Cà chua giúp kiểm soát huyết áp cao

Cà chua có nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt là có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp và duy trì sức khỏe tim.

Cà chua làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, cà chua còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt là có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp và duy trì sức khỏe tim. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ gây bệnh và t.ử v.ong vì bệnh tim mạch. Bao gồm cà chua trong chế độ ăn có thể giúp giảm nguy cơ này. Điều này được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.

Theo một nghiên cứu năm 2009 đăng trên Cardiovascular Drugs and Therapy, bổ sung chiết xuất cà chua vào chế độ ăn của người bị cao huyết áp không chỉ làm giảm liều thuốc ức chế ACE, các thuốc chẹn canxi và kết hợp với liều thấp thuốc lợi tiểu cho thấy giảm đáng kể chỉ số huyết áp. Huyết áp giảm hơn 10 mmHg (tâm thu) và hơn 5 mmHg (tâm trương). Hơn nữa, không có bất cứ tác dụng phụ nào của điều trị. Nghiên cứu khác đăng trên American Heart Journal kết luận rằng điều trị trong thời gian ngắn với chiết xuất cà chua giàu chất chống oxy hóa giúp giảm huyết áp ở bệnh nhân bị cao huyết áp độ 1, những người không bị bất cứ bệnh thứ phát nào và những người không cần liệu pháp chống huyết áp cao hoặc hạ lipid m.áu.

Cà chua giúp ích như thế nào?

Cà chua giàu chất caroteoid như lycopene và beta-carotene là các chất chống oxy hoá mạnh. Tăng cường hấp thu cà chua trong chế độ ăn có thể giúp bạn bất hoạt các gốc tự do và loại bỏ các độc tố gây hại ra khỏi cơ thể. Điều này không chỉ làm chậm sự tiến triển của xơ vữa động mạch mà còn làm giảm stress oxy hóa và hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Nó cũng chứa vitamin E, đây cũng là một chất chống oxy hóa và kali, một loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng dịch-điện giải trong cơ thể và giúp kiểm soát huyết áp.

Do vậy, tăng cường ăn cà chua nếu bạn bị huyết áp cao. Tuy nhiên, những bệnh nhân gút nên tránh cà chua vì nó làm tăng độ nặng của triệu chứng.

Bạn có thể ăn cà chua ở dạng sống như làm sa lát hoặc làm nước ép.

BS Thu Vân

Theo Univadis/THS/SK&ĐS

Huyết áp thấp: Khi nào thì nguy hiểm?

Huyết áp của bạn có thấp không? Huyết áp thấp ít phổ biến hơn huyết áp cao và thường chỉ trở nên nguy hiểm khi kèm theo các triệu chứng, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

ShutterStock

Nếu bạn bị tụt huyết áp, đừng quá lo lắng, nhưng cần phải biết về chứng bệnh này. Hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách biết khi nào cần đi khám để điều trị.

Đây là những gì bạn cần biết, theo Best Health.

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là áp lực m.áu khi lưu thông qua các động mạch. Huyết áp tâm thu là huyết áp khi tim đ.ập, và tâm trương là áp lực m.áu khi tim đã được bơm đầy m.áu và nghỉ giữa 2 nhịp đ.ập.

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương là 90/60 trở xuống. Ngược lại, huyết áp bình thường là khoảng 120/80.

Ở người lớn khỏe mạnh, huyết áp thấp thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tiến sĩ Sonia Anand, từ Đại học On McMaster (Canada) cho biết, nó thực sự rất phổ biến ở các vận động viên và là dấu hiệu của hệ tim mạch hoạt động tốt, theo Best Health.

Tuy nhiên, có một số tình huống, huyết áp thấp có thể là một mối quan tâm.

Khi nào huyết áp thấp là một vấn đề?

Huyết áp thấp thường xuyên sẽ không thành vấn đề nếu bạn là một người trưởng thành mạnh khỏe, và không kèm theo bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào, bác sĩ Anand nói.

Tuy nhiên, cần phải đi khám nếu huyết áp thấp xảy ra bất ngờ và đột ngột do hậu quả của chấn thương, mất m.áu, sốc phản vệ hoặc bất kỳ bệnh cấp tính nào khác, hoặc trong các trường hợp sau:

Kèm theo các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, xây xẩm hoặc ngất xỉu

Các triệu chứng này sẽ trở nên nguy hiểm nếu đang làm một công việc quan trọng như lái xe, làm việc với máy móc hoặc chăm sóc trẻ nhỏ, tiến sĩ Anand cho biết.

Bác sĩ sẽ kiểm tra liệu huyết áp thấp có phải do một chứng bệnh nào không và có thể đưa ra lời khuyên thay đổi thói quen sống để giảm các triệu chứng.

Người cao t.uổi

T.uổi tác và việc uống thuốc chữa bệnh có thể làm cho huyết áp không được ổn định. Vì vậy, cần đi bác sĩ để đ.ánh giá sức khỏe tổng thể, đề xuất chế độ ăn uống và uống thuốc, theo Best Health.

Phụ nữ có thai

Giảm huyết áp thường xảy ra trong 24 tuần đầu tiên của thai kỳ. Vì các triệu chứng của huyết áp thấp, có thể sẽ gây nguy hiểm nếu bị ngất hoặc té ngã, làm bị thương chính mình và có thể cả em bé. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng khi đi khám thai định kỳ, nếu các triệu chứng xấu đi.

Đang uống thuốc chữa bệnh

Một số loại thuốc dẫn đến huyết áp thấp tư thế. Bao gồm thuốc hạ huyết áp, bệnh Parkinson, cũng như Viagra và thuốc chống trầm cảm Tricylic. Bác sĩ có thể xem xét hoặc đề xuất thay đổi thuốc để giảm tác dụng phụ gây huyết áp thấp.

Sống với huyết áp thấp mạn tính

Điều quan trọng là nếu huyết áp thấp nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào, hãy yên tâm.

Huyết áp thấp chỉ nguy hiểm khi kèm theo các triệu chứng, nhưng nếu không có triệu chứng, bất cứ ai có huyết áp 90/60 đều ổn và không có gì phải lo lắng, tiến sĩ Anand giải thích.

Một số gợi ý có thể là đang ngồi nên đứng dậy từ từ, uống nhiều nước hơn, tránh uống rượu hoặc caffeine (có trong trà, cà phê) và mang vớ nén.

Cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tổng thể là ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh hút t.huốc l.á và hạn chế uống rượu. Ngoài ra, hãy uống đủ nước để duy trì huyết áp khỏe mạnh, theo Best Health.

Mặc dù mọi người đều cần uống đủ nước, nhưng những người bị huyết áp thấp kèm theo triệu chứng, đặc biệt nên quan tâm hơn đến việc cung cấp đủ nước cho cơ thể, bác sĩ Anand nói.

Trong thời tiết nắng nóng hoặc khi chơi thể thao, cần phải duy trì tốt sự cân bằng chất lỏng, bằng cách uống nhiều nước, hoặc đồ uống có chứa natri, như đồ uống thể thao đóng chai.

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *