BS truyền nhiễm giải đáp vì sao nên hạn chế bật điều hoà để ‘chống’ Covid-19

Khá nhiều người thắc mắc với lời khuyên của các BS về việc nên hạn chế bật điều hoà và mở cửa để thông thoáng khí khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 sẽ giải đáp câu hỏi này.

Ảnh minh hoạ: Internet

Bạn đọc Lưu Văn Dũng (dunglv@emoss.vn) hỏi:

Chào quý báo, tôi có 1 thắc mắc là: theo khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng tránh Covid-19, có khuyến cáo là “Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa,…”.

Tôi xin hỏi: Tại sao cần hạn chế sử dụng điều hòa. Hiện nay thời tiết miền Bắc rất lạnh, có thể xuống dưới 20 độ C. Tôi nghĩ bật điều hòa để nâng nhiệt độ phòng lên 25 – 26 độ C sẽ tốt hơn chứ? Covid-19 không ưa nhiệt độ cao phải không? Tôi xin cảm ơn.

BS. Trương Hữu Khanh trả lời:

Có thể người ta hình dung điều hòa là làm lạnh xuống, nhưng nhiệt độ và độ ẩm là vô cùng quan trọng. Nên khi chúng ta mở điều hòa phải kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm ra sao. Độ ẩm dưới 50% là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Vì vậy, chúng ta nên điều chỉnh để làm sao, nhiệt độ trên 25oC và độ ẩm càng cao càng tốt.

Thói quen của những văn phòng công sở là thích mở điều hòa hay máy lạnh cho thật lạnh, thật mát, nên lời khuyến cáo trên là nhằm mục đích hạn chế thói quen này.

Còn mở cửa thông thoáng là sao? Chúng ta hãy hình dung, trong bầu không khí, 10m2, nồng độ virus sẽ cao hơn, đậm đặc. Khi mở cửa thông thoáng, không khí vào nhà hay vào phòng, ánh nắng vào nhà sẽ làm loãng nồng độ virus đi. Một trong những yếu tố khiến virus tấn công vào cơ thể con người là phụ thuộc vào nồng độ không khí.

Điều này đã được chứng minh ở dịch SARS và MERS rồi.

HOÀ THUẬN (tienphong.vn)

Tại sao TP HCM, Bình Thuận nắng nóng vẫn nhiều người nhiễm nCoV?

Chuyên gia truyền nhiễm nhận định dù ngoài trời nóng, việc người ở trong phòng kín và dùng máy lạnh vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho nCoV lây lan.

Đặc tính chung của dòng virus corona là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C. Nhiệt độ cao là yếu tố hạn chế hoạt động và thời gian tồn tại của virus, giúp ngăn dịch bùng phát, tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết.

Sau khi ra khỏi vùng hầu họng của người mang bệnh, virus có thể sống trong giọt b.ắn của người bệnh. Nếu nhiệt độ thấp, thời gian sống của nó lên đến vài giờ. Trong môi trường vừa có nắng vừa nhiệt độ cao, thì chỉ trong 3-5 phút virus có thể bị t.iêu d.iệt, nguy cơ lây nhiễm giảm đi nhiều, tiến sĩ Hùng cho biết.

Hai tuần qua, nhiệt độ mỗi ngày TP HCM và Bình Thuận duy trì ở 34-36 độ C. Trong khi đó số bệnh nhân Covid-19 ở hai tỉnh thành này tăng nhanh. Đến ngày 15/3, Bình Thuận ghi nhận 9 bệnh nhân trong khi trước đây không có ca nào, TP HCM 8 bệnh nhân mới.

Phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM, cho biết nhiệt độ, độ ẩm, hành vi con người là những yếu tố nguy cơ lây nhiễm nCoV, trong đó hành vi con người là yếu tố quan trọng. Môi trường khép kín, chật hẹp, mật độ đông người, tiếp xúc lâu là yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm bệnh.

Theo phó giáo sư Lân, thường ở nhiệt độ khoảng 20-33 độ C con người sẽ hoạt động nhiều, mở cửa nhà thông thoáng. Khi thởi tiết trên 33 độ như ở TP HCM, Bình Thuận, con người trở nên lười vận động hơn, ít rửa tay, thường có xu hướng sử dụng điều hòa nhiệt độ nhiều.

“Cùng ngồi trong máy lạnh ở không gian văn phòng, quán xá, hội thảo, máy bay, hoặc nhiều gia đình chỉ bật điều hòa ở một phòng rồi vào sử dụng chung… dễ phát tán virus cho nhau”, ông Lân phân tích. Khi ở trong phòng mát mẻ, mọi người cũng thường ngại ra ngoài rửa tay hơn.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, nguy cơ lây lan nCoV tùy thuộc nhiều yếu tố, trong đó có cách tiếp xúc giữa các cá thể.

“Các thành viên trong nhà thường tiếp xúc gần, lây bệnh cho nhau, đặc biệt tại các thành phố nhiều người đóng kín cửa mở máy lạnh. Đấy là môi trường lý tưởng để virus lây lan”, bác sĩ Khanh nói.

Lối vào khu cách ly bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, các nhân viên y tế bệnh viện tiếp tế cơm cho nhân viên trực cách ly, trưa 12/3. Ảnh: Việt Quốc.

Mặt khác, cũng cần hiểu rằng “nCoV c.hết ở nhiệt độ cao nhưng không thể khẳng định nhiệt độ cao thì virus không lây lan”, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Y tế Dự phòng, nói.

Hình thức lây của virus là thông qua giọt b.ắn nên chỉ cần hít phải giọt b.ắn là đã nhiễm bệnh, đây là cách lây trực tiếp. Không nên thấy môi trường nhiệt độ cao rồi chủ quan, không sử dụng biện pháp bảo hộ, như khẩu trang, khi giao tiếp.

Đến tối 15/3, Việt Nam ghi nhận 54 bệnh nhân Covid-19, trong đó 16 người đã khỏi bệnh từ tháng trước. Bình Thuận và Hà Nội có 9 bệnh nhân, TP HCM 8 trường hợp. “Bệnh nhân 34”, nữ doanh nhân ở Bình Thuận, là nguồn lây nhiều nhất, liên quan đến 10 trường hợp mắc bệnh khác.

Lê Phương – Chi Lê (vnexpress.net)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *