Một nghiên cứu của Mỹ cho kết quả những bà mẹ mới sinh từng vượt qua COVID-19 có thể truyền kháng thể virus SARS-CoV-2 cho con cái qua sữa mẹ trong 10 tháng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock
Tờ Daily Mail (Anh) đưa tin các nhà nghiên cứu đã thu thập sữa do 75 bà mẹ quyên góp, họ đều từng mắc COVID-19 và hồi phục. Các nhà nghiên cứu phân tích những mẫu sữa này để tìm ra protein chống virus. Họ phát hiện ra rằng 88% mẫu sữa chứa kháng thể có thể chặn virus gây lây nhiễm trong đường hô hấp.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành trong tháng 3, trước cả khi vaccine COVID-19 được tiêm cho các thai phụ tại Mỹ. Tiến sĩ Rebecca Powell tại bệnh viện Mount Sinai ở New York (Mỹ), người tham gia cuộc nghiên cứu, đã trình bày kết quả nghiên cứu tại Hội nghị chuyên đề về nuôi con bằng sữa mẹ và cho con bú toàn cầu vào ngày 21/9.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng phát hiện việc các bà mẹ tạo ra kháng thể với COVID-19 có tên IgA liên tục theo thời gian. Các nhà khoa học đã so sánh mẫu sữa từ 28 phụ nữ với một nhóm được lấy từ 4-6 tuần sau khi họ mắc COVID-19 và nhóm còn lại là từ 4-10 tháng sau đó. Nghiên cứu cho thấy lượng kháng thể đáng kể trong khoảng thời gian này.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng gần một nửa phụ nữ có nồng độ kháng thể COVID-19 trong sữa của họ cao hơn theo thời gian. Điều này gây bất ngờ bởi kháng thể trong m.áu thường giảm đi theo thời gian.
Đội ngũ tại bệnh viện Mount Sinai cho biết cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để đ.ánh giá liệu khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 có thể truyền cho t.rẻ e.m từ sữa của các bà mẹ đã tiêm vaccine COVID-19.
Trước đó, có một nghiên cứu do Đại học New York thực hiện và công bố trong tháng 9 cho thấy thai phụ từng tiêm vaccine COVID-19 Pfizer hoặc Moderna có thể truyền khả năng miễn dịch vào thai nhi. Các nhà khoa học cho biết điều này cũng có thể xảy ra với các loại vaccine khác.
Biến thể R.1 của COVID-19 nguy hiểm cần được theo dõi chặt chẽ
Biến thể R.1 của virus Sars-CoV-2 hiện đã được phát hiện ở 35 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ của Mỹ.
Biến thể R.1 vốn lây nhiễm cho các cư dân và nhân viên y tế tại một viện dưỡng lão ở bang Kentucky, đã lây lan ra 47 bang tại Mỹ. Báo Newsweek dẫn số liệu của Cơ quan Y tế bang Kentucky cho biết, 45 cư dân và nhân viên y tế đã nhiễm biến thể R.1 sau khi một nhân viên chưa tiêm chủng mắc bệnh vào tháng 3.
Ảnh minh họa.
Biến thể R.1, được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, chứa những đột biến mới có khả năng vượt qua khả năng bảo vệ của kháng thể ở những người được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Cựu Giáo sư Trường Y Harvard – William Haseltine nhận định, 5 đột biến được tìm thấy trong R.1 có thể giúp biến thể này dễ lây lan hơn và tăng khả năng chống lại các kháng thể. Điều này đồng nghĩa với việc biến thể R.1 sẽ tránh được khả năng miễn dịch hình thành sau tiêm vaccine hoặc do từng mắc bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, biến thể R.1 chứa đột biến W152L có thể giảm hiệu quả của kháng thể. Đột biến W152L cũng có mặt trong một biến thể nhỏ của biến thể Delta được phát hiện ở Ấn Độ. Biến thể R.1 có chứa “bộ ba” đột biến thường được phát hiện ở các biến thể trước đây gồm đột biến C241U, đột biến P323L ở polymerase NSP12 và đột biến D614G. Trong đó, đột biến D614G có thể làm gia tăng khả năng lây lan của virus. Trong khi đó, giới khoa học chưa rõ tác động của hai dạng đột biến còn lại.
“Dù tiêm vaccine có khả năng giảm lây nhiễm và các triệu chứng bệnh nhưng 25,4% người cao t.uổi tại viện dưỡng lão và 7,1% nhân viên chăm sóc vẫn mắc biến thể R.1 của COVID-19 sau khi được tiêm vaccine. Điều này xác nhận lo ngại về khả năng miễn dịch bị giảm trước biến thể R1”, báo cáo của CDC Mỹ cho biết.
CDC Mỹ ghi nhận 4 ca tái nhiễm cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên bị hạn chế hoặc suy yếu trước biến chủng R1. Tuy nhiên, cơ quan này chưa đưa R1 vào danh sách biến chủng nCoV đáng lo ngại hoặc cần quan tâm.
Giáo sư William Haseltine cho rằng, R1 là biến chủng thực sự cần theo dõi mặc dù số ca nhiễm biến thể R.1 vẫn ở mức thấp. Bởi nó được đề cập đến trong hơn 10.000 mục của cơ sở dữ liệu GISAID SARS-CoV-2. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định không phải biến chủng nCoV nào cũng có thể trở thành chủng trội.