Cả ổ sán ‘trú ẩn’ trong não, người đàn ông yếu chân tay, mất trí nhớ

Người bệnh Hoàng Văn D (nam giới, 50 t.uổi, Lào Cai), người bệnh được chuyển tuyến từ bệnh viện tỉnh Lào Cai xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ngày 04/10/2019 trong tình trạng giảm trí nhớ, giảm tri giác.

Phim chụp não cho thấy cả ổ sán trong não người bệnh

Vừa qua, Khoa Ngoại Thần kinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận một ca bệnh bị sán làm tổ lớn trong não.

Người bệnh Hoàng Văn D (nam giới, 50 t.uổi, Lào Cai), người bệnh được chuyển tuyến từ bệnh viện tỉnh Lào Cai xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ngày 04/10/2019 trong tình trạng giảm trí nhớ, giảm tri giác.

Khai thác t.iền sử từ gia đình người bệnh cho thấy, khoảng một tháng nay ông D xuất hiện những biểu hiện giảm trí nhớ nhanh đến lạ kỳ, tứ chi có biểu hiện giảm vận động.

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, người bệnh được chỉ định chụp CT sọ não, kết quả cho thấy ổ sán não khổng lồ ở cả hai bán cầu trái và phù não diện rộng. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp ngoại khoa.

Cả ổ sán trong não người đàn ông được các BS phẫu thuật lấy ra.

Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã hội chẩn để tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng 2 giờ, ổ sán trong não đã được kíp phẫu thuật sử dụng các trang thiết bị hiện đại như kính hiển vi phẫu thuật, máy hút siêu âm cùng với kinh nghiệm chuyên môn đã lấy được chọn vẹn cả ổ nang sán..

BSCKII. Hà Xuân Tài – Phó Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Kén sán não là bệnh n.hiễm t.rùng hệ thần kinh do ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở người gây ra, bệnh gặp chủ yếu nơi có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, đặc biệt là ở những vùng có tập quán nuôi lợn thả rông hoặc ăn thịt lợn chưa được nấu chín. Bệnh kén sán não nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Các bác sĩ khuyến cáo: Để phòng bệnh, người dân nên ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi sống,… Đặc biệt khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu, co giật, người dân cần phải chú ý xét nghiệm các bệnh liên quan đến ký sinh trùng – Bác sĩ Tài khuyến cáo.

QUẢNG AN

Theo PLO

Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ hiếm gặp

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ, gãy cung sau C2. Đây là một trong những trường hợp khó trong chấn thương vùng cổ.

Ảnh chụp X quang và cộng hưởng từ trước khi phẫu thuật (BVCC).

Bệnh L.M.Đ (nam giới, 53 t.uổi, Thanh Ba – Phú Thọ), được chuyển tuyến từ bệnh viện huyện Thanh Ba xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vào ngày 01/10/2019 trong tình trạng đau cột sống cổ, hạn chế vận động.

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả cho thấy: Bệnh nhân Đ bị chấn thương cột sống cổ , gãy cung sau C2 (Hangman”s fracture, type IIa) mất vững do tai nạn giao thông.

Đây là một hình thái hiếm gặp trong chấn thương cột sống cổ. Cơ chế tổn thương do cổ bệnh nhân bị cúi quá mức khi chấn thương

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp đi lối trước để nắn chỉnh trượt, cố định cột sống C2-C3 bằng nẹp vít nhằm tránh những rủi ro cho người bệnh.

Theo Bác sĩ Vi Trường Sơn – Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống liên kết với nhau bởi các đĩa đệm, hệ thống cơ và dây chằng.

Dựa vào đặc điểm giải phẫu cũng như chức năng, cột sống cổ được chia làm 2 vùng là cổ cao (từ C3 đến C1), cổ thấp (từ C4 đến C7). Hangman”s fracture có nghĩa là gãy kiểu người thắt cổ, theo y văn thì hình thái chấn thương gãy cung sau C2 thường gặp ở thời trung cổ ở các nạn nhân bị trừng phạt bằng hình thức thắt cổ.

Bác sĩ Vi Trường Sơn khuyến cáo, người dân khi bị các chấn thương cột sống cổ nên được sơ cứu đúng cách và chuyển tới đúng chuyên khoa thần kinh – cột sống để tránh bỏ sót tổn thương.

Đối với trường hợp người bệnh Đ nói trên, các bác sĩ đã lựa chọn đường vào phẫu thuật lối trước (ACDF) do gãy cung sau C2 kèm theo có trượt và tổn thương đĩa đệm C2-C3 trên phim Xquang và Cộng hưởng từ, đây là kỹ thuật khó vì đốt sống C2-C3 ở trị trí rất cao nên khó tiếp cận.

Nhờ có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như kính vi phẫu thuật, hệ thống khung đỡ Mayfield, dụng cụ nẹp vít cố định cột sống, sau 2 tiếng đồng hồ, êkip mổ đã phẫu thuật thành công cho người bệnh sớm hơn dự định 30 phút.

Châu Anh

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *