Ca mắc sốt xuất huyết tại Đồng Tháp tăng hơn 150% so với năm 2021

Đồng Tháp ghi nhận hơn 1.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm 2021. Tính đến ngày 23/5, toàn tỉnh Đồng Tháp đã ghi nhận hơn 1.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 828 ca).

Trong đó có 47 trường hợp sốt xuất huyết nặng chiếm tỷ lệ 3,5% so với tổng số ca mắc sốt xuất huyết, đã có 1 trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết.

Thời tiết thất thường, mưa, nắng đan xen nhau và nền nhiệt độ trung bình các ngày ở mức cao, tạo điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển nhanh.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, ổ dịch sốt xuất huyết phân bố rải rác tại các địa phương trên địa bàn Đồng Tháp. Trong đó, huyện Hồng Ngự, TP Hồng Ngự, TP Cao Lãnh có số ca mắc sốt xuất huyết cao, riêng huyện Tân Hồng có số mắc thấp là 23 ca.

Nguyên nhân số ca sốt xuất huyết tăng cao là do diễn biến thời tiết thất thường, mưa, nắng đan xen nhau và nền nhiệt độ trung bình các ngày ở mức cao, tạo điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển nhanh.

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết tăng cao, ngành y tế Đồng Tháp đã triển khai chiến dịch diệt lăng quăng tại 12/12 huyện trên địa bàn. Đồng thời, triển khai phun hóa chất diện rộng lần ại 3 xã của huyện Hồng Ngự và 4 xã của TP Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao hơn so với cùng kỳ, hiện nay thời tiết thất thường, mưa, nắng tạo điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển. Trước số ca nhiễm sốt xuất huyết tăng, ngành y tế Đồng Tháp đã đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Trong đó, tổ chức các đợt ra quân thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng, phun xịt hóa chất để diệt muỗi, xử lý kịp thời các ổ dịch không để dịch bùng phát trên diện rộng, chủ động theo dõi những vùng có nguy cơ cao để xử lý kịp thời. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và trang thiết bị y tế để sẵn sàng điều trị khi xuất hiện các trường hợp bệnh nặng.

Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết thêm, để nâng cao nhận thức phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho người dân, công tác truyền thông rất quan trọng. Đồng thời, yêu cầu ngành y tế thành lập đoàn đến tận nhà tuyên truyền về dịch bệnh sốt xuất huyết để người dân chủ động phòng tránh bằng việc vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, tháo rửa các dụng cụ chứa nước lớn, thả cá diệt lăng quăng.

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết tăng cần triển khai chiến dịch diệt lăng quăng.

“Số ca mắc có khuynh hướng gia tăng cao hơn so với cùng kỳ. Đây là thời điểm ngành y tế triển khai kế hoạch phòng, chống diệt muỗi, diệt lăng quăng, áp dụng các biện pháp sinh học dân gian là chủ yếu để chúng ta giảm bớt sự phát triển của côn trùng, loài muỗi vằn gây bệnh. Chúng ta cắt đứt đường truyền bệnh bằng phương pháp dân gian, sinh học được khuyến cáo và khi có ca bệnh thì khuyên người dân đến cơ sở y tế khám để được hướng dẫn, chăm sóc và chuyển viện kịp thời, để tránh các ca nặng diễn biến nhanh mà chúng ta không phát hiện được, khi có ca bệnh chúng ta bao vây, khống chế, dập dịch”, ông Bửu khuyến cáo.

Trước diễn biến của dịch sốt xuất huyết, trong thời gian tới ngành y tế Đồng Tháp tập trung triển khai chiến dịch diệt lăng quăng tại các điểm nguy cơ bùng phát dịch; tiến hành phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại các địa phương có ổ dịch nhiều. Đồng thời, tổ chức lễ mít tinh và triển khai chiến dịch diệt lăng quăng hưởng ứng ngày phòng chống sốt xuất huyết.

Những ca t.ử v.ong vì sốt xuất huyết tử gần đây do nguyên nhân nào?

Số ca nhiễm sốt xuất huyết gần đây đang không ngừng tăng lên, cùng với đó là sự gia tăng số ca bệnh nặng và t.ử v.ong.

Điều đáng chú ý là hầu hết các bệnh nhân t.ử v.ong do sốt xuất huyết đều có chung các nguyên nhân giống nhau.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2022 tới nay cả nước ghi nhận 14.704 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó, riêng TP.HCM có 4.500 ca mắc sốt xuất huyết Dengue. Theo dự đoán, con số này sẽ tăng lên nhanh chóng khi mùa mưa tới, chính thức bước vào mùa dịch.

Rất nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng, dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ diễn biến hết sức phức tạp do mùa mưa tới sớm. Cùng với đó là số ca mắc không ngừng tăng lên, số ca nặng cũng tăng cao kỷ lục. Tại thời điểm hiện tại, ngay cả khi chưa vào mùa dịch số ca mắc sốt xuất huyết đã cán mốc 14.704 ca, trong đó có 109 ca nặng cùng 6 ca t.ử v.ong.

Các bác sĩ đã nhận định, nếu như sốt xuất huyết được phát hiện sớm thì rất dễ điều trị. Tuy nhiên nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến cho bệnh nhân gặp phải những biến chứng nguy hiểm như tổn thương đa cơ quan, gan, thận…Theo thống kê, trẻ từ khoảng 8-13 t.uổi là nhóm trẻ dễ mắc sốt xuất huyết nặng nhất.

Nguyên nhân chính khiến bệnh nhân sốt xuất huyết t.ử v.ong

Hơn 2 năm qua do dịch COVID-19 khiến mọi người quên rằng có rất nhiều bệnh lý khác có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Cũng chính vì quá quan tâm tới dịch COVID-19 mà các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của sốt xuất huyết thường bị hiểu nhầm là COVID-19.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến và có các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Bên cạnh đó việc tới các Trung tâm Y tế, bệnh viện thăm khám tại thời điểm này cũng khiến cho nhiều người cảm thấy lo ngại và chọn cách bỏ qua. Một yếu tố khác cũng không thể bỏ qua đó chính là người nhà và bệnh nhân chẩn đoán sai bệnh, có phác đồ điều trị sai cách và tình trạng bệnh ngày càng nặng.

PGS.TS Phạm Văn Quang – Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ: “theo các phân tích, nguyên nhân chính khiến bệnh nhân sốt xuất huyết t.ử v.ong tại khu vực phía nam đó chính là sốc, sốc nặng và sốc kéo dài. Nguyên nhân thứ 2 là xuất huyết, thứ 3 là suy hô hấp, thứ 4 là suy các cơ quan.

Tại sao xảy ra hiện tượng này?

Thứ nhất là do phát hiện trễ (người nhà phát hiện trễ, bệnh nhân đến viện trễ hoặc đơn vị y tế không đến kịp).

Thứ hai là điều trị chưa đúng phác đồ.

Thứ ba đó chính là chuyển viện không an toàn

Cuối cùng là n.hiễm t.rùng bệnh viện.”

Dấu hiệu chẩn đoán sốt xuất huyết sớm nhất

Theo TS.BS Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, “triệu chứng của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ gặp phải những triệu chứng như: sốt cùng với nôn ói, đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ hoặc khớp, tay chân lạnh, mạch nhanh, chán ăn, da xung huyết, phát ban.

Trẻ cũng có thể gặp các triệu chứng cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nặng như vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng nhiều và liên tục, đau vùng gan, tiểu ít, xuất huyết (xuất huyết chân răng, mũi, nôn ra m.áu, xuất huyết â.m đ.ạo hoặc tiểu ra m.áu), phân đen, biểu hiện suy hô hấp…”

Hiện nay, có rất nhiều bệnh lý có các biểu hiện khá tương đồng với sốt xuất huyết như nhiễm siêu vi, tay chân miệng, sốc n.hiễm t.rùng, và cũng có thể là hội chứng MIS-C hậu COVID-19. Vậy nên các phụ huynh cần đặc biệt cẩn thận, theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Ngay khi trẻ gặp các biểu hiện sau cần đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế sớm nhất để được giúp đỡ.

Sốt kéo dài trên 3 ngàyNgười bệnh cảm thấy khó chịu hơn dù đã giảm sốt hoặc hết sốtNôn óiĐau bụngTay chân lạnh, ẩmMệt mỏi, bứt rứt

C.hảy m.áu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạoKhông đi tiểu trên 6 giờLi bì, vật vã

Có trường hợp khó ăn, uống…

Cách bảo vệ bảo thân và gia đình trước sốt xuất huyết

“Để phòng bệnh sốt xuất huyết, chúng ta nên tạo cho mình có thói quen ngay khi thấy trẻ sốt từ 3 ngày trở lên là phải nhớ tới sốt xuất huyết đầu tiên trước khi nghĩ tới những bệnh khác.” PGS.TS Phạm Văn Quang đưa ra lời khuyên.

Để phòng tránh sốt xuất huyết, biện pháp hiệu quả nhất đó chính là diệt muỗi. Cùng với đó là yếu tố t.iền sử dịch tễ xung quanh bệnh nhân. Nếu như người thân xung quanh hoặc hàng xóm mới bị sốt xuất huyết thì cần phải thật cẩn thận, tiến hành vệ sinh nhà cửa, diệt muỗi, lăng quăng…

Sốt xuất huyết là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý truyền nhiễm ở Việt Nam. Vậy nên chúng ta phải luôn luôn trong trạng thái đề phòng đặc biệt là khi mùa mưa, mùa sốt xuất huyết đang đến gần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *