Các chủng gây cúm gia cầm ở người phổ biến

Nhiễm cúm gia cầm thường không có triệu chứng ở chim hoang dã, nhưng có thể gây tỷ lệ c.hết rất cao ở gia cầm nuôi.

Triệu chứng của cúm gia cầm H5N1 là sốt cao, rét run, ho, đau họng,… Ảnh minh họa: VNVC.

Ở người, tỷ lệ t.ử v.ong do nhiễm các phân tuýp A (H5N1), A (H5N6) và A (H7N9) cao hơn nhiều so với nhiễm virus cúm mùa A và B.

Chủng gây cúm gia cầm ở người

Bác sĩ Phan Văn Mạnh – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cúm (influenza) là một bệnh nhiễm virus đường hô hấp cấp tính gây ra bởi virus cúm (influenza virus).

Người ta thừa nhận rằng, đại dịch cúm từ lâu đã là một phần của lịch sử loài người. Các báo cáo đã mô tả những đợt bệnh hô hấp giống cúm từ năm 412 TCN. Virus cúm gây ra các vụ dịch sốt đường hô hấp tái phát 1 – 3 năm một lần.

Ngoài các vụ dịch hàng năm, virus cúm A là nguyên nhân gây ra bốn trận đại dịch từ năm 1918 đến năm 2009: “Cúm Tây Ban Nha” 1918 (H1N1), “Cúm Châu Á” 1957 (H2N2), “Cúm HongKong” 1968 (H3N2) và “cúm lợn” 2009 (A – H1N1).

Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, bao gồm 4 tuýp (type): Tuýp A, tuýp B và tuýp C có thể gây bệnh trên người và tuýp D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc. Tuýp D được biết là không gây bệnh cho người.

Trong khi virus cúm C gây bệnh lẻ tẻ ở người và lợn, virus cúm A và B theo mùa lưu hành ở người trên toàn thế giới. Các vụ dịch cúm mùa hằng năm ước tính gây ra 3 – 5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 290.000 – 650.000 ca t.ử v.ong.

“Con người cũng có thể bị nhiễm virus cúm A truyền từ động vật (zoonotic influenza), như virus cúm gia cầm A (avian influenza A virus) phân tuýp (subtype) A (H5N1), A (H5N6), A (H7N9), A (H7N7) và A (H9N2) và virus cúm lợn A (swine influenza A virus) phân tuýp A (H1N1), A (H1N2) và A (H3N2)”, bác sĩ Mạnh cho biết.

Theo chuyên gia này, cúm gia cầm (avian influenza hay bird flu) gây ra bởi các chủng cúm A, thường chỉ lây nhiễm cho các loài chim hoang dã và gia cầm nuôi. Một số chủng trong số đó có thể lây nhiễm cho người như H5, H7 và H9. Hầu hết các trường hợp cúm gia cầm ở người là do những chủng châu Á H5N1 và H7N9 gây ra.

Hai loại virus cúm gia cầm

Oseltamivir (Tamiflu) là thuốc đặc hiệu để điều trị cúm gia cầm. Ảnh minh họa: INT.

Oseltamivir (Tamiflu) là thuốc đặc hiệu để điều trị cúm gia cầm, cần được dùng càng sớm càng tốt. WHO khuyến cáo không sử dụng corticosteroid, liệu pháp miễn dịch thụ động hay kháng sinh nhóm macrolid trong các trường hợp cúm. Việc sử dụng kháng sinh khi bệnh nhân không có tình trạng bội nhiễm vi khuẩn cũng không cần thiết và làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Vì vậy, người bệnh không tự ý mua thuốc uống khi có các biểu hiện nhiễm cúm mà cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng.

Bác sĩ Mạnh cho biết, những trường hợp nhiễm H5N1 ở người đầu tiên được phát hiện ở Hồng Kông năm 1997. Nhiều bệnh nhân có triệu chứng hô hấp nặng, tỷ lệ t.ử v.ong cao.

Đến năm 2003 và 2004, các ca nhiễm H5N1 ở người lại xuất hiện và những trường hợp lẻ tẻ tiếp tục được báo cáo, chủ yếu ở châu Á và Trung Đông.

Từ năm 2014, các ca nhiễm H5N6 ở người đã được ghi nhận. Tất cả đều xảy ra ở khu vực Tây Thái Bình Dương, phần lớn tại Trung Quốc.

Vào đầu năm 2013, một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H7N9 trên diện rộng ở người đã xảy ra tại một số tỉnh phía Đông Nam Trung Quốc.

Trong đó, 1/3 trường hợp mắc bệnh t.ử v.ong, chủ yếu ở người cao t.uổi. Các chủng cúm gia cầm khác xảy ra không thường xuyên bao gồm: H5N8, H7N3, H7N7, H7N4 và H9N2.

Theo bác sĩ Mạnh, virus cúm gia cầm A đã được phân lập từ hơn 100 loài chim thủy sinh hoang dã khác nhau trên khắp thế giới như vịt, ngỗng, thiên nga, mòng biển, nhạn biển, cò, chim cát.

Các loài này có thể bị nhiễm virus trong đường ruột và đường hô hấp, thải virus qua nước bọt, dịch tiết mũi và phân. Các loài gia cầm nuôi bị lây nhiễm virus cúm thông qua những nguồn bệnh tự nhiên này.

Virus cúm gia cầm được phân thành hai loại, gồm: Virus cúm gia cầm có độc lực thấp (LPAI) và virus cúm gia cầm độc lực cao (HPAI). Các virus cúm gia cầm có độc lực thấp gây bệnh không có biểu hiện hoặc chỉ biểu hiện nhẹ ở gia cầm như xù lông và giảm sản lượng trứng.

Trong khi đó, virus cúm gia cầm có độc lực cao gây bệnh nặng và tỷ lệ c.hết cao ở gia cầm mắc bệnh. Gà nhiễm virus HPAI A (H5) hoặc A (H7) có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng với tỷ lệ c.hết lên đến 90 – 100%, thường trong vòng 48 giờ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), con người có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm, cúm lợn và các loại virus cúm khác như: Cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9 và A/H9N2; các virus cúm lợn như: A/H1N1, A/H1N2 và A/H3N2.

Nhiễm virus cúm gia cầm, cúm động vật ở người chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm. Những virus này không có khả năng lây truyền bền vững giữa người và người.

Phần lớn các trường hợp nhiễm virus cúm A/H5N1 và A/H7N9 ở người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm sống hoặc c.hết bị nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua tiếp xúc trực tiếp như: G.iết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm, sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh.

Hoặc, sự lây nhiễm cũng có thể xảy ra qua ăn, uống thịt và các sản phẩm gia cầm bị nhiễm bệnh, thịt và các sản phẩm của gia cầm không được nấu chín kỹ như trứng, tiết canh…

WHO nhấn mạnh, kiểm soát bệnh ở động vật rất quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm virus cúm gia cầm hoặc cúm động vật ở người. Người mắc cúm gia cầm thường có biểu hiện: Sốt, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, đau họng.

WHO cho biết, nhiễm virus cúm gia cầm, cúm lợn và các loại virus cúm khác ở người có thể gây ra n.hiễm t.rùng đường hô hấp từ nhẹ như chỉ sốt và ho, đến nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở), sốc và thậm chí t.ử v.ong.

Viêm kết mạc (mắt đỏ), các triệu chứng đường tiêu hóa, viêm não cũng đã được báo cáo ở các mức độ khác nhau phụ thuộc các phân type của virus cúm. Bệnh cúm gia cầm diễn biến nhanh và có thể dẫn đến t.ử v.ong với tỷ lệ cao (~50%).

Mối liên quan giữa chim hoang dã và cúm gia cầm H5N1

Cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài chim. Chim hoang dã có thể là ổ chứa virus cúm gia cầm H5N1.

Cúm gia cầm là virus gây cúm chim

Theo Bộ Y tế, trường hợp mắc cúm gia cầm – cúm A/H5N1 ghi nhận mới nhất tại Việt Nam, là nam bệnh nhân 21 t.uổi, ở Khánh Hòa. Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân đã t.ử v.ong ngày 23.3.

Cúm chim (bird flu) hay cúm gia cầm do virus gây ra cho các loài chim và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Ảnh REUTERS

Theo kết quả điều tra dịch tễ, vào dịp trước và sau tết Nguyên đán 2024, bệnh nhân có đi bẫy chim hoang dã ở gần khu vực sinh sống. Xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống không có hiện tượng gia cầm ốm, c.hết.

Lưu ý về mối liên quan giữa chim hoang dã và cúm gia cầm H5N1, cũng như nguy cơ nhiễm virus cúm gia cầm từ chim hoang dã, PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng vì cúm A/H5N1 lưu hành ở chim hoang dã và chim hoang dã là ổ chứa rồi sau đó lây sang gia cầm, rồi từ gia cầm lây cho gia cầm khác tạo thành dịch ở gia cầm; và lây sang người gây bệnh ở người.

“Với tính chất đó, virus cúm gia cầm có tính chất khác hẳn so với một số bệnh truyền nhiễm khác như: sởi, bại liệt chỉ có nguồn truyền nhiễm duy nhất là người (không bao giờ là động vật)”, ông Phu lưu ý.

Nguy cơ cúm chim và cúm người tạo nên virus cúm mới

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cúm chim (avian influenza hay bird flu) hay cúm gia cầm là loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài chim và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú.

Virus này được phát hiện lần đầu tiên cách đây hơn 100 năm và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gia cầm thuộc nhóm virus cúm A.

Điều kiện thuận lợi làm tăng tính thay đổi của virus cúm là do người sống gần các loại gia cầm nuôi và lợn. Vì lợn có cảm thụ cao với cả virus cúm chim và virus cúm của các loài động vật có vú, bao gồm các chủng virus ở người, do đó, nó có thể đóng vai trò như là động vật trộn lẫn các vật liệu di truyền của các virus.

Chim có thể đào thải virus theo đường miệng và phân, do đó làm tăng lan truyền theo các đàn chim di cư. Nó có khả năng truyền trực tiếp từ chim, gà sang người.

Nếu có nhiều người mắc bệnh thì làm tăng khả năng: người bệnh trở thành nơi trộn lẫn các virus cúm người và động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tổ hợp hình thành virus mới với gen virus cúm người và làm cho dịch dễ lan truyền từ người sang người, gây nên đại dịch ở người.

Theo Cục Y tế dự phòng, cúm A/H5N1 luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học, với nhiều lý do, trong đó, đặc biệt lo ngại bởi đặc điểm “nó biến dị nhanh và cho thấy nó chứa các gen của các virus nhiễm từ các loài động vật khác nhau”. Virus H5N1 còn có tính sinh bệnh cao, độc lực mạnh, có khả năng gây bệnh nặng ở người.

Theo một chuyên gia về y tế dự phòng, về lý thuyết, mọi người đều có khả năng cảm nhiễm với virus cúm A/H5N1. Tuy nhiên, vì H5N1 là virus của loài chim và gia cầm nên khả năng gây bệnh, lan truyền ở người là rất thấp. Trong hàng trăm tuýp virus cúm gia cầm, hiện chỉ có 4 chủng được biết là gây bệnh ở người, đó là H5N1, H7N3, H7N7 và H9N2, thì H5N1 là virus thường gây bệnh nặng khi gây bệnh trên người.

Theo một chuyên gia của Bộ Y tế, Việt Nam vẫn duy trì giám sát các ca bệnh đường hô hấp do nhiễm cúm. Hiện chưa ghi nhận các biến đổi bất thường của virus cúm A/H5N1. Nhưng cần lưu ý, điều kiện thuận lợi làm tăng tính thay đổi của virus cúm là do người sống gần các loại gia cầm nuôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *