Cà chua ăn sống hay nấu chín tốt hơn?

Cà chua là thực phẩm phổ biến có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe từ bổ mắt tới phòng ngừa ung thư, mỡ m.áu, ngăn chặn biến cố tim mạch, tăng sức đề kháng.

Các thành viên trong gia đình tôi đều thích ăn cà chua. Tôi dùng cà chua làm canh, nước ép, salad. Khi có người ốm, mẹ tôi thường nấu chín cà chua, nghiền nát, lọc lấy nước uống. Xin chuyên gia tư vấn sử dụng cà chua sống hay chín sẽ tốt hơn? Xin cảm ơn. (Vũ Minh Hằng – Thanh Xuân, Hà Nội)

Lương y Bùi Đắc Sáng – Hội Đông Y Hà Nội trả lời:

Cà chua có nhiều loại khác nhau tùy theo mỗi nơi trồng. Ví dụ cây cà kiu (cà chua ta) có lá mỏng, quả hình cầu bé, chua hơn. Loại quả to gọi là cà chua tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, nay được trồng phổ biến khắp nước ta để lấy quả ăn, nấu canh giấm, làm mứt, tương ớt, xốt cà chua…

Cà chua là loại thực phẩm hằng ngày nhưng nhiều người không biết rõ tác dụng như thế nào. Loại quả này chứa nhiều lycopene là chất chống oxy hóa rất tốt với sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy chất này hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, mỡ m.áu; có khả năng dự phòng ung thư.

Bảng so sánh dinh dưỡng của cà chua và các thực phẩm khác (100g):

Trong 100g cà chua chứa 20% lượng vitamin A cần cho mỗi ngày; vitamin C (20-25%) tăng cường miễn dịch. Vì vậy, khi bạn ốm, mệt mỏi, bổ sung cà chua sẽ tăng cường đề kháng. Cà chua còn giàu vitamin K tốt cho thành mạch, có khả năng chống đông m.áu. Cà chua có kali tăng đào thải muối, tốt cho người bị tăng huyết áp.

Theo Đông y, cà chua có tính chua, ngọt, nhạt, mát, có tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa, điều hòa bài tiết.

Cà chua có thể ép nước dành cho trường hợp suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mạn tính, bị sung huyết, m.áu đặc dính (mỡ m.áu), xơ cứng tiểu động mạch, đau khớp, thống phong, urê huyết cao, sỏi niệu đạo, sỏi mật, táo bón, viêm ruột.

Cà chua có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Freepik.

Cà chua có hai cách sử dụng là nấu chín hoặc ăn sống. Cà chua chứa lycopene khi nấu chín sẽ giúp tăng hấp thụ hơn khi ăn sống. Cà chua cũng có axit oxalic, nếu ăn nhiều dễ gây sỏi thận nhưng nấu chín, axit này có thể bay hơi.

Một số nghiên cứu cho rằng cà chua nấu chín tốt hơn ăn sống. Tuy nhiên, theo tôi, bạn chọn nấu chín hay ăn sống tùy vào món ăn. Ví dụ, khi làm salad, nước ép, bạn có thể ăn sống cà chua như trái cây thông thường. Cà chua cũng có thể nấu chín khi làm các món xốt, hấp, nước canh.

Lưu ý, người đang dùng thuốc chống đông hạn chế ăn cà chua. Người đau dạ dày, tá tràng cẩn trọng vì cà chua vẫn chứa axit gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Không nên dùng cà chua chưa chín vì chứa chất kiềm, ăn xong thấy vị chát ở miệng, ăn nhiều dễ bị trúng độc.

Trời chuyển lạnh, người có thói quen này cần đặc biệt cảnh giác

Trong những ngày đông giá rét, những người có thói quen tắm đêm cũng gia tăng nguy cơ các biến cố tim mạch hoặc đột quỵ, do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi tắm, hoặc nhà tắm không kín gió…

Những ngày này Hà Nội và các tỉnh miền Bắc chìm trong không khí lạnh, nhiệt độ xuống thấp, có nơi nhiệt độ xuống dưới 10 độ. Đây cũng là thời điểm nhiều người phải nhập viện vì các bệnh lý tim mạch.

Thống kê tại Bệnh viện Tim Hà Nội, thời điểm rét đậm ở mùa đông năm trước, bệnh viện đã phải tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý tim mạch, trong đó chủ yếu là người cao t.uổi và những người có t.iền sử bệnh tim mạch.

TS Vũ Quỳnh Nga – Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, thời tiết lạnh huyết áp thường tăng cao so với thời tiết trong năm khoảng 5mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng về tim mạch.

Thời tiết xuống thấp các Catecholamin trong m.áu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng m.áu trở về tim và tăng huyết áp.

“Đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình, theo thống kê thì chỉ có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và trong số những người được điều trị chỉ có 1/3 kiểm soát được huyết áp bằng thuốc”, TS. BS Vũ Quỳnh Nga cho hay.

Ngoài ra, khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch m.áu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên, ngoài ra mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa,….

Nếu huyết áp tối đa quá 180 mmHg là điều rất đáng lo ngại. Nhiều người có t.iền sử tăng huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200mmHg, nếu không phát hiện và dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch m.áu não và t.ử v.ong.

Giải thích thêm với phóng viên, BS Đinh Thế Tiến, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, mùa lạnh huyết áp có xu hướng tăng cao hơn một chút so với bình thường, và để duy trì huyết áp này cơ thể sẽ tăng tiết các chất nội mô có tác dụng co mạch ngoại biên, tăng lượng m.áu về tim, vì vậy có nguy cơ gia tăng các bệnh lý tim mạch ở những người có sẵn các vấn đề về tim mạch.

Đặc biệt đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh nhu cầu ôxy cho cơ tim tăng hơn vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi m.áu cơ tim cấp..

“Thời tiết lạnh cũng làm m.áu gia tăng khả năng đông m.áu, tăng nguy cơ tạo huyết khối, tắc mạch. Đặc biệt đối với những người có t.iền sử xơ vữa động mạch hoặc bệnh lý huyết khối.


BS. Đinh Thế Tiến thăm khám cho bệnh nhân

Đáng lưu ý, đối với những người có thói quen tắm đêm cũng gia tăng nguy cơ các biến cố tim mạch hoặc đột quỵ do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi tắm, hoặc nhà tắm không kín gió”, BS Đinh Thế Tiến cảnh báo.

Để dự phòng các tai biến của bệnh tim mạch vào mùa lạnh, TS. BS Vũ Quỳnh Nga khuyến cáo mọi người cần được giữ ấm, đặc biệt với người cao t.uổi hoặc người có t.iền sử mắc bệnh tim mạch hay cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.

Cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhất là các trường hợp tăng huyết áp.

Đối với trẻ có bệnh lý tim bẩm sinh rất hay mắc phải các bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm phổi chính vì vậy cần giữ ấm cổ và cơ thể, hạn chế ra ngoài trời lạnh. Trong trường hợ có dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay cơ sở chuyên khoa về tim mạch để được thăm khám.

BS Đinh Thế Tiến cũng lưu ý thêm, người dân đặc biệt người cao t.uổi sức đề kháng yếu cần tuyệt đối thực hiện các biện pháp dự phòng, giữ ấm cơ thể, tránh lạnh đột ngột, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài trời.

Cụ thể, những ngày trời giá rét thì cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Nếu bắt buộc ra ngoài cần giữ ấm, làm nóng cơ thể.

“Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh. Những bệnh nhân bị tăng huyết áp, mỡ m.áu, hoặc có bệnh huyết khối nên uống các thuốc đều theo chỉ định của bác sĩ. Cần thăm khám đầy đủ và đúng hẹn, tránh việc tự ý ngừng thuốc, nghỉ thuốc”, BS Đinh Thế Tiến nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *