Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu này chỉ siêu âm 2 lần tại một phòng khám gần nhà và kết quả đều cho thấy em bé khỏe mạnh bình thường.
Trong thời gian mang thai, siêu âm là hoạt động cần thiết để theo dõi tình hình phát triển của em bé, đồng thời sớm phát hiện những vấn đề bất thường để can thiệp kịp thời. Tuy vậy, vẫn có những bà mẹ chủ quan, không đi siêu âm đầy đủ và cuối cùng phải hối hận như trong câu chuyện dưới đây.
Bà mẹ họ Giang (28 t.uổi, sống tại Tây An, Trung Quốc) mang bầu bé thứ 2 khi bé đầu được hơn 2 t.uổi. Quá trình mang thai và sinh bé đầu rất dễ dàng, suôn sẻ nên đến lần thứ 2 này cô cũng rất thoải mái, không lo lắng nhiều. Thậm chí kể từ khi mang thai, mẹ bầu này chỉ siêu âm đúng 2 lần tại một phòng khám gần nhà, một lần khi mới mang bầu để xác định và một lần khi được hơn 20 tuần để xem giới tính em bé.
Mang thai không hề ốm nghén hay mệt mỏi gì, cô Giang vẫn vừa bán hàng online vừa chăm con lớn đến tận ngày đi đẻ. Bạn bè xung quanh còn phải ghen tị với cô vì mang bầu mà chẳng hề nặng nề, vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Ai cũng nghĩ rằng cô cũng sẽ có một ca sinh nhanh chóng và tốt đẹp như khi đẻ bé đầu lòng.
Bà mẹ này chỉ đi khám thai 2 lần tại một phòng khám gần nhà.
Và đúng là ca “vượt cạn” của bà mẹ này diễn ra không mấy khó khăn, nhưng đáng tiếc niềm vui không được trọn vẹn. Khi em bé được lấy ra khỏi bụng mẹ, các y bác sĩ đã phát hiện điều bất thường. Nữ y tá bế bé sơ sinh đến gần cho Giang xem mặt và nói: ” Em bé bị thiếu một bên bàn tay, chúng tôi sẽ đưa bé vào phòng chăm sóc đặc biệt để kiểm tra xem có gì nguy hiểm không”. Nghe những lời này, bà mẹ trẻ c.hết lặng trong giây lát rồi bắt đầu gào khóc. Cô không can tâm vì rõ ràng mình mang thai rất khỏe mạnh, sao có thể sinh con dị tật được.
Ngày hôm sau, em bé được đưa về với mẹ. Bác sĩ cho biết nguyên nhân gây dị tật cho bé được xác định là hội chứng dải sợi ối từ trong bụng mẹ. May mắn thay, ngoài bàn tay khiếm khuyết thì bé không gặp vấn đề gì khác về sức khỏe. Bác sĩ cũng cho biết đáng lẽ cô Giang nên đi siêu âm đầy đủ tại bệnh viện, nếu phát hiện sớm thì vẫn có cơ hội can thiệp vào hội chứng này. Nghe đến đây, cả bà mẹ mới sinh và cả gia đình chỉ biết ôm đầu hối hận.
Cô sinh một em bé khá bụ bẫm nhưng đáng tiếc bé thiếu một bàn tay.
Dải sợi ối là gì và nguy hiểm thế nào?
Dải sợi ối (hay còn gọi là vách ngăn buồng ối) là hiện tượng xuất hiện một hoặc nhiều sợi dây bắt ngang buồng ối. Cho đến nay, y học cũng chưa xác định được nguyên nhân nào khiến dải sợi ối xuất hiện. Chúng được xác định là xuất hiện ngẫu nhiên, không phải do di truyền, cũng không phải do bất cứ vấn đề gì từ sức khỏe người mẹ tạo nên. Vì vậy, một người mẹ không may đã có một đứa con dị tật do dải sợi ối thì cũng không ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.
Nếu sợi dây được xác định là không căng và dày thì có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các sợi này quấn vào cơ thể bé, khiến phần cơ thể đó không thể lưu thông m.áu. Nguy hiểm ở chỗ, nếu dải sợi ối quấn c.hặt t.ay chân có thể làm chân tay bị cắt cụt hoàn toàn. Còn nếu dải sợi ối bắt ngang qua khuôn mặt của em bé, nó có thể làm em bé bị hở hàm ếch. Cũng có rất nhiều trường hợp thương tâm vì dải sợi ối này mà em bé sinh ra với chân cà khoèo.
Nếu trường hợp của mẹ bị dải sợi ối nhưng đó là một đoạn căng và mảnh thì các mẹ không nên lo lắng vì trường hợp này ít có khả năng ảnh hưởng đến bé.
Mẹ Hà Nội mang bầu người thâm tím vì tiêm, bác sĩ phải thắc mắc: “Đọc thần chú gì vậy?”
Để cứu được con, chị Phương đã chịu trên 300 mũi tiêm kín đầy 2 bàn tay, 2 cẳng tay, 2 bắp tay, 2 bắp đùi, mông và bất cứ chỗ nào có thể để có thể giữ được con, làm nên câu chuyện kỳ tích mà đến bây giờ nhiều bác sĩ vẫn còn nhớ mãi.
“Mẹ đặt tên con là Bently – Nguyễn Phúc Trường An bởi con là người anh hùng, là siêu nhân và là chiến binh dũng cảm của mẹ. Hành trình Ben đến bên mẹ là cả một cuộc chiến giữa ranh giới sự sống – cái c.hết và Ben là một chiến binh dũng cảm vượt qua bao khó khăn, vất vả cùng mẹ để có thể tới với thế giới này”, chị Nguyễn Quỳnh Phượng tâm sự với con.
Đến bây giờ đã hơn 1 năm trôi qua nhưng chị Phượng vẫn nhớ mãi về hành trình mang thai lần thứ 3 của mình với muôn vàn khó khăn và nước mắt. Nhiều lần chị hốt hoảng vì bị ra m.áu, vỡ ối sớm. Để có thể giữ được Ben là cả một quá trình dài, chị phải chịu 300 mũi tiêm kín cơ thể để có thể làm nên điều kỳ tích mà các bác sĩ hay nói “thai này giữ được là kỳ tích”.
Tổ ấm nhỏ của chị Phượng.
300 mũi tiêm và 33 tuần mang thai ngập trong nước mắt
2 là số ngày chị Phượng phải nằm cấp cứu vì ra m.áu lần 1 và cũng là số tuần 2 mẹ con chị nằm viện cấp cứu lần 2. Còn 3 là số lần mẹ con chị phải vào viện tình trạng cấp cứu một mình. 4 là số tuần lần đầu tiên chị đi siêu âm bác sĩ bảo túi ối nằm quá thấp, sát vết mổ cũ, theo dõi 1 tuần nếu không tiến triển thì đình chỉ vì có quá nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ nặng nhất là cắt toàn bộ cổ tử cung.
Và những con số ấy cứ tăng lên theo các tuần thai của chị với không biết bao nhiêu lo lắng để có thể giữ được con từ xét nghiệp Triple Test thuộc nhóm có nguy cơ cao đến thiếu ối rồi vỡ ối chỉ mới 25 tuần. Đặc biệt tình trạng của chị là nặng nhất và cần lưu ý nhất khoa vì trên thế giới lúc bấy giờ không có thuốc điều trị. Với ý chí và sự kiên cường, 2 mẹ con chị đã vượt qua tất cả đến 33 tuần khiến các bác sĩ phải bất ngờ bởi kỳ tích đã xảy ra.
Chị Phượng gặp muôn vàn khó khăn khi mang thai.
Nhớ lại ngày ấy của hơn 1 năm về trước, chị Phượng cho biết, vợ chồng chị kết hôn năm 2009. Anh chị đã có 2 con gái nhưng cả 2 lần mang bầu đi sinh đều vô cùng thuận lợi. Vậy mà khi mang bầu bé thứ 3 ở t.uổi 35 sau 10 năm kết hôn, bao khó khăn lại đến với chị. Ngay từ khi đi siêu âm lần đầu, bác sĩ đã nói với chị rằng “thai này giữ rất vất vả” vì chị đã mổ 2 lần trước. Chưa kể chị bị tụ dịch dưới màng nuôi, 75% túi ối là khối dịch không đồng nhất.
8 tuần, chị hoảng sợ, tinh thần bắt đầu không ổn định vì ra m.áu và 12 tuần chị như ngồi trên đống lửa khi bị ra m.áu ồ ạt, phải vào viện cấp cứu gấp. Thời gian đó, bác sĩ điều trị cho chị đã nói rằng “thai này giữ được là kỳ tích”.
“16 tuần, mình xét nghiệm Triple test thuộc nhóm nguy cơ cao con bị down. Mình khóc mếu máo, run lẩy bẩy gọi điện cho bác sĩ điều trị rồi vào viện làm xét nghiệm. Một tuần chờ đợi mẫu m.áu được gửi sang Hồng Kông dài như một thế kỷ đến khi nhận kết quả xét nghiệm hoàn toàn mình thường mình vỡ òa, lại tiếp tục hy vọng một lần nữa. 20 tuần mình đi khám bác sĩ bỏ 2 từ dọa sảy trong phiếu siêu âm mình vui mừng khôn xiết”, chị Phương nhớ lại.
Tuy nhiên niềm vui chưa được trọn vẹn bao lâu thì chị tiếp tục đối diện với muôn vàn khó khăn khi 22 tuần con nhẹ cân hơn so với t.uổi thai, phải khám chuyên sâu hình ảnh để kiểm tra đ.ánh giá mức độ. 23 tuần, chị bị thiếu ối phải vào viện cấp cứu lần 2 và phải nằm viện 2 tuần ối mới trở lại bình thường. Thế nhưng mới về nhà được 4 ngày, chị phải hốt hoảng nhập viện cấp cứu lần 3 vì bị vỡ ối khi thai mới được 25 tuần.
“5h sáng mình run rẩy vào viện. Lên khoa bác sĩ nói với vợ chồng mình rằng vỡ ối hiện tại trên thế giới chưa có phác đồ điều trị, cách duy nhất chỉ là tiêm kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn. Vỡ ối có quá nhiều rủi ro trong quá trình điều trị vì không có ối em bé sinh ra sẽ hạn chế vận động, mất tim thai bất cứ lúc nào.
Bác sĩ giải thích ối là do nhu cầu tự em bé sản sinh ra, nếu vợ chồng mình chấp nhận rủi ro thì ký giấy cam kết điều trị, chờ vào may mắn thôi còn không thì ngậm thuốc cho con ra. Nghe đến đây tim mình ngừng đ.ập, mắt mờ đi, chân không còn đứng vững, mình như đứt từng khúc ruột”, chị Phượng rưng rưng.
Chị bị vỡ ối sớm mà trên thế giới không có phác đồ điều trị.
Chị Phương tâm sự, khoảng thời gian đó vợ chồng chị chỉ biết động viên nhau, đành chấp nhận số phận, sẽ làm hết sức có thể dù biết không còn cơ hội. Ngày nào chị cũng nói chuyện với con cầu xin con đừng bỏ chị lại một mình và tin con nhất định sẽ chiến đấu kiên cường. Quá trình điều trị chị Phương được đổi 3 loại kháng sinh, dù kháng sinh cao nhất, đắt t.iền nhất nhưng bạch cầu vẫn cao. Trong lúc cánh cửa hy vọng gần như đóng lại, may mắn 28 tuần, bác sĩ tìm ra loại kháng sinh phù hợp với cơ thể chị và chị dùng liên tục trong 6 tuần mà không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay nhờn thuốc.
Kỳ tích trở thành hiện thực, bác sĩ cũng phải cảm phục
Chị Phượng thổ lộ, quá trình giữ thai chị phải chịu trên 300 mũi kim đ.âm vào cơ thể khắp 2 bàn tay, 2 cẳng tay, 2 bắp tay, 2 bắp đùi, mông, và khắp cơ thể. Trung bình cứ 2-3 mũi/ngày, ngày nhiều cũng 7-8 mũi kim, chưa kể bị vỡ ven, chệch ven.
Cả thai kỳ chị phải chịu hơn 300 mũi tiêm.
Bao nhiêu ngày nằm viện, trong khi mọi người cảm nhận được những lần máy của con thì chị tủi thân khi con ít cử động dần đi vì không có ối chật chội. Ngày nào cũng vậy ngoài khóc, chị không dám ngủ bởi sợ nếu thức dậy không còn được nghe tim thai nữa. Thậm chí, dù liên tục có cơn đau đẻ nhưng chị vẫn phải cắn răng chịu đau vì chị biết đau là đẻ và đẻ là xác định mất con. Chị liên tục đọc kinh, niệm phật, cầu bình an cho con. Khoảng thời gian đó chị là bệnh nhân theo dõi đặc biệt nhất của khoa nên các bác sĩ, y tá, điều dưỡng đều biết tới.
“Khi đạt mốc 28 tuần rồi mỗi tuần trôi qua mình lại lạc quan hơn tuần trước. Mỗi lần đi buồng tất cả các bác sĩ, nhân viên của khoa sản bệnh A4 đều bảo quá may mắn kì tích, vỡ ối 8 tuần nhưng không hề nhiễm khuẩn, đáp ứng thuốc tốt, thai phát triển như thai kì bình thường. 32 tuần là lịch mổ nhưng đi siêu âm chỉ số ối lên, bác sĩ hoãn tiếp tục cho mình theo dõi thêm. Sang tuần 33, bác trưởng khoa còn bảo “Phượng đọc thần chú gì vậy em mách cho các bạn với”, chị Phượng cười.
Bé chào đời nặng 2kg do thiếu ối nên chân trái bị vẹo, đầu gối cứng không duỗi được.
33 tuần 1 ngày kết thúc những ngày tháng sống trong cảm giác ngàn cân treo sợi tóc mong manh, cân não, chị Phượng được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Và bé Ben chào đời vào ngày 25/10/2019, nặng 2kg khiến chị vỡ òa hạnh phúc. Chẳng hiểu sao nước mắt chị cứ lăn dài 2 bên má bởi chưa một giây phút nào từ khi mang thai chị dám nghĩ có ngày được nghe tiếng khóc con. Cuối cùng kỳ tích đã trở thành sự thật.
“Bác sĩ Vinh trưởng khoa, bác sĩ Cường – Bs chính của phòng mình nằm, bác sĩ Đạo theo dõi từ đầu thai kỳ cho mình đến lúc sinh, bác sĩ Thư và rất nhiều người đã giúp mẹ con mình cán đích thành công.
Ca sinh của mình thai ngược, cạn ối, rau t.iền đạo bám mép, dính vết mổ cũ. Chưa kể áp lực quá nên nhịp tim mình loạn, huyết áp các chỉ số trong lúc mổ không tốt, các bác sĩ phải liên tục phải cho sử dụng thuốc. Bình thường mỗi ca mổ chỉ 20-30 phút nhưng ca mổ của mình hơn 1h chưa xong. Do cạn ối lâu ngày lên 1 chân trái của con vẹo lên trên, đầu gối cứng không duỗi thẳng được”, chị Phượng chia sẻ.
Mặc dù sau sinh nuôi con gặp nhiều khó khăn nhưng đối với chị Phượng chẳng đáng là bao so với khó khăn khi mang bầu của chị. Chị hạnh phúc vì cuối cùng con đã chào đời bình an, ở bên cạnh bố mẹ. Sau 6-7 tháng tập vận động, đầu gối và chân của bé cũng bình thường như bao đ.ứa t.rẻ khác.