Dưới đây là 6 lý do khiến bụng phình ra.
Di truyền
Nếu ngay cả sau khi ăn uống sạch và lành mạnh, bạn không thể giảm vòng eo, thì đó có thể là do gen của bạn. Mặc dù gen không được liên quan trức tiếp với bụng to, nhưng có một số tác động lên nó. Điều này xảy ra bởi vì chất béo nội tạng – một loại chất béo được lưu trữ trong vùng bụng và bụng một phần được quyết định là do di truyền. Vì vậy, nếu ông bà, cha mẹ của bạn có vòng 2 to, bạn cũng có thể phải chịu vấn đề này.
Dị ứng thức ăn
Không phải tất cả các loại dị ứng thực phẩm đều có triệu chứng như nổi mề đay hoặc nổi mụn. Một số dị ứng thực phẩm như chứng không dung nạp gluten và nhạy cảm với gluten thậm chí có thể dẫn đến viêm và làm dãn dạ dày. Nó cũng có thể gây đầy hơi, đau khớp và đau đầu.
Suy giáp
Suy giáp là một lý do phổ biến khác gây tăng cân. Bệnh tuyến giáp làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến sự tích tụ chất béo ở các bộ phận cơ thể khác nhau bao gồm cả vùng dạ dày. Hormon tuyến giáp làm giảm tốc độ của các cơ quan khác nhau trong cơ thể, do đó cơ thể đốt cháy ít calo hơn, cuối cùng dẫn đến tăng cân.
Steroid
Steroid là một trong những lý do khiến mọi người tăng cân. Hầu hết phụ nữ mãn kinh sử dụng steroid để chống lại nội tiết tố thay đổi nội tiết tố đều có nguy cơ tăng cân. Điều này xảy ra bởi vì steroid tái cân bằng hormone, dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng.
Thuốc chống trầm cảm
Uống thuốc chống trầm cảm trong một thời gian dài thậm chí có thể dẫn đến tăng cân. Các loại thuốc ảnh hưởng đến mức độ insulin trong cơ thể, dẫn đến tích tụ chất béo xung quanh bụng. Nhưng điều này phụ thuộc vào loại thuốc bạn đang dùng.
Insulin
Insulin có thể gây ra những thay đổi hóa học khác nhau trong cơ thể, giúp hấp thụ glucose và kiểm soát lượng đường trong m.áu. Nội tiết tố thay đổi thường dẫn đến tăng cân.
Ngọc Huyền
Theo Timesofindia/emdep
10 Lợi ích sức khỏe khó tin của men vi sinh bạn cần biết
Men vi sinh là những vi khuẩn sống trong đường ruột giúp hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng. Khoa học chứng minh men vi sinh còn mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người.
Men vi sinh có khả năng hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng, ức chế vi khuẩn gây hại tại đường tiêu hóa
Trong đường ruột của con người có cả những vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu cùng chung sống, với tỉ lệ 85% vi khuẩn tốt và 15% vi khuẩn xấu. Tỉ lệ này đảm bảo hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường, hệ miễn dịch tốt (vì 70-80% hệ miễn dịch tập trung ở đường ruột). Bởi vậy, bổ sung men vi sinh có chứa những lợi khuẩn tốt đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Điển hình như những lợi ích dưới đây:
1. Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
Lợi ích đầu tiên của probiotics là giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Nghiên cứu phân tích tổng hợp được tiến hành tại Đại học Dalhouie (Nova Scotia, Canada) cho thấy: Probiotics giúp hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh tại đường tiêu hóa. Việc lựa chọn chủng lợi khuẩn phù hợp có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa.
Các nghiên cứu lâm sàng đều cho thấy probiotics có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy, gồm có tiêu chảy do kháng sinh, tiêu chảy cấp, tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các chế phẩm probiotics còn giúp giảm triệu chứng táo bón.
2. Giảm kháng kháng sinh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi kháng kháng sinh là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Vi khuẩn kháng lại kháng sinh do việc lạm dụng thuốc kháng sinh, hoặc do người dân tùy tiện sử dụng kháng sinh mà không có tư vấn của bác sĩ, dược sĩ…
Probiotics có thể giúp khôi phục lại hệ vi sinh đường ruột sau khi dùng thuốc kháng sinh và giảm nguy cơ kháng kháng sinh. Một số nghiên cứu cho thấy chế phẩm probiotics có thể giúp tăng hiệu quả của kháng sinh và ngăn cản các vi khuẩn gây bệnh kịp “thích nghi” với kháng sinh.
Bổ sung men vi sinh sẽ giúp giảm nguy cơ kháng kháng sinh
3. Tinh thần tốt hơn
Ngày càng có nhiều nhà khoa học công nhận đường ruột chính là “bộ não thứ 2” của cơ thể. Một nghiên cứu hồi cứu công bố năm 2015 đã làm sáng tỏ sự tương tác phức tạp giữa não và đường ruột của người. Nhóm tác giả đã đề xuất một khái niệm “Pscyhobiotics” (hiểu là những probiotics ảnh hưởng đến hoạt động não bộ), sự tương tác não – ruột có ảnh hưởng đến các chứng bệnh như rối loạn tâm lý, trầm cảm, tự kỷ, tăng động giảm chú ý.
Nghiên cứu trên động vật cho thấy bổ sung probiotics giúp giảm hồi hộp, căng thẳng bằng cơ chế giảm các phản ứng “thái quá” của não bằng phản ứng điều hòa thần kinh từ đường ruột. Hiểu một cách đơn giản, khi sức khỏe đường ruột được tăng cường sẽ giúp hệ thần kinh “êm dịu” và tránh căng thẳng thái quá.
4. Ngăn ngừa phản ứng viêm và nâng cao miễn dịch
Các phản ứng viêm mạn tính là nguồn gốc của nhiều căn bệnh. Gần đây một nghiên cứu rất đáng chú ý được công bố: Probiotics có thể giảm các phản ứng viêm và nâng cao miễn dịch đường ruột ở các bệnh nhân HIV. Các đáp ứng miễn dịch tại đường ruột chiếm đến 80% hoạt động miễn dịch của cơ thể. Probiotics có thể giúp điều hòa các phản ứng viêm tại đường ruột sẽ giúp cải thiện đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
5. Làn da khỏe hơn
Các nghiên cứu phân tích tổng hợp trên các chế phẩm bổ sung probiotics đã cho thấy khả năng ngăn ngừa viêm da cơ địa và eczema ở trẻ nhỏ. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng có liên quan đến mụn, mặc dù cơ chế chưa rõ ràng.
6. Ngăn ngừa dị ứng thức ăn
Trẻ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị dị ứng trong 2 năm đầu đời. Nguyên nhân là probiotics có thể làm giảm các phản ứng dị ứng do thức ăn, cơ chế có liên quan đến phản ứng điều hòa phản ứng viêm của lợi khuẩn.
Men probiotics có khả năng ngăn ngừa dị ứng thức ăn
7. Hỗ trợ điều trị một số bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh
Probiotics có thể hữu ích trên 2 chứng bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh là: Viêm ruột hoại tử (necrotizing enterocolitis-NEC) và n.hiễm t.rùng sơ sinh (neonatal sepsis-NS). Đây đều là những bệnh thường gặp ở trẻ sinh thiếu cân, là nguyên nhân gây t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu đã chứng minh khi sản phụ bổ sung men vi sinh có chất lượng tốt, em bé khi ra đời sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh kể trên.
8. Giảm huyết áp
Một nghiên cứu phân tích cỡ mẫu lớn gần đây cho thấy probiotics giúp giảm huyết áp bằng cơ chế cải thiện chuyển hóa lipid, giảm kháng insulin, điều hòa nồng độ renin huyết tương (một enzyme được thận tiết ra giúp điều hòa huyết áp). Các nhà nghiên cứu coi probiotics là một giải pháp tiềm năng giúp điều trị cao huyết áp do sự lành tính, rất ít tác dụng phụ trên cơ thể người.
9. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Trong một nghiên cứu với 200.000 bệnh nhân tham gia, trong đó có 15.156 bệnh nhân tiểu đường type 2, các nhà khoa học đã xác nhận kết quả khả quan: Nhóm bệnh nhân ăn sữa chua có chứa probiotics thường xuyên đã kiểm soát đường huyết tốt hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
10. Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể dẫn đến xơ gan, suy gan hoặc t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời. Một nghiên cứu được công bố năm 2013 cho thấy probiotics giúp cải thiện các chỉ số hóa sinh quan trọng ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ, hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị.
Nên chú ý gì khi mua men vi sinh?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm men vi sinh với nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, không phải cứ bổ sung lợi khuẩn là sẽ “gặt hái” được những lợi ích sức khỏe tốt. Bởi, đa số lợi khuẩn khi được đưa vào cơ thể sẽ bị dịch vị, acid dạ dày t.iêu d.iệt. Số lượng lợi khuẩn vượt qua “hàng rào” dịch vị, acid dạ dày, để xuống tới ruột non không nhiều.
Bởi vậy, theo các chuyên gia, người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn, như bào tử Bacillus Clausii. Lợi khuẩn ở dạng bào tử có nghĩa là “ngủ đông” trong những chiếc kén bảo vệ, sẽ dễ dàng vượt qua môi trường bất lợi như dịch vị và acid dạ dày. Khi vào đến ruột non, các bào tử này sẽ hút nước, nảy mầm và phát triển thành lợi khuẩn, phát huy công dụng của mình.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN