Bụi mịn có thể gây đột quỵ và làm tổn thương não bộ

Nồng độ bụi mịn liên tục đạt “đỉnh” mới trong những ngày gần đây tại Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số bệnh nhân vào viện vì các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và tim mạch gia tăng thời gian qua.

Theo ông Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhóm nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp với Bệnh viện Nhi T.Ư và ĐH Y tế công cộng đã cho thấy thời điểm nào có ô nhiễm cao điểm thì thời điểm đó số người nhập viện do bệnh lý tim mạch và hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản bụi gia tăng.

Hà Nội mù mịt vì ô nhiễm

“Bụi mịn PM 2.5 khi hít vào chúng ta không có cảm nhận rõ rệt, không cảm nhận được bụi vào cơ thể, nhưng những hạt bụi siêu nhỏ này đã xuyên qua phế nang, mao mạch, gây những phản ứng bên trong cơ thể, gây đột quỵ, ảnh hưởng tới bánh nhau của phụ nữ mang thai. Bụi mịn còn ảnh hưởng đến não bộ, đặc biệt ở t.rẻ e.m. Nó có thể làm tổn thương các tế bào não, hệ quả làm suy yếu sự phát triển nhận thức và khả năng học hỏi của trẻ. Ngoài ra, bụi mịn còn làm tăng nguy cơ thoái hóa thần kinh”, ông Giáp cho biết.

Bụi mịn kích thước quá nhỏ xuyên qua phế nang mao mạch vào trong tuần hoàn cơ thể, gây tổn thương tim mạch, đột quỵ não.

Ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Ước tính khoảng 43% trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp, 30% ca t.ử v.ong do ung thư phổi, có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Giáo sư Ngô Quý Châu, Phó giám đốc phụ trách Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, cho hay khoảng 4,4% người trên 40 t.uổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) – tình trạng viêm, tổn thương phổi không hồi phục. Tỷ lệ này có xu hướng tăng. Nguyên nhân chính gây COPD, ngoài hút t.huốc l.á, thuốc lào, còn có ô nhiễm môi trường bởi khói bụi từ các phương tiện giao thông, khói bếp than, khói đốt rơm rạ.

Bụi mịn là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng không khí. Những ngày này không khí Hà Nội ở mức nguy hại. “Người dân ra ngoài cần đeo khẩu trang, cụ thể là khẩu trang N99 hay N95, sẽ khống chế được 95% bụi mịn”, bác sĩ Giáp nói.

Nguyễn Bách

Theo petrotimes

‘Bạn chưa bao giờ được một mình…’: Bộ ảnh doodle đang gây sự chú ý

Cuộc đời mỗi chúng ta ngay từ lúc sinh ra đã luôn “bị làm phiền” bởi một “vong bụi mịn” mang bí danh PM2.5. Bé Bụi này là ai mà già trẻ gái trai đều không tài nào thoát được? Chúng ta cùng khám phá nhé.

Nhờ “ưu điểm” kích thước siêu vi chỉ 2,5 micromet trở xuống – nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc, chỉ bằng 1/100 lỗ chân lông mà bụi PM2.5 trở nên dễ dàng bám chặt vào da, len lỏi thâm nhập vào cơ thể con người, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe với nhiều ví dụ bệnh điển hình như tim mạch, hô hấp, đột quỵ, ung thư…

Thêm phạm vi hoạt động lại thuộc dạng siêu to khổng lồ nữa, thì bạn hãy cứ yên tâm rằng chúng ta sẽ luôn được “nép trong vòng tay bụi mịn” nhé.

Nếu ai vẫn đang nghĩ “vong” bụi mịn PM2.5 chắc còn ở xa đâu đâu, chứ chưa đụng được đến mình, thì hãy xem ngay câu chuyện về Bé Bụi chuẩn không cần chỉnh ngay dưới đây. Đảm bảo bạn sẽ ồ à không ngớt vì thấy sao quen quen với mình đến thế.

Đi ăn cơm tấm, Bụi cũng quấn quýt không rời. Mấy cô nướng thịt, nấu ăn bằng lò than phải chú ý nhé, vì đây là những nguồn bụi mịn to phát hoảng đấy

Những góc đường với nhiều viên gạch lát bể bung đầy bụi, công trường xây dựng đầy đất cát vật liệu, khu công nghiệp mịt mù khí thải, đâu đâu cũng là địa bàn của Bé Bụi PM2.5. Do đó, công nhân hay những người lao động ngoài trời sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn

Đi ăn bánh tráng trộn…bụi…huhu. Bụi có thể thông qua đường ăn uống đi thẳng vào m.áu và di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể

Ngay cả trong các khoảnh khắc bình yên đời thường lúc t.uổi già cũng không yên, bụi mịn PM2.5 vẫn ngầm gây hại mà không ai nhận ra. Các đối tượng nhạy cảm hàng đầu phải kể đến những người có vấn đề về hô hấp và tim, t.rẻ e.m, trẻ còn trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai và người già, cần được đặc biệt chú ý đề phòng biến chứng từ bụi mịn PM2.5

Khói từ việc thắp nhang quá nhiều cũng là nguồn sản sinh bụi mịn nguy hiểm. Mọi người hạn chế thói quen này và cẩn trọng nha

Công bố tại hội thảo “Ô nhiễm không khí – Mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng” năm 2017, lượng bụi PM2.5 trung bình năm 2016 ở TP.HCM là 28,23 g/m3(microgram/mét khối), cao gấp 3 lần so với tiêu chuẩn của WHO. Trong khi đó, tại Hà Nội chỉ số này lên tới 50,5 g/m3, cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia, gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình của WHO và chỉ đứng sau thủ đô New Delhi của Ấn Độ – nơi ô nhiễm không khí hàng đầu thế giới.

Theo Health, việc tiếp xúc với bọn “vong” này có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, sổ mũi và khó thở. Nguyên nhân chính là do bụi PM2.5 cộng với một vài loại khí thải, gây kích ứng niêm mạc đồng thời khiến tế bào thiếu oxi dẫn đến suy giảm chức năng phổi, làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.

Trong khi đó, các chuyên gia về da liễu cũng nhận định, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da… Chúng là nơi chứa nhiều mầm bệnh, tác nhân mang vi khuẩn, virus, nấm mốc vào cơ thể người nếu tiếp xúc lâu dài và tùy theo cơ địa của từng người sẽ có các bệnh lý khác nhau.

Trên thực tế, bất chấp việc che chắn kỹ càng cho cơ thể bằng áo khoác hoặc váy chống nắng,… làn da vẫn bị bụi bẩn tấn công mỗi ngày. Ô nhiễm, khói bụi tích tụ sâu bên trong da, làm bít tắc lỗ chân lông, da không đều màu, thâm sạm, tàn nhang, nám,… Những tác nhân này còn phá hủy các vitamin, làm sợi collagen suy yếu khiến da mất độ đàn hồi và các dấu hiệu lão hóa, nếp nhăn dần xuất hiện. Làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ dị ứng, nổi mụn, không đủ sức để chống chọi với các tác nhân từ bên ngoài.

Đừng mãi thờ ơ với chính sức khỏe của bạn, của người thân và cả những người “dưng ngược lối” xung quanh nữa, đã đến lúc bạn cần hành động để t.iêu d.iệt bụi mịn này rồi. Diệt “vong” hay diệt vong? Đây là lựa chọn của chính mỗi người đó.

Trước tình trạng “vong” bụi siêu mịn hoành hành và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe loài người, Lifebuoy mong muốn mọi người đều nhận thức được mối nguy hại này. Đồng thời, mỗi người hãy luôn nhớ “Không nơi đâu, không có ai là an toàn với bụi PM2.5” để luôn chủ động bảo vệ bản thân mình và người thân, để sức khỏe không phải “kêu cứu” nữa.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *