Trung An xử lý”- ông Tuấn Anh nói.

Chỉ số tiêu thụ nước do BQL chung cư cung cấp cho phóng viên

Chỉ số tiêu thụ nước một đầu nguồn vào (1 trong 3 đồng hồ) do công ty cấp nước Trung An cung cấp

Ghi nhận trực tiếp tại đầu nguồn nước thủy cục do nhà máy nước Trung An đấu nối, cũng như hệ thống bể chứa ngầm (trữ lượng 300 khối) và 8 bồn chứa nước dung tích 80 ngàn lít trên nóc chung cư, phóng viên nhận thấy nguồn nước thật sự yếu và thiếu hụt rất nhiều. Bể chứa âm gần như khô cạn nước nên 8 bồn chứa nước trên nóc chỉ lưu giữ một lượng nước rất nhỏ.

Nguồn nước thiếu và yếu có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường khi 3 đầu nguồn nước thủy cục (3 đồng hồ) đưa nước vào bể chứa nước khá yếu nên hiện Lock A khu chung cư gần như không có nước.

Làm việc với công ty nước Trung An, đại diện đơn vị cũng xác nhận đã tiếp nhận phản ánh của người dân và BQL chung cư The Parkland về tình trạng thiếu nước, cũng như yêu cầu xin được đấu nối thêm đường cung cấp nước cho chung cư.

“Chúng tôi đã ghi nhận phản ánh của các bên và đã cử bộ phận kỹ thuật xuống dưới kiểm tra để có hướng xử lý. Hiện đề nghị xin được nối thêm đầu cung cấp nước cho chung cư The Parkland của Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại 12 chúng tôi đã tiếp nhận và sẽ có hướng khắc phục sớm nhất”- vị này nói.

Để khắc phục hiện tượng nước thi thoảng bị chuyển màu vàng và dục, ông Trần Anh Tuấn cho biết hiện Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại 12 đã liên hệ được với một đội xúc rửa bể chứa nước chính của chung cư. Đơn vị này sẽ làm việc trong vòng 1 ngày để thau rửa bể chứa.

“Từ khi chung cư đưa vào hoạt động thì bồn chứa nước thủy cục từ nguồn cấp nước Trung An chưa được chúng tôi xúc rửa lần nào, có thể đây là lý do gây nên hiện tượng nước bị dơ(bẩn) ở một vài thời điểm khi bơm nước vào bể, gây khấy đục váng cạn”- ông Tuấn lý giải.

T.rẻ e.m chung cư The Parkland bị dị ứng da vì dùng nước bị bẩn

Chưa thấy hành vi gian lận (?)

Để giải tỏa những nghi ngờ của cư dân The Parkland về việc BQL chung cư có mập mờ trong việc gian lận nước cung cấp cho cư dân hay không chúng tôi đã trực tiếp tìm hiểu các chỉ số nước tiêu thụ hàng tháng (tại công ty nước Trung An) ở chung cư The Parkland để đối sánh với các số liệu mà BQL chung cư cung cấp.

Qua chỉ số nước mà ông Trần Anh Tuấn cung cấp cho phóng viên, cũng như đối chiếu với dữ liệu gốc từ công ty nước Trung an mà chúng tôi có được ở riêng tháng 8/2019 chung tôi nhận thấy không có sự chênh lệnh giữa hai bên khi chỉ số tiêu thụ đúng ở mức 5.550 khối. Chỉ số tháng 7/2019 cũng không sai khi khớp ở con số 4.504 khối.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, chị L.H.Y, cư dân tại đây vẫn chưa thực sự tin tưởng váo các con số này. Bởi theo chị hàng tháng BQL chung cư gần như không cung cấp công khai dữ liệu này cho cư dân biết.

Bà Phạm Thanh Thủy, cư dân tại Lok A chung cư cũng bức xúc: Bản thân gia đình tôi sử dụng nước ở chung cư, hàng tháng tôi bỏ t.iền ra để mua nước thủy cục sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng nước tôi thấy ngứa toàn thân và có nổi các hạt ngoài da.

“Tôi bị ngứa hơn 3 tháng nay và phải đi khám và điều trị da liễu. Tôi mong các cấp chính quyền có trách nhiệm giải quyết thấu đáo. Tôi thật sự nghi ngại về nguồn nước nơi đây, cư dân chúng tôi không cảm thấy yên tâm khi sống trong chính ngôi nhà của mình”- bà Thủy nói.

Hệ thống trữ nước và cung cấp nước cho cư dân trên nóc chung cư. Ghi nhận trực tiếp của PV sáng nay cho thấy nước lên rất ít

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện số lượng cư dân ở tại chung cư The Parkland đã đạt con số 431 hộ/458 căn hộ. Đối chiếu với chỉ số nước sử dụng nước hàng tháng của 5 gia đình tại đây (lấy con số nhỏ nhất- 2 vợ chồng và 1 đứa con) chúng tôi thấy mỗi hộ xài khoảng 10 khối. So sánh với các chỉ số nước mà nhân viên ghi nước Trung An đã ghi chúng tôi chưa ghi nhận sự chênh lệch nhiều.

Nói về chất lượng nguồn nước giếng chưa qua hệ thống lọc, ông Nguyễn T. T- chuyên viên Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường- Chi cục bảo vệ môi trường (Sở TN&MT TP.HCM) cho biết: Nếu nguồn nước giếng bơm chưa qua hệ thống lọc rất dễ có nguy cơ nhiễm sắt, mangan và Magie.

Các nguyên tố như Asen ( Thạch tín), Chì, Thủy ngân cũng có nguy cơ hiện diện trong nước nếu như nguồn nước khai thác gần các bãi rác, khu vực ô nhiễm hoặc kênh rạch. Đặc biệt, nếu sử dụng nguồn nước có hàm lượng Thạch tín vượt quá 10 ptt là vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới và tiêu chuẩn Việt Nam, người dùng lâu ngày có thể bị các bệnh ung thư da, bàng quang, gan, hay bệnh tiểu đường, bệnh bạch huyết.

Một trong các nguy cơ khác mà người sử dụng nước giếng hay gặp phải là dính vi khuẩn E.Coli. Đây là vi khuẩn gây tiêu chảy. Với nước có hàm lượng quá cao của sắt và Mangan người dùng sẽ gây có triệu chứng khó tiêu, giảm hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt là rất nguy hại với t.rẻ e.m”.

“Các kim loại nặng trong nước ô nhiễm như Crom sẽ gây viêm da, u nhọt, hay những chất ô nhiễm “mới” như hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh hay hợp chất gây rối loạn nội tiết tố tồn tại trong nước cũng rất độc hại”- ông T nói.

Bãi tập kết rác cách chưng cư The Parkland chỉ 800 mét

Đ.ánh giá về vụ việc xảy ra tại chung cư The Parkland, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch phường Hiệp thành, Quận 12 cho biết việc ban quản lý chung cư The Parkland tự ý bơm nước giếng cho cư dân sử dụng là hoàn toàn sai vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường cũng như sức khỏe của toàn cư dân đang sinh sống tại đây.

Do đó, ông Hùng đã yêu cầu công ty TNHH Xây dựng & Thương mại 12 và BQL chung cư có phương án kịp thời súc rửa bồn chứa nước, có phương án bảo vệ nguồn nước sạch, tiến hành đưa mẫu nước đi kiểm nghiệm và công bố rộng rãi cho bà con cư dân yên tâm sử dụng.

Anh Tú- Hải Yến

Theo GDTĐ

9 thực phẩm nấu không chín kỹ sẽ độc hơn cả thạch tín

Những loại rau củ chưa được nấu chín sẽ gây ngộ độc thực phẩm hơn cả thạch tín.

1. Măng

Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.

Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh, sau đó chế biến bình thường.

Ảnh minh họa.

2. Sữa đậu nành

Do trong đậu nành sống cũng có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín, khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ độc. Đặc biệt là khi sữa đậu nành được nấu đến khoảng 80 C, chất saponin trong đậu nành gặp nóng sẽ bị giãn nở và bọt nổi lên tạo thành hiện tượng “sôi giả”. Trên thực tế, nếu bạn vừa thấy hiện tượng sôi giả đã ngừng đun các thành phần độc hại như saponin có trong sữa đậu nành sẽ không bị phá hủy hoàn toàn. Điều đó sẽ gây ngộ độc khi sử dụng, thường là sau khi ăn từ 0,5 – 1 giờ có thể phát bệnh, các triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở đường tiêu hóa.

Để ngăn ngừa ngộ độc sữa đậu nành sống, khi sữa đậu nành được nấu chín, cần đun nóng đến 100 C, trong khoảng 10 phút trên lửa nhỏ, lúc này có thể an toàn sử dụng sữa đậu nành.

3. Khoai tây

Ăn khoai tây sống có thể gây ra đầy hơi và các tác dụng tiêu hóa không mong muốn vì thực phẩm này có chứa tinh bột làm cản trở quá trình tiêu hóa. Thậm chí, càng nguy hiểm hơn khi khoai tây được lưu trữ thời gian dài ở những nơi ẩm ướt, trên vỏ có thể xuất hiện một số đốm xanh và phát triển thành độc tố có tên là solanine, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu một củ khoai tây xuất hiện những đốm màu xanh, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.

4. Sắn

Sắn là loại thực phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất. Chúng sẽ rất an toàn nếu được chế biến đúng cách, còn nếu ăn sống hoặc chưa chế biến kỹ, bạn có thể gặp nguy hiểm, thậm chí là t.ử v.ong vì loại củ này chứa hàm lượng lớn linamarin, chất sẽ chuyển hóa thành cyanide độc hại khi ăn sống.

5. Mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin – chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể có tiếp xúc với ánh sáng sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da. Do vậy để bảo vệ sức khỏe mọi người không nên ăn mộc nhĩ khi còn tươi.

6. Cà tím

Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc.

Solanine cơ bản không tan trong nước, do đó dùng các phương pháp như nấu canh, luộc… đều không thể loại bỏ được solanine. Khi nấu cà tím nên thêm một chút dấm ăn để hỗ trợ giúp phá vỡ và phân giải solanine.

7. Đậu cove

Trong đậu cove cũng có độc tố Saponin, nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu cove còn chứa nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày trong cơ thể, gây ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa. Đậu cove có thể chế biến món xào hoặc luộc, tuy nhiên trong quá trình nấu nhất định phải chín kỹ.

8. Nấm kim châm

Trong nấm kim châm sống chứa chất Colchicine rất độc, dễ gây kích ứng mạnh đến niêm mạc đường tiêu hóa và niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến xuất hiện những cảm giác khó chịu như khô họng, buồn nôn. Nếu bạn ăn nhiều nấm kim châm chưa nấu chín, còn có thể gây nguy cơ đại, tiểu tiện ra m.áu.

Đối với các loại nấm khác, bạn cũng nên nấu chín trong khoảng 10 phút, rồi mới ăn, bởi nấm cứng, sẽ khó để có thể chuyển hóa chất dinh dưỡng nếu không được nấu chín. Đồng thời, nếu nấu nấm không kỹ, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc các vi khuẩn chưa được tiêu diệu hết sẽ gây hại cho cơ thể.

9. Cà chua

Để hấp thu lycopene có trong cà chua-chất chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả thì tốt nhất hãy nấu chín trước khi thưởng thức. Bởi lớp vỏ dày của cà chua chứa lycopense, nếu ăn sống bạn chỉ có thể hấp thu được khoảng 4%. Khi nấu lên, bạn có thể dễ dàng chiếm trọn phần lycopene của nó.

Khi cà rốt, bí đỏ được nấu chín, lượng beta-carotene – một chất chống oxy hóa sẽ tăng lên và khi đi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Nếu ăn sống, cơ thể sẽ phải mất một khoảng thời gian và rất khó khăn để có thể tiêu hóa và hấp thụ, nhưng khi đã được nấu chín, lớp vỏ bị phá vỡ và cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng.

Theo Vũ Ngọc/Khỏe & Đẹp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *