Các chuyên gia đề xuất loại nhãn mác thực phẩm mới để chống béo phì

Nhãn thực phẩm bổ sung thêm thông tin thời gian vận động cần để đốt cháy lượng calo từ chính sản phẩm, được chứng minh là giải pháp hữu hiệu để chống lại vấn nạn béo phì.

Theo các nhà nghiên cứu đến từ Vương quốc Anh, Nhãn vận động thể chất tương đương calo (PACE) là một thông tin cần thiết để bổ sung vào các nhãn mác thực phẩm truyền thống, vốn thường chỉ chứa thông tin về chất dinh dưỡng và lượng calo.

Lấy một ví dụ đơn giản, một thanh chocolate nhỏ sẽ được bổ sung thêm thông tin chỉ rõ: Người tiêu dùng cần phải chạy 23 phút hoặc đi bộ 46 phút để đốt cháy hết 230 calo có chứa trong món ăn này.

Theo phân tích của nhóm tác giả, việc dán nhãn PACE trên diện rộng, có thể cắt giảm trung bình 200 calo mà mỗi người nạp vào cơ thể mỗi ngày. Kết quả này cũng được thể hiện trong công bố của họ trên tạp chí khoa học Epidemiology and Community Health.

Theo tiến sĩ Amanda Daley người đứng đầu của nhóm nghiên cứu, nhãn PACE sẽ thể hiện thông tin theo cách trực quan hơn với người tiêu dùng so với những số liệu khô cứng về calo, cũng như thành phần dinh dưỡng. Trong khi đó, chỉ cần cắt giảm khoảng 100 calo mỗi ngày kết hợp với việc tăng cường vận động thể chất là đã có thể làm giảm nguy cơ béo phì. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, các thông tin trong loại nhãn mác thực phẩm hiện tại không thể hiện sự hiệu quả trong việc đối phó với vấn nạn béo phì ở Anh.

Minh Nhật

Theo Daily Mail/dantri

WHO cảnh báo nguy cơ béo phì gia tăng ở Tây Thái Bình Dương

Ước tính có khoảng 84 triệu người từ 5-19 t.uổi trong khu vực bị béo phì, con số cao hơn nhiều so với các khu vực khác, trong đó có khoảng 7,2 triệu t.rẻ e.m khu vực bị béo phì khi lên 5 t.uổi.

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 7/10, kỳ họp lần thứ 70 của Ủy ban Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, đã khai mạc nhằm thảo luận về các biện pháp và đề ra những ưu tiên bảo vệ và tăng cường sức khỏe của gần 1,9 tỷ dân sinh sống trong khu vực này.

Dự kiến, các bộ trưởng và quan chức y tế cấp cao các nước khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ thảo luận về cách thức tăng cường hành động chống lại tình trạng kháng thuốc chống vi trùng, chính sách đối phó với những thách thức y tế hiện nay và trong tương lai, kiểm soát tình trạng hút t.huốc l.á, tăng phúc lợi cho người cao t.uổi…

Kỳ họp lần này diễn ra trong bối cảnh khu vực Tây Thái Bình Dương đối mặt với nguy cơ béo phì ngày càng tăng, đặc biệt ở t.rẻ e.m.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Giám đốc WHO phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương Takeshi Kasai cho biết ước tính có khoảng 84 triệu người từ 5-19 t.uổi trong khu vực bị béo phì, con số cao hơn nhiều so với các khu vực khác, trong đó có khoảng 7,2 triệu t.rẻ e.m khu vực bị béo phì khi lên 5 t.uổi.

Ông Kasai bày tỏ lo ngại tình hình này có thể trầm trọng hơn khi các em lớn lên, đồng thời cho biết t.rẻ e.m có nguy cơ cao nhiễm các bệnh không lây nhiễm (NCD) như cao huyết áp, tiểu đường và béo phì.

Hiện, WHO đang nỗ lực đi đầu trong chiến dịch nhằm kiềm chế các bệnh do lối sống gây ra có liên quan tới béo phì, nguyên nhân được cho gây ra 80% trường hợp t.ử v.ong trong số 1,9 tỉ dân ở Tây Thái Bình Dương.

Ông Kasai nêu rõ: “Trẻ em có thói quen lành mạnh hơn trong giai đoạn đầu đời sẽ tiếp tục có một lối sống lành mạnh. Nói cách khác, những trẻ không thể hình thành lối sống lành mạnh ở giai đoạn đầu đời, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều và các bệnh NCD như cao huyết áp, tiểu đường là mối đe dọa đối với khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai.”

Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng gấp đôi trong 10 năm nữa.

Theo ông Kasai, sự tăng trưởng này đồng nghĩa là ngành y tế và dịch vụ y tế phải đối mặt với những thách thức lớn./.

Minh Châu

Theo TTXVN/Vietnamplus

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *