Những ngày thời tiết giá lạnh cực đoan như hiện nay là thời điểm con người dễ mắc bệnh, đặc biệt là đối tượng người cao t.uổi.
Hình minh họa.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới ( Quảng Bình), người cao t.uổi sức đề kháng kém, khả năng tự phòng bệnh thấp nên dễ mắc bệnh khi thời tiết giá lạnh. Hiểu biết về những bệnh thường mắc và cách phòng tránh những bệnh này trong mùa đông là cách để những người lớn t.uổi có thể tự phòng bệnh, đồng thời nâng cao sức khỏe cho bản thân mình, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Các bệnh thường gặp vào mùa đông ở người cao t.uổi:
Cảm lạnh, cảm cúm: Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện để virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và tác động mạnh đến tất cả các đối tượng, nhất là người già.
Các bệnh về đường hô hấp: V iêm họng cấp, viêm phế quản, viêm phổi, đặc biệt trên những người già có bệnh nền như suy kiệt, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm đa xoang, viêm họng mạn tính.
Các bệnh về da: Thời tiết khô hanh làm da dễ mắc hoặc nặng lên các bệnh chàm khô do thời tiết khô hanh làm da mất nước, giảm tiết chất bã, chất nhờn. Do vậy, vào mùa đông, da của người già dễ khô, bong tróc vảy, ngứa dẫn đến gãi nhiều và gây trầy xước, thậm chí xuất huyết.
Các bệnh về khớp: Thời tiết lạnh ẩm là điều kiện thuận lợi cho các bệnh khớp tái phát ở người già. Vào mùa này, các khớp có thể sưng nóng đau và hạn chế vận động.
Tê cóng, tắc mạch đầu chi, đặc biệt ở các ngón tay: Đơn vị khám điều trị tự nguyện vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 87 t.uổi, đi khám do các đầu ngón tay tím tái, có dấu hiệu tắc mạch, hoại tử. Nguyên nhân do bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc nước lạnh trong thời tiết giá lạnh và không giữ ấm các đầu ngón tay dẫn đến tắc mạch hoại tử các đầu ngón tay cả 2 bên.
Để phòng bệnh, người cao t.uổi cần rửa tay với xà phòng và nước ấm thường xuyên để tránh đưa vi khuẩn, virus vào đường miệng, mũi. Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo quần đủ ấm, kể cả khi ở trong nhà bằng các loại áo len, dạ, khăn quàng, tất tay chân. Đeo khẩu trang, che khăn, đội mũ khi có việc phải ra ngoài, tránh ra ngoài trời vào những ngày giá rét.
Giữ vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sạch sẽ, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn, virus tồn tại và phát triển. Môi trường sống và làm việc nên giữ ấm áp bằng cách đóng kín các cửa sổ và cửa ra vào nhưng phải luôn sạch sẽ, thoáng. Có thể sử dụng các loại máy sưởi như quạt sưởi, máy sưởi điện. Không dùng sưởi bằng than củi trong phòng kín vì dễ gây ngạt, nguy cơ t.ử v.ong cao.
Bên cạnh đó, đảm bảo dinh dưỡng cho người già đúng cách cũng là cách phòng bệnh trong mùa đông. Ăn đủ các chất đường, protein, đặc biệt là mỡ, giúp cho cơ thể có cơ chất để sinh năng lượng chống rét. Mùa lạnh có thể ăn nhiều hơn mùa hè do cơ thể phải tiêu tốn calorie nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường. Nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu, số lượng ít nhưng chất lượng phải đảm bảo như súp, cháo thịt, các món hầm… Chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên dồn ép vào 1 – 2 bữa trong ngày sẽ làm cơ thể người già khó hấp thu. Tuyệt đối không dùng rượu để “chống rét” vì rượu gây giãn mạch, khi ra ngoài trời lạnh rất nguy hiểm…
Ngoài ra, người cao t.uổi cần vận động thường xuyên, tập luyện đều đặn. Vận động và tập luyện với các bài tập nhẹ nhàng giúp làm giãn gân cốt, m.áu huyết lưu thông và tránh các trường hợp cứng khớp, teo cơ do không vận động do lạnh trong thời gian dài. Tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp ở những đối tượng có các bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường… Nhưng lưu ý tập nơi phòng kín, ấm áp, tập vừa sức, khởi động kĩ càng trước khi tập luyện.
Cảnh giác phòng tránh cứng khớp tái phát khi chuyển mùa
Khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh hơn, nhiệt độ xuống thấp hơn, người bị cứng khớp rất dễ tái phát do sự co lại của các mạch m.áu nuôi khớp. Làm cách nào để phòng tránh hiện tượng cứng khớp tái phát mùa lạnh?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng cứng khớp hay cứng khớp tái phát. Điều quan trọng ở bệnh nhân là quan sát kịp thời những dấu hiệu lạ ở các khớp để có can thiệp và xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống thường ngày.
1. Nguyên nhân cứng khớp tái phát khi chuyển mùa?
– Sự co lại của mạch m.áu nuôi khớp
Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm xuống, các mạch m.áu nuôi khớp bị co lại dẫn tới lượng m.áu lưu thông tới các khớp để nuôi khớp bị suy giảm. Từ đó gây ra cứng khớp.
– Lão hóa khớp ở người cao t.uổi
Với người cao t.uổi, các khớp cùng mạch m.áu bị lão hóa, không còn hoạt động linh hoạt như người trẻ t.uổi. Lúc này lưu lượng m.áu lưu thông tới các khớp cũng sẽ ít đi, cứng khớp sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn.
Người cao t.uổi hệ khớp lão hóa có thể dẫn tới các cơn cứng khớp tái phát mùa lạnh (Ảnh: Internet)
– Vận động hạn chế
Vào mùa lạnh, nhiều người có xu hướng ngại vận động, ngại di chuyển hơn do nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên việc này có thể khiến khí huyết lưu thông trong cơ thể bị suy giảm, từ đó bạn dễ dàng gặp các cơn đau mỏi khớp dẫn tới cứng khớp tái phát.
– Phòng ngủ không đủ ấm, nhà ở không có các biện pháp che chắn kín gió
Với trời lạnh, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất nên có các biện pháp giữ ấm phòng ngủ, nhà ở được kín gió. Nhất là đối với những người đã có t.iền sử mắc các bệnh xương khớp, hô hấp hay tim mạch.
– Sức đề kháng của cơ thẻ bị suy giảm
Khi trời lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể dễ dàng bị suy giảm nếu như không được bảo vệ đúng cách.
– T.iền sử mắc các bệnh xương khớp
Những bệnh như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,… xảy ra khi trời lạnh có thể khiến bạn gặp phải chứng cứng khớp.
2. Cách phòng ngừa chứng cứng khớp tái phát mùa lạnh
Như đã nói ở trên, để ngăn ngừa cứng khớp tái phát cần quản lí tốt những nguyên nhân có thể gây ra bệnh. Cụ thể như sau:
– Quản lý tốt các bệnh lý về khớp
Nếu như bạn đang bị các bệnh về khớp thì khi trời lạnh, nhiệt độ thay đổi cần phải có các biện pháp quản lý bệnh đúng cách. Những bệnh lý về khớp có thể gây ra chứng cứng khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp hay người từng gặp các chấn thương ở khớp.
Với người bị bệnh khớp cần chú ý tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ (Ảnh: Internet)
Với người có t.iền sử bệnh hay đang mắc bệnh cần chú ý lịch tái khám, uống đủ thuốc theo đơn, liều của bác sĩ kê.
Với người chưa bị bệnh khớp, cần quan sát các dấu hiệu bất thường để tới cơ sở y tế thăm khám, phát hiện cũng như được điều trị kịp thời.
Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị hay thay đổi liều uống, loại thuốc trong đơn mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Khi điều trị nên kiên trì trong một thời gian dài vì điều trị bệnh về khớp cần thời gian dài để thấy được sự thay đổi rõ rệt. Nếu nôn nóng có thể khiến bệnh nặng thêm và khó kiểm soát.
– Lưu ý giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể là nguyên tắc quan trọng trong bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các bệnh liên quan tới hô hấp, tim mạch và xương khớp.
Các cơ quan cần giữ ấm, nhất là đối với người cao t.uổi bao gồm: khớp gối, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Ngoài ra còn có đầu và cổ.
– Cải thiện tính linh hoạt của các khớp
Với người gặp vấn đề đối với sự linh hoạt của các khớp có thể tập luyện các bài thể dục cường độ vừa phải hay vật lý trị liệu. Để xác định được cường độ cũng như bài tập nào phù hợp với thể trạng của mình thì bạn cần nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia y tế.
Đừng tự ý luyện tập khi bị khớp, nhất là bệnh khớp mãn tính bởi điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
– Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Khi cơn cứng khớp tái phát, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm dịu cơn đau và giúp các cơ được thư giãn.
Khi cơn cứng khớp tái phát, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm dịu cơn đau (Ảnh: Internet)
Cụ thể:
Chườm nóng: Bạn có thể sử dụng gạc mềm hoặc chai đựng nước ấm nếu cần tăng lưu thông m.áu cho vùng khớp và thư giãn cơ
Chườm lạnh: khi khớp có dấu hiệu cứng, viêm và sưng
– Xoa bóp nhẹ nhàng
Ngoài chườm nóng/lạnh thì xoa bóp kết hợp tinh dầu cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu được các cơn đau nhức và giúp thúc đẩy quá trình lưu thông m.áu được tốt hơn. Những loại tinh dầu phổ biến có thể kể đến như dầu gió, dầu tràm, dầu khuynh diệp hay những loại cồn chuyên dụng để xoa bóp khác,…
– Giảm cân
Một trong những nguyên nhân khiến khớp bị thoái hóa và suy giảm chức năng nhanh là do thừa cân, béo phì. Vì thế, để phòng tránh và giảm thiểu áp lực lên khớp háng và khớp gối nên có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân và duy trì cân nặng ở mức hợp lý, đặc biệt là đối với người trẻ.