Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có tới khoảng nửa triệu sản phụ t.ử v.ong do hậu quả của các biến chứng có liên quan đến thai nghén, trong đó, nguyên nhân do bệnh lý tim mạch là phổ biến.
Tại Việt Nam, bệnh tim hay gặp ở phụ nữ có thai vẫn liên quan nhiều đến bệnh van tim do di chứng thấp tim, một số khác do các bệnh tim bẩm sinh chưa được phát hiện và điều trị. Những sản phụ này có thể sẽ gặp nhiều nguy cơ trong quá trình thai nghén.
3 ngày vừa mổ bắt con vừa phẫu thuật tim cứu mẹ
Sản phụ N.T.Đ (33 t.uổi, quê T.iền Giang) mang thai con đầu lòng. Khám thai ở tuần thứ 33 thai kỳ, huyết áp một bên của sản phụ không đo được. Các bác sĩ sản nghi sản phụ bị bệnh lý động mạch chủ (ĐMC) cấp tính nên đã chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Bệnh viện đã quyết định mổ lấy thai ra trước rồi sau đó tiến hành phẫu thuật ĐMC cho người mẹ. Ca mổ lấy thai cho sản phụ Đ. được thực hiện ngay tại phòng mổ tim mạch với sự sẵn sàng của ê-kíp các chuyên gia, bác sĩ tim mạch để can thiệp phẫu thuật ngay lập tức trong trường hợp bệnh nhân bị vỡ mạch m.áu trong lúc lấy em bé.
Các bác sĩ đã đón em b.é g.ái (nặng 1,8kg) chào đời thành công, khỏe mạnh. Người mẹ không phải can thiệp tim mạch trong ca mổ lấy thai. Sản phụ được cầm m.áu sau sinh, chăm sóc ổn định sức khỏe trong 2 ngày, sau đó tiếp tục được phẫu thuật tim mạch.
Sản phụ đã được các bác sĩ thực hiện một ca mổ lớn, phải cho ngưng tim, hạ thân nhiệt để bảo vệ não, tuần hoàn ngoài cơ thể. Hai cuộc mổ được thực hiện cùng lúc để thay van và gốc ĐMC cho bệnh nhân; đồng thời, thay quai ĐMC, đặt stent graft ĐMC xuống dài 20cm. Sau 8 giờ thực hiện, ca phẫu thuật thành công.
Khi mang thai, cần khám định kỳ để an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Một số bệnh lý tim mạch hay gặp
Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều về tâm lý, giải phẫu, sinh lý, huyết học, tuần hoàn… Với những người khỏe mạnh, hệ thống tim mạch thích ứng được những thay đổi đó, nhưng với những sản phụ có bệnh tim mạch thì thai nghén trở thành gánh nặng và làm cho các bệnh lý tim mạch trở nên nặng hơn, dễ xảy ra tai biến và biến chứng cho mẹ và thai nhi. Vì thế, việc theo dõi, điều trị, tiên lượng và quyết định các can thiệp đối với bệnh nhân tim mạch đang mang thai rất quan trọng.
Bệnh tim thiếu m.áu cục bộ: Các yếu tố nguy cơ gây nhồi m.áu cơ tim ở phụ nữ có thai cũng tương tự như người không có thai. Nguy cơ nhồi m.áu sẽ tăng lên ở trường hợp đa thai, người hút t.huốc l.á, bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp và tăng mỡ m.áu. Nhồi m.áu cơ tim hay gặp nhất trong 3 tháng cuối của quá trình mang thai và t.ử v.ong mẹ khoảng 20%. Về điều trị cũng tương tự với người không có thai.
Rối loạn nhịp tim và thai nghén: Ngoại tâm thu nhĩ và thất rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nhiều sản phụ có cảm giác tim đ.ập mạnh trong lồng ngực và thấy có khoảng hẫng nhịp sau nhịp ngoại tâm thu. Rối loạn nhịp nhanh cũng phổ biến trong thai kỳ. Khoảng 20% trường hợp phụ nữ có cơn nhịp nhanh trên thất từ trước sẽ tái phát trong thời kỳ có thai. Vì thế, các sản phụ cần được theo dõi về tim mạch trong suốt quá trình mang thai.
Hẹp van hai lá: Bệnh hẹp van hai lá là bệnh tim rất đáng quan tâm ở phụ nữ có thai vì khởi đầu người bệnh thường không có triệu chứng nhưng khi mang thai có thể diễn biến xấu đi do nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim hoặc do nhu cầu cung cấp m.áu tăng dẫn đến các biến chứng thường gặp là phù phổi cấp, nếu không được điều trị dễ dẫn đến t.ử v.ong. Vì thế, sản phụ có bệnh hẹp van hai lá nặng cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và thường điều trị nong van hoặc phẫu thuật sửa/thay van hai lá trước khi mang thai.
Hở van hai lá: Nguyên nhân thường do di chứng thấp tim hoặc sa van hai lá. Sản phụ thường dung nạp tốt nên đôi khi quá trình mang thai vẫn diễn ra bình thường (thường gặp ở sản phụ chức năng tim còn bù trừ tốt), tuy nhiên, ở những sản phụ có hở van hai lá nặng kèm theo chức năng tim đã suy giảm thì quá trình thai nghén dễ có các biến chứng khi sinh nở.
Hẹp van ĐMC: Nguyên nhân thường gặp là bẩm sinh hoặc do di chứng của thấp tim. Nếu hẹp van ĐMC nặng hoặc đã có triệu chứng như khó thở, đau ngực thì cần khuyên người bệnh không nên có thai cho tới khi được phẫu thuật. Nếu đã mang thai và xuất hiện các triệu chứng sớm thì nên cân nhắc đình chỉ thai nghén.
Hở van ĐMC: Sản phụ thường dung nạp tốt khi chức năng tim còn trong giới hạn bình thường. Cần lưu ý một số thuốc trong quá trình thai nghén như thuốc “ức chế men chuyển” (loại thuốc hay dùng điều trị trong hở van ĐMC) có nguy cơ dị tật với thai nhi nên cần thay thế bằng nhóm thuốc khác.
Van cơ học và thai nghén: Những sản phụ có mang van tim nhân tạo (được thay van nhân tạo cơ học trước khi mang thai) cần dùng thuốc chống đông suốt đời và phải tiếp tục trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các thuốc chống đông như wafarin (Sintrom) và các dẫn xuất khác có thể dẫn đến bệnh lý thai nhi trong thời gian từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12, đồng thời làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu và xuất huyết nội sọ thai. Vì thế, với người bệnh mang van tim cơ học, việc mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ lớn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu vẫn tiếp tục mang thai thì trước khi sinh cần phải dừng wafarin và thay bằng thuốc chống đông khác là heparin trong 10 ngày trước khi sinh. Trong khi sinh thì dừng dùng heparin và dùng lại wafarin từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh.
Các bệnh tim ít gặp khác trong quá trình thai nghén như: Tăng áp lực động mạch phổi, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, bệnh cơ tim chu sản (một loại bệnh lý đặc biệt có liên quan quá trình thai sản)… Đối với những sản phụ nói chung, đặc biệt, các sản phụ có bệnh tim nói riêng cần được theo dõi và quản lý thai nghén định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Các sản phụ có bệnh lý tim mạch kèm theo, cần được thăm khám và kết hợp điều trị của bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhằm giảm các nguy cơ biến chứng và tai biến trong thai kỳ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
Lời khuyên của thầy thuốc
Bệnh tim có nhiều loại, thể nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi, đe dọa trực tiếp đến tính mạng như các bệnh hẹp, hở van hai lá, suy tim… Chính vì vậy, những phụ nữ mắc bệnh tim cần có sự lựa chọn cẩn thận khi quyết định mang thai. Nếu đã có thai, cần đi khám xem có thể chịu đựng được quá trình mang thai và sinh nở hay không để quyết định giữ thai hay bỏ thai.
Trong quá trình mang thai, phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt, tâm trạng luôn luôn thoải mái; nếu có những biến đổi khác thường, phải đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.
BS. Ngô Hồng Hạnh
Theo SK&ĐS
Đã có những sản phụ nguy kịch tính mạng của cả mẹ và con vì bệnh lupus ban đỏ: Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ là gì?
Có thể thấy, bệnh lupus ban đỏ là bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nhưng bệnh này có nguy hiểm với các đối tượng khác không?
Đã có không ít ca mắc bệnh lupus ban đỏ khi mang thai, gây ra những nguy hiểm tính mạng cho cả người mẹ và thai nhi. Sản phụ Đ.T.N.D nhà ở TP.HCM, mang thai ngoài ý muốn khi đang điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Sức khỏe thai nhi hoàn toàn bình thường nhưng đến 23 tuần, cặp thai song sinh được các bác sĩ xác định có biểu hiện nhịp tim chậm và chị D. phải nhập viện để theo dõi. Khi thai được 34 tuần, biểu hiện trên siêu âm cho thấy mức độ chậm tăng trưởng bắt đầu ảnh hưởng tới thai và nhịp tim bé chậm tới ngưỡng đe dọa, thai phụ được chỉ định mổ lấy thai.
Trước đó vào giữa tháng 5, một phụ nữ 20 t.uổi ở Kiên Giang cũng đã gặp những biến chứng nguy hiểm sau khi sinh con, sản phụ này bất ngờ được các bác sĩ phát hiện mắc lupus ban đỏ.
Có thể thấy, lupus ban đỏ là bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nhưng bệnh này có nguy hiểm với các đối tượng khác không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ hệ thống (hay lupus ban đỏ) là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể.
Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách ngay từ đầu.
Lupus ban đỏ được thành 2 thể chính là: Lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn.
Nguyên nhân của bệnh lupus ban đỏ
Nguyên nhân của bệnh lupus nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể.
Mặc dù nguyên nhân chính thức gây bệnh chưa được biết rõ, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố sau:
– Di truyền: Anh chị em ruột của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.
– Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời…
– Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ (nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới). Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ
Theo thống kê, trong số các bệnh nhân bị lupus ban đỏ, 90% là nữ giới. Lứa t.uổi thường gặp là từ 15-50 t.uổi và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, nơi chủ yếu tiếp nhận điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở các tỉnh phía bắc, bệnh nhân mắc bệnh này vào điều trị tại trung tâm luôn chiếm số lượng đông nhất với 400-500 người mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.
Theo afamily