Cả nước đã ghi nhận hơn 270.000 ca sốt xuất huyết, dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khi mắc

Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 ca t.ử v.ong.

So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4,8 lần, số t.ử v.ong tăng 87 trường hợp. Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu cần nhập viện khi mắc sốt xuất huyết.

Số mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng

Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 ca t.ử v.ong. So với cùng kỳ năm 2021 (56.240/21) số mắc tăng 4,8 lần, số t.ử v.ong tăng 87 trường hợp. Riêng trong tuần 42, cả nước ghi nhận 9.677 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước (11.260) số mắc giảm 14,1%.

Khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục ghi nhận số mắc và t.ử v.ong ở mức cao. Khu vực miền Bắc đã ghi nhận sự gia tăng số mắc và đã có trường hợp t.ử v.ong. Dự báo trong thời gian tới số mắc và t.ử v.ong tiếp tục diễn biến phức tạp và số mắc ở mức cao do cao điểm mùa dịch hàng năm từ nay đến tháng 11.

Tại Hà Nội, theo thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gia tăng, đỉnh điểm có thể là tháng 11-12. Các bác sĩ cảnh báo dịch chồng dịch khi thời tiết miền Bắc chuyển mùa, các bệnh dịch khác (COVID-19, virus Adeno, cúm, thủy đậu,…) cũng có nguy cơ bùng phát.

Bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM (Ảnh: P.T)

PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo chu kỳ 5 năm miền Bắc sẽ xảy ra một vụ dịch sốt xuất huyết lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, nếu trong tháng 8 số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 bệnh nhân, thì con số này tăng lên 160 vào tháng 9 và từ đầu tháng 10 đến nay là 250.

Các bệnh nhân đến chủ yếu từ các huyện ngoại thành như Đan Phượng, Thường Tín, Hoài Đức, Long Biên,… sau đó lan vào các quận nội thành như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai…

Về tình hình dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội thông tin, trong tuần 42 (cập nhật đến ngày 21/10), Hà Nội ghi nhận 1.420 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận/huyện/thị xã. Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 8.199 ca mắc, 5 bệnh nhân t.ử v.ong. CDC Hà Nội đ.ánh giá số mắc tăng gấp 3,3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021 (2.482 mắc, 0 t.ử v.ong). Tuýp virus Dengue lưu hành là DENV1 và DENV2, DENV4.

Tại các tỉnh phía Nam, riêng TP. HCM, tính từ đầu năm tới nay đã ghi nhận 66.699 ca bệnh. Chỉ trong tuần 42, TP. HCM ghi nhận gần 2.000 ca bệnh sốt xuất huyết. Dù số ca sốt xuất huyết đang có xu hướng giảm nhưng tính tới hiện nay, số ca mắc đã tăng gấp 7 lần, số ca nặng tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đã có 29 ca t.ử v.ong.

Sở Y tế TP. HCM đã yêu cầu các cơ sở trên địa bàn Thành phố triển khai quy trình báo động đỏ đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue nặng, nguy kịch có nguy cơ t.ử v.ong để kịp thời cứu sống bệnh nhân.

Ngành y tế TP. HCM cũng đã thành lập Tổ chuyên gia điều trị sốt xuất huyết với 33 thành viên với nhiệm vụ hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết; phân tích, rút kinh nghiệm từ các trường hợp nặng, t.ử v.ong; tham gia tập huấn, tư vấn từ xa, hội chẩn, xử trí bệnh nhân sốt xuất huyết nặng…

Dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khi mắc sốt xuất huyết

Các chuyên gia cho hay, người mắc sốt xuất huyết dengue mức độ nhẹ có thể được theo dõi điều trị ngoại trú tại nhà.

Nếu đau mỏi người, sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì nó có thể gây c.hảy m.áu, không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền m.áu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân có thể uống nhiều nước, như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi. Sau ngày thứ 5 có thể sẽ hết sốt.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh phải hết sức chú ý theo dõi, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của bệnh sốt xuất huyết, gồm: Vật vã, lừ đừ; đau bụng nhiều; nôn ói nhiều; gan to và đau; c.hảy m.áu chân răng, mũi, nôn ra m.áu, đi ngoài phân đen, tiểu ra m.áu, xuất huyết â.m đ.ạo bất thường, nước tiểu ít; xét nghiệm m.áu thấy thể tích hồng cầu tăng nhưng tiểu cầu giảm nhanh…

Nếu có một trong các dấu hiệu này, người bệnh cần nhập viện để theo dõi điều trị nội trú vì có nguy cơ diễn tiến nặng (vào sốc, xuất huyết nặng, suy đa tạng), thậm chí t.ử v.ong nếu không được xử trí điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo nặng thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.

Dịch bệnh bệnh này còn nóng hơn cả Covid-19 ở Hà Nội

Trong khi Covid-19 đang hạ nhiệt thì tại Hà Nội nhiều dịch bệnh khác lại đang bùng phát mạnh, mỗi tuần ghi nhận hơn 1.000 ca.Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 855 ca mắc Covid-19, giảm 23,1% so với tuần trước đó (1.112 ca mắc).

Như vậy, số ca mắc trung bình/ngày là 122 ca.

Trong tuần, Hà Nội có thêm 38 ổ dịch mới

Trong khi Covid-19 đang hạ nhiệt thì dịch sốt xuất huyết và Adenovirus lại đang bùng phát mạnh, với số bệnh nhân ghi nhận mỗi tuần vượt 1.000 ca.

Sốt xuất huyết tăng nhanh

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, Thủ đô ghi nhận 1.420 ca mắc sốt xuất huyết. 30/30 quận, huyện, thị xã đều có ca bệnh.

Trong đó, bệnh nhân tập trung chủ yếu tại một số quận huyện như: Đan Phượng (251), Thanh Oai (142), Phú Xuyên (89), Nam Từ Liêm (79), Đống Đa (63).

Cộng dồn từ đầu mùa dịch 2022 đến nay, Hà Nội có 8.199 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 trường hợp t.ử v.ong. Số ca mắc tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 (2.482 ca mắc, 0 t.ử v.ong).

Theo nhận định của CDC Hà Nội, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong tháng 11 và 12 do đang trong cao điểm mùa dịch.


Dự báo số ca mắc Adenovirus có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Để kiểm soát dịch, lực lượng chức năng tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Dịch Adenovirus bùng phát mạnh ở nội thành

Theo số liệu của Bệnh viện Nhi TW, từ đầu năm đến 16/10, Hà Nội đã ghi nhận 3.938 bệnh nhân dương tính với Adenovirus.

Các bệnh nhân dương tính Adenovirus phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, đã có 3 trường hợp t.ử v.ong (Mỹ Đức (1), Phú Xuyên (1), Tây Hồ (1).

Một số quận huyện ghi nhận số ca mắc cao như: Hoàng Mai (356), Hà Đông (312), Đống Đa (302), Nam Từ Liêm (289), Thanh Xuân (262).

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ; tuân thủ các biện pháp dự phòng thường quy đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh đang sẵn có.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *