Các bệnh người cao t.uổi hay mắc thời điểm giao mùa hè – thu

Thời điểm giao mùa hè – thu, điều kiện thời tiết thay đổi thất thường lúc nắng gắt, lúc mưa nhiều và lúc gió lạnh do ảnh hưởng của bão. Điểm danh những bệnh người cao t.uổi hay mắc vào thời điểm giao mùa hè thu.

Dưới sự tác động do thay đổi thời tiết thất thường, sức đề kháng của người cao t.uổi yếu hơn, suy giảm nhiều. Chịu sự tác động của thời tiết từ đó khiến người cao t.uổi ngày càng mắc bệnh cao hơn. Điểm danh các bệnh người cao t.uổi hay mắc lúc giao mùa dưới đây:

1. Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao t.uổi

Khi có một giấc ngủ ngon, cơ thể sẽ khỏe mạnh và tràn đầy sức sống vào ngày hôm sau để bắt đầu một ngày mới. Giấc ngủ là cần thiết đối với sức khỏe con người, tuy nhiên không phải ai cũng có được giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc vào ban đêm đặc biệt đối với người cao t.uổi.

Thời tiết thay đổi nóng sang lạnh, mưa gió thất thường khiến người cao t.uổi dễ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ dẫn tới những điều tồi tệ đối xảy ra với sức khỏe.

Đối với người cao t.uổi, giấc ngủ giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Sức khỏe của người cao t.uổi bị ảnh hưởng nếu giấc ngủ không ngon. Khi thời tiết thay đổi cơ thể người cao t.uổi sẽ mất nhiều năng lượng hơn để thích nghi. Việc này gây ra tình trạng mất ngủ ở người cao t.uổi.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao t.uổi là một chứng bệnh đáng ngại. Biểu hiện của tình trạng này là khi đi ngủ thường trằn trọc mãi không ngủ hoặc rất dễ ngủ tuy nhiên người cao t.uổi lại dễ thức giấc hoặc tỉnh sớm.

Khi gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ thì người cao t.uổi sẽ rơi vào tình trạng cơ thể không được hồi phục sức khỏe đầy đủ. Điều này khiến họ mệt mỏi, suy nhược và bị ảnh hưởng tới thần kinh. Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể khiến người cao t.uổi chán nản, bị trầm cảm hoặc thường xuyên cáu gắt, chán ăn và bi quan, buồn bã,…

Người cao t.uổi dễ bị rối loạn giấc ngủ khi giao mùa – Ảnh Internet

2. Rối loạn tiêu hóa là bệnh người cao t.uổi hay mắc khi giao mùa

Thời điểm giao mùa ngoài việc khiến người cao t.uổi mắc bệnh rối loạn giấc ngủ còn dễ khiến người cao t.uổi mắc bệnh rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa là một bệnh phổ biến xảy ra ở mùa mưa. Tuy nhiên, thời điểm giao mùa cũng khiến người cao t.uổi dễ mắc phải bệnh này. Thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường khiến người cao t.uổi gặp nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao hơn so với người trẻ vì sức đề kháng và sự chuyển hóa thức ăn trong cơ thể kém hơn.

Thời tiết thay đổi, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh như các loại rau sống, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc ăn tiết canh, các loại thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật hay hóa chất khiến người cao t.uổi dễ bị ngộ độc thực phẩm, bị tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước và chất điện giải.

Chưa kể một số người cao t.uổi xảy ra tình trạng chế độ ăn chưa hợp lý, điều này khiến họ bị đầy bụng, khó tiêu, bị đầy hơi và táo bón. Các bệnh đường tiêu hóa này dễ bị tái đi tái lại nhiều lần gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người cao t.uổi, điều này gây ra các bệnh tiết niệu, nội tiết và tim mạch ở người cao t.uổi tăng cao.

Tiêu hóa là một trong những bệnh người cao t.uổi hay mắc thời điểm giao mùa – Ảnh Internet

3. Bệnh về hô hấp ở người cao t.uổi

Thực tế, người cao t.uổi có đường hô hấp cực kỳ nhạy cảm đặc biệt thời tiết chuyển mùa hè – thu. Các bệnh hô hấp người cao t.uổi dễ mắc như viêm mũi họng, viêm khí quản, viêm phổi hoặc bệnh phế quản và hen. Những bệnh này dễ mắc nhiều hơn đặc biệt khi gặp thời tiết giao mùa hè thu thuận lợi. Không kịp thời điều trị và xử lý thì các bệnh đường hô hấp sẽ để lại những biến chứng khó lường.

Đa số khi người cao t.uổi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp sẽ không có biểu hiện trên lâm sàng điển hình như không có biểu hiện sốt, không sốt cao, ho ít,.. những biểu hiện này dễ bị mọi người bỏ sót. Không chỉ vậy người bệnh còn ít có khả năng khạc đờm.

Một số biểu hiện bệnh ở người cao t.uổi xảy ra chỉ xuất hiện biểu hiện rối loạn ý thức, cơ thể chậm chạp, lú lẫn. Tuy nhiên vẫn có những bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như: chảy mũi, ho hoặc đờm,…

Trong khi đó nếu mắc bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới sẽ xuất hiện các triệu chứng: thở dốc, khó thở, lạnh và run, sốt liên tục, thở nhanh, ho kèm đờm thậm chí nhiều trường hợp có lẫn m.áu, người cao t.uổi bị đau ngực và ra nhiều mồ hôi, sụt cân.

Thông thường người cao t.uổi khi sốt nhiệt độ sẽ không tăng quá cao như người trẻ. Điều này dễ dàng khiến người cao t.uổi bị nhầm lẫn bệnh nhẹ và bỏ qua. Nếu như bệnh là viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp lại diễn ra nhanh hơn, nặng nề hơn. Các triệu chứng lâm sàng đi trước các biến đổi tổn thương trên Xquang.

Chưa kể nếu người cao t.uổi mắc các bệnh về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ chuyển biến nặng hơn người trẻ t.uổi rất nhiều. Đặc biệt đối với các trường hợp không xuất hiện triệu chứng thì khi đi khám bệnh đã muộn, bệnh tình đã chuyển biến nặng.

Người cao t.uổi khi mắc các bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch m.áu não, việc người nhà trợ giúp vỗ lưng sẽ tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Thông thường người cao t.uổi khi sốt nhiệt độ sẽ không tăng quá cao như người trẻ nên dễ nhầm lẫn bệnh nhẹ – Ảnh Internet

4. Bệnh tim mạch là các bệnh người cao t.uổi hay mắc lúc giao mùa hè – thu

Các bệnh về tim mạch, huyết áp thường xảy ra nhiều nhất ở mùa đông. Tuy nhiên, thời điểm giao mùa cũng là lúc người cao t.uổi cần đề phòng căn bệnh này.

Nhiệt độ ngoài trời thay đổi thất thường từ hè sang thu và thời điểm giao mùa hè thu khiến nhiệt độ nóng hạ thấp. Đối với người cao t.uổi đang mắc bệnh tim mạch nấu không giữ đổ đụ ẩm sẽ dễ khiến cho cơ thể bị hạ thân nhiệt đột ngột, điều này khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.

Khi nhiệt độ đột ngột giảm, nhu cầu cung cấp oxy của tim tăng lên do phải tăng cường độ hoạt động để cơ thể duy trì thân nhiệt. Khi tim không đáp ứng đủ nhu cầu này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữ cung và cầu khiến tình trạng suy tim tăng lên và gây ra cơn đau thắt ngực ở người bị bệnh mạch vành, tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim.

Tình trạng đau tim thường gặp ở người ngoài 50 t.uổi, các dấu hiệu xuất hiện chính là: đau ngực, thở dốc, đau ở lưng, vai hoặc tình trạng đau cổ. Tình trạng này có thể xảy ra thấp hơn nếu bạn có cân nặng vừa phải, không hút thuốc và thường xuyên tập thể dục.

Ngoài ra, đột quỵ cũng là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở người cao t.uổi. Dấu hiệu của đột quỵ xảy ra như: choáng váng đột ngột, bị tê tay chân, xuất hiện tình trạng khó khăn trong việc nói chuyện. Những trường hợp nặng có thể khiến người bệnh bị ngã quỵ đột ngột, bất tỉnh.

Do đó muốn tránh đột quỵ thì người bệnh cần giữ huyết áp ổn định, nên có lối sống khoa học, tập thể dục và không hút t.huốc l.á. Muốn bảo vệ tim mạch trong mùa lạnh người bệnh cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt nhằm phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Khi thời tiết chuyển giao mùa, người cao t.uổi cần giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài và không nên thức dậy quá sớm, không nên tập thể dục vào sáng sớm có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.

Nên cho trẻ ăn gì vào thời điểm giao mùa hè – thu?

Chăm sóc con đúng cách, thời điểm giao mùa hè – thu vô cùng nhạy cảm đối với sức khỏe của bé. Thời tiết từ oi nóng chuyển sang mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp sẽ gây ra những vấn đề khiến trẻ dễ bị ốm.

1. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách

Có rất nhiều cách mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ khiến trẻ có đủ dinh dưỡng và có đầy đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật của thời tiết thay đổi thời điểm giao mùa.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý cung cấp cho trẻ đủ 6 loại chất dinh dưỡng carbohydrates, chất béo, protein, khoáng chất, vitamin và nước cho trẻ. Việc cung cấp cho trẻ đủ chất dinh dưỡng thông qua con đường ăn uống sẽ giúp trẻ đủ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ chống lại bệnh khi giao mùa hè thu.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ thời điểm giao mùa là điều cần thiết, tuy nhiên cha mẹ cũng nên lưu ý chỉ nên bổ sung cho trẻ lượng thực phẩm dinh dưỡng ở mức trẻ cần, tuyệt đối không ép trẻ ăn quá nhiều.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể lựa chọn một số biện pháp bổ sung khác như cho trẻ uống thuốc nhằm tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên chỉ sử dụng ở liều lượng thích hợp, không được lạm dụng sử dụng thuốc tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng thích ứng khi thời tiết giao mùa hè thu. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Chất vitamin mà trẻ cần được bổ sung vào thời điểm giao mùa như: Vitamin B1, B2, C, A,… Bổ sung khoáng chất cho trẻ bằng cách bổ sung các loại rau quả, trái cây,…

Thời điểm giao mùa, trẻ cần được bổ sung nhiều nước nhằm nâng cao sức đề kháng, hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách giúp trẻ khỏe mạnh chống lại bệnh thời điểm giao mùa hè thu – Ảnh Internet

2. Nên cho trẻ ăn gì vào thời điểm giao mùa hè thu

– Thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Thời điểm giao mùa, thực đơn dinh dưỡng chứa nhiều chất đạm là cần thiết đối với trẻ. Chất đạm cung cấp cho trẻ giúp trẻ hấp thụ tốt và dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho biết rằng, nếu trẻ được bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất đạm sẽ kích thích sản sinh nhiệt cao, điều này giúp trẻ giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển đột ngột, giao mùa hè thu lúc nóng lúc thời tiết mát mẻ.

Các loại thực phẩm chứa chất đạm có thể bổ sung cho trẻ như: Sữa, cua, cá, tôm, trứng, thịt, gan,…

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin

Các chất vitamin sẽ giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng, điều này chống lại bệnh cảm cúm khi thời tiết có những thay đổi đặc biệt thời điểm giao mùa hè thu.

Vitamin A có tác dụng giúp trẻ tăng cường chức năng miễn dịch, làm ổn định màng tế bào da trên cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hụt chất thì vitamin A sẽ giữ vai trò chống virus, chức năng của vitamin A còn bảo vệ niêm mạc đường hô hấp của trẻ yếu dần, nếu trẻ bị virus tấn công trẻ sẽ dễ mắc bệnh.

Các loại thực phẩm có nhiều vitamin mà trẻ cần được bổ sung có nhiều trong: trứng, sữa, rau mồng tơi, rau ngót, rau cải ngọt, cà rốt, các loại trái cây như: xoài, chuối, đu đủ,…

Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp trẻ tăng cường thể lực và giúp trẻ chống lại tình trạng lây nhiễm virus thời điểm giao mùa. Cần cho trẻ bổ sung đầy đủ vitamin C giúp trẻ hình thành kháng thể và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thực phẩm có nhiều vitamin C là các loại trái cây có múi, rau xanh,…

Nên cho trẻ ăn gì để trẻ được cung cấp đủ vitamin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng – Ảnh Internet

– Nên cho trẻ ăn gì để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ thời điểm giao mùa hè thu

Hệ tiêu hóa của trẻ giúp trẻ phát triển tốt hơn, vì thế thời điểm giao mùa cha mẹ cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: bột, các loại cháo hoặc sản phẩm dinh dưỡng nghiền nhỏ khác hỗ trợ giúp trẻ dễ ăn.

Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần bổ sung dầu thực vật vào bữa ăn, không nên sử dụng dầu động vật và giữ vệ sinh cho trẻ an toàn, bảo quản đồ ăn kỹ, lưu ý không sử dụng đồ ăn đã nấu nhiều lần cho trẻ.

– Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hè thu:

Thời tiết thay đổi, trẻ cần được giữ ấm hơn. Lựa chọn cho trẻ các loại trang phục thoáng mát khi trời trở nóng để tránh bị ốm vì không kịp thay đổi và thích nghi với thời tiết thời điểm giao mùa khi nhiệt độ nóng lạnh thất thường.

Cần vệ sinh các dụng cụ cá nhân của trẻ sạch sẽ nhằm loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh cho trẻ. Hướng dẫn và hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng nhằm giúp trẻ tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Cho trẻ tập thể dục đều đặn, thói quen này giúp trẻ khỏe mạnh để trẻ có đủ sức đề kháng tránh được các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh và khả năng miễn dịch tốt hơn giúp trẻ tránh mắc các bệnh: cảm cúm, tay chân miệng,… khi thời tiết giao mùa hè thu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *