Cả trăm trẻ ở Hà Nội nhập viện hàng ngày do cúm

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh cúm mùa phát triển.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, những ngày qua tại Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội), mỗi ngày, khoa Nhi tiếp nhận tới 70-80 bệnh nhi tới thăm khám.

Đáng nói, 2/3 trường hợp trong số đó có các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người, nhiều trường hợp xét nghiệm dương tính với cúm B, thường gặp nhất ở nhóm trẻ 6-14 t.uổi.

Trong khi đó, tại Bệnh viện E, mỗi ngày, khoa Nhi tiếp nhận tới khoảng 100-150 ca bệnh. Phần lớn trường hợp liên quan đến bệnh cúm RSV, sốt xuất huyết,…

Trẻ nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa do cúm. (Ảnh: LH)

Thạc sĩ Đặng Khánh Ly, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, thừa nhận bệnh cúm chủ yếu gặp ở các đối tượng t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học.

Vì vậy, vị chuyên gia khuyến cáo khi thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, chảy nước mũi, ho, sốt… phụ huynh cần cho trẻ đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp chủ quan, trẻ ốm vẫn đưa đến lớp, tạo thành môi trường lây lan trong lớp học.

Ngoài ra, các trường hợp theo dõi, điều trị tại nhà cần:

Đeo khẩu trangTăng cường rửa tayVệ sinh đường hô hấp khi ho khạcHạn chế tiếp xúc nơi đông ngườiVệ sinh mũi họng thường xuyênChú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏeTuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc

Mặc khác, theo thạc sĩ Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E, hiện nay, số ca mắc cúm tăng cao, nhiều cha mẹ hoang mang đã liên tục tới thực hiện xét nghiệm cúm, mua thuốc kháng sinh hoặc thuốc diệt virus Tamiflu.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng điều này không cần thiết bởi không phải bệnh nhân cúm nào cũng dùng được các loại thuốc này. Việc áp dụng phải cân nhắc trên từng cá thể.

Thạc sĩ Trương Văn Quý nói: “Việc xét nghiệm chỉ để biết trẻ mắc loại cúm. Trong khi đó, việc điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Căn cứ trên các kết quả thăm khám lâm sàng, các bác sĩ mới chỉ định dùng thuốc hay không”.

Theo ông, xét nghiệm chỉ nên thực hiện cho các trường hợp cần nhập viện điều trị. Trong khi đó, các trường hợp theo dõi tại nhà, xét nghiệm cúm là không cần thiết.

Vị chuyên gia nhấn mạnh cách phòng bệnh cúm hiệu quả nhất hiện nay vẫn là cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm, nhất là trên nhóm trẻ nguy cơ cao (trẻ từ 6 tháng đến 8 t.uổi, mắc các bệnh lý nền).

Bệnh nhi đầu tiên mắc cúm A/H5 suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp

Hiện bệnh nhi đang trong tình trạng suy hô hấp, đặt nội khí quản, đang nằm điều trị tại Khoa điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung ương với chẩn đoán suy gan thận cấp, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng..

Sau 8 năm ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5 mới

Chiều 20/10, TS. Nguyễn Lương Tâm – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 17/10 báo cáo kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H5 từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nữ 5 t.uổi (Phú Thọ).

Đây là ca bệnh cúm A/H5 trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014. Tích lũy từ năm 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 trường hợp nhiễm cúm A/H5.

Thông tin thêm về ca bệnh này, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Trần Như Dương cho biết, ngay sau khi xác định được ca bệnh, Viện đã cử đội phòng chống cơ động lên Phú Thọ, đến địa bàn bệnh nhân sinh sống để phối hợp với Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương cùng điều tra dịch tễ.

Phòng chống dịch cúm A/H5, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không ăn các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc.

Theo đó, đội phòng chống cơ động đã lấy 65 mẫu bệnh phẩm của những người tiếp xúc với bệnh nhân (cả tiếp xúc xa và tiếp xúc gần), kết quả xét nghiệm cho thấy tất cả đều âm tính với cúm A/H5. Hiện tình hình sức khỏe của những người tiếp xúc với bệnh nhân hoàn toàn bình thường.

PGS. TS Trần Như Dương cho biết, việc phát hiện kịp thời, khoanh vùng, kiểm soát ngay đã giúp cho ca bệnh không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

T.iền sử ăn ngan, gà ốm

Cũng liên quan đến ca bệnh này, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ, bệnh nhi mắc cúm A/H5 này ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

Ngay khi nhận được tin báo về ca bệnh, đơn vị này đã chỉ đạo hướng dẫn cho Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp điều tra và xử lý ổ dịch.

Điều tra, rà soát lập danh sách, hướng dẫn theo dõi sức khỏe những người tiếp xúc gần; khử khuẩn toàn bộ khu vực nhà ở và khu vực chuồng trại, chăn nuôi gia cầm của gia đình bệnh nhân và 4 gia đình xung quanh.

Theo lời người nhà của bệnh nhi kể, khoảng 1 tuần trước khi trẻ nhập viện, gia đình có mổ ngan, gà có biểu hiện ốm để ăn.

Ngày 5/10, bệnh nhi xuất hiện ho, sốt, gia đình tự mua thuốc về uống nhưng không đỡ.

Ngày 7/10, bệnh nhi xuất hiện mệt mỏi, da vàng, mắt vàng, nôn nhiều, gia đình đưa bệnh nhi đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba khám và được chẩn đoán suy gan cấp, suy thận cấp chưa rõ nguyên nhân.

Bệnh nhi được chuyển tuyến Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, tại đây trẻ được thăm khám khám và cũng được chẩn đoán suy gan cấp, suy thận cấp chưa rõ nguyên nhân.

Ngày 8/10, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Đến ngày 10/10/2022, trẻ được BV Nhi Trung ương xét nghiệm định type cúm A/H5.

Ngày 17/10/2022, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định bệnh nhi dương tính với virus cúm A/H5.

Đến nay, bệnh nhi đang trong tình trạng suy hô hấp, đặt nội khí quản, đang nằm điều trị tại Khoa điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung ương với chẩn đoán suy gan cấp, thận cấp, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, cúm A/H5.

Tính đến nay, đã qua 14 ngày kể từ khi bệnh nhi có triệu chứng đầu tiên, hiện toàn bộ những người tiếp xúc gần sức khỏe đều ổn định, đã được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả đều âm tính với virus cúm A/H5.

Các hộ xung quanh nơi gia đình bệnh nhi sinh sống chưa phát hiện hộ gia đình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm có biểu biểu hiện ốm, c.hết; chưa phát hiện người mắc bệnh giống như bệnh nhi.

Bệnh cúm gia cầm lây sang người A/H5 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A/H5 gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, c.hết do nhiễm cúm A/H5, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Bệnh có biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, đau họng. Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến t.ử v.ong, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.

Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm A/H5 lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

Không g.iết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

Khi phát hiện gia cầm ốm, c.hết tuyệt đối không được g.iết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *