BV Bệnh Nhiệt đới TW đào tạo kỹ thuật lọc m.áu, ECMO trong điều trị COVID-19 cho tuyến dưới

Với phương pháp đào tạo “cầm tay chỉ việc”, các nhân viên y tế tuyến dưới sẽ được các bác sĩ, điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị COVID-19 hướng dẫn điều trị, chăm sóc từ bệnh nhân COVID-19 thông thường đến các bệnh nhân nặng…

Nhằm tạo nguồn nhân lực sẵn sàng ứng phó với đại dịch COVID-19 theo phương châm 4 tại chỗ, ngày 20/7/2021, 49 cán bộ y tế là các bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa hồi sức, cấp cứu từ các cơ sở Y tế của tỉnh Hưng Yên được cử đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để đào tạo về chẩn đoán, chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có các kỹ thuật cao như thở máy, thở máy không xâm nhập, ecmo, lọc m.áu…

Với phương pháp đào tạo “cầm tay chỉ việc”, các nhân viên y tế tuyến dưới sẽ được các Bác sĩ, điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị COVID-19 hướng dẫn điều trị, chăm sóc từ bệnh nhân mắc COVID-19 thông thường đến các bệnh nhân nặng, có nhiều bệnh lý nền, cần kỹ thuật cao.

Kết thúc khóa đào tạo, các học viên có thể tự khám, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại địa phương theo phương châm 4 tại chỗ, đồng thời có thể sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị khác khi có yêu cầu.


Đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên y tế tuyến dưới.

Chia sẻ với các y, bác sĩ tham gia khóa đào tạo, TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mong rằng các học viên cố gắng hoàn thành khóa đào tạo trong thời gian từ 1 đến 2 tháng để có thể trở về địa phương hỗ trợ công tác phòng chống dịch, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ cho các đơn vị khác khi cần.

Theo thống kê, kể từ đầu đợt dịch COVID-19 thứ 4 đến nay, bệnh viện đã tổ chức các lớp đào tạo trực tuyến về chăm sóc, điều trị COVID-19 cho các tuyến dưới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn cử nhiều cán bộ đi hỗ trợ chuyên môn cho các tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và hiện nay đang là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp…

Bệnh viện còn đón tiếp và đào tạo tại chỗ cho nhiều cán bộ y tế đến từ các địa phương như: Vĩnh Phúc, Phúc Yên, Hải Phòng, Thái Nguyên… và nay là Hưng Yên, giúp các địa phương chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 257 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 28 bệnh nhân nặng, nguy kịch (thở oxy: 07; thở máy: 21; ECMO: 06).
Trong ngày hôm nay (20/7) có 25 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại bệnh viện khỏi bệnh, được xuất viện trở về địa phương tiếp tục cách ly, theo dõi y tế theo quy định.

Người đàn ông 47 t.uổi bị suy thận mãn tính, phải nhập viện lọc m.áu, bác sĩ nhắc nhở ăn 3 món sau sẽ khiến bệnh thận tiến triển “thần tốc” nên hạn chế

Chỉ vì lỡ miệng ăn 3 món này trong tiệc sinh nhật của mình, người đàn ông 47 t.uổi ở Trung Quốc phải nhập viện vì suy thận mãn tính, cần lọc m.áu liên tục.

Cách đây 10 năm, khi đi khám sức khỏe định kỳ, 1 người đàn ông họ Vương, 47 t.uổi, sống tại Vân Nam (Trung Quốc) được bác sĩ nhắc nhở rằng hàm lượng axit uric trong cơ thể cao, tuy nhiên, các chỉ số khác đều bình thường, không có triệu chứng đáng lo nào. Do đó, anh ta cũng không quá để tâm.

Nhưng gần đây, sau sinh nhật lần thứ 47 của mình, anh Vương luôn cảm thấy chóng mặt, nước da chuyển sang màu vàng và bị phù ở chân. Vẫn cho rằng mình có lối sống khá lành mạnh nên anh nhất quyết không đi khám. Sau nhiều lần thuyết phục, anh Vương cuối cùng đã đến bệnh viện thì phát hiện axit uric cao tới 650mol/L.

Siêu âm ổ bụng và các xét nghiệm khác cho thấy anh bị suy thận mãn tính và cần phải phẫu thuật phúc mạc, điều trị lọc m.áu.

Bệnh này tiềm ẩn trong cơ thể người và thường không có triệu chứng rõ ràng, đặc điểm lâm sàng không đặc hiệu, bao gồm tổn thương chức năng thận, không có bất thường rõ ràng về cặn nước tiểu, protein niệu nhẹ và nồng độ uric huyết thanh thường cao hơn bình thường.

Căn nguyên liên quan mật thiết đến lối sống và chế độ ăn uống. Bởi vì nhiều loại thực phẩm làm tăng axit uric m.áu bằng cách khiến việc chuyển hóa purin trong cơ thể không bình thường, dẫn đến sản sinh quá nhiều hoặc đào thải không tốt, làm axit uric tích tụ trong cơ thể.

Qua trường hợp của anh Vương, bác sĩ nhắc nhở mọi người, đặc biệt là những người có vấn đề về thận nên hạn chế ngay 3 loại thực phẩm sau:

1. Bia rượu

Uống bia rượu không chỉ làm nặng thêm bệnh gút mà còn gây bệnh thận hoặc làm bệnh thận tiến triển xấu hơn. Nguyên nhân là do trong bia rượu có độc tính của chất acetaldehyde.

Vì vậy, người khỏe mạnh cũng không nên uống rượu bia, còn những bệnh nhân gút hay suy thận thì cần tránh xa nó tuyệt đối.

2. Hải sản và thịt nướng

Người có axit uric cao không nên ăn hải sản, điều này chắc nhiều bạn đã biết, vì hầu hết các loại hải sản đều có hàm lượng purin cao. Nhiều bạn thích ăn đồ nướng, hải sản với bia, điều này nên tránh đối với người bị suy thận và có axit uric cao. Những người này nên có chế độ ăn nhạt hơn, ít dầu mỡ và kiểm soát lượng purin nạp vào.

3. Các món kho và món lẩu

Bệnh nhân suy thận sẽ gặp vấn đề bất thường trong quá trình bài tiết phốt pho, trong khi các món kho hay nước lẩu chứa nhiều purin, sẽ khiến tình trạng này thêm trầm trọng.

Ngoài ra, khi ăn lẩu, ngoài hải sản, chúng ta thường sẽ ăn kèm với 1 số loại thịt đỏ hoặc nội tạng động vật… Đây cũng là những thực phẩm chứa nhiều purin và phốt pho, không chỉ làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể mà còn đẩy nhanh tình trạng suy thận. Ăn lượng lớn thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạng cho những bệnh nhân suy thận nặng.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Sun, Eat This

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *