Các dấu hiệu chuyển nặng F0 cách ly tại nhà cần lưu ý

Khi thấy khó thở, đau dai dẳng, da tái nhợt, triệu chứng lú lẫn… bệnh nhân Covid-19 được cách ly tại nhà cần liên hệ ngay với cơ sở y tế.

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC), trong ngày 26/7, có thêm 1.955 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi TP có dịch đến nay là 16.659.

HCDC cho biết, hiện nay TP đang áp dụng cách ly F0 tại nhà sau khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu tại khu cách ly tập trung hoặc các bệnh viện dã chiến về thời gian cách ly điều trị, kết quả xét nghiệm, nồng độ virus cũng như điều kiện cơ sở vật chất, nơi ở.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết, trong những ngày tới, mỗi ngày TP sẽ có khoảng 1.000 F0 được xuất viện. Theo đó, F0 không có triệu chứng lâm sàng sẽ cách ly 7 ngày nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 7 là âm tính hoặc dương tính với tải lượng virus thấp (giá trị CT>=30). Với F0 mới phát hiện, không có triệu chứng lâm sàng, ngành y tế xem xét cách ly tại nhà nếu kết quả xét nghiệm PCR có giá trị CT>=30 và hội đủ điều kiện theo quy định của ngành y tế.

“Người bệnh lúc này có thể có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc có chỉ số nồng độ virus thấp nên khả năng lây cho gia đình không cao”, đại diện HCDC chia sẻ.

Những F0 được xuất viện trong ngày 26/7

Theo ThS. BS. Calvin Q Trịnh, Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM, khi cách ly tại nhà, các F0 cần phải ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tự thực hiện hiện các bài tập thở và đảm bảo không để nhiễm bệnh cho người trong gia đình. Ngoài ra, người bệnh cần phải theo dõi các dấu hiệu có thể chuyển nặng sau:

Khó thở, thở gấp.

Đau dai dẳng hoặc tăng áp lực trong ngực.

Triệu chứng lú lẫn, lẫn lộn mới.

Không có khả năng ý thức hoặc tỉnh táo.

Da, môi hoặc móng tay màu tái, nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam, tùy thuộc vào tông màu da.

Bác sĩ Trịnh Anh khuyến cáo, khi có một trong các dấu hiệu trên, người bệnh cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được cấp cứu kịp. Người bệnh không nên chủ quan, để chậm trễ, vì bệnh có thể chuyển nặng rất nhanh.

Một F0 tại Bệnh viện dã chiến số 2 đang làm thủ tục trả phòng để về nhà sau nhiều ngày cách ly, điều trị tại bệnh viện.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân, không lây nhiễm cho người trong gia đình, người bệnh cần phải tuân thủ:

Thứ nhất, không được ra khỏi nhà trong suốt thời gian giám sát y tế.

Thứ hai , F0 tuyệt đối thực hiện giữ khoảng cách trên 2m với người khác, mang khẩu trang và tấm che giọt b.ắn nếu phải tiếp xúc trực tiếp với người nhà.

Nếu trong phòng chỉ có một mình, F0 không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên. Tình trạng bệnh đã ổn định nhưng vẫn phải tự theo dõi sức khỏe. Tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày. Nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế.

Thứ ba, để tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi, F0 cần uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, vận động tập thể dục điều độ tại phòng.

Thứ tư, cần bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt: Ăn sạch, uống sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ: luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh.

Thứ năm , phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh bề mặt xung quanh nơi người bệnh ở.

Thứ sáu, nhân viên y tế sẽ liên hệ với F0 để lấy mẫu xét nghiệm lại và quyết định khi nào được kết thúc thời gian giám sát y tế tại nhà.

Thứ bảy, khi cần tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bản thân hoặc người thân trong gia đình, gọi tổng đài “1022″ để được hỗ trợ.

Thứ tám , khi cần được hướng dẫn các thủ tục cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy cập wesbite của HCDC.

Anh bán rau bị chê dại vì ‘không hốt bạc mùa dịch’

7 năm qua, anh Phạm Hồng Minh thường xuyên tặng thực phẩm cho sinh viên, công nhân nghèo. Sau khi đến một sạp bán rau có người nhiễm Covid-19, anh tự cách ly tại nhà để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Trước khi bị cách ly tại nhà, anh Minh bán rau ở khu chợ dành cho công nhân của Khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Bị chê là dại vì không tăng giá, tạm ngừng bán rau

Sắp xếp xong hàng trăm vỉ trứng gia cầm, anh Phạm Hồng Minh (37 t.uổi, còn gọi là Minh Râu, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai) lại đặt mua rau củ quả với các thương lái. Anh đang bị cách ly tại nhà nên việc đặt hàng chỉ thực hiện qua điện thoại.

Anh Minh là hộ kinh doanh rau củ nổi tiếng tại khu chợ dành cho công nhân của Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, TP Biên Hòa. Sự nổi tiếng của sạp rau củ này đến từ những tấm bảng viết tay với nội dung hài hước, nhân văn.

Lúc bán rau muống, anh viết: “Rau muống đột biến 5 tỷ/bó, không cần bán gấp. Nay giảm giá chỉ còn 5 nghìn đồng/bó. Ai mua thì bán, ai xin thì cho”. Khi bán trứng vịt, anh lại ghi: “Mua về ăn thì 40K (40 nghìn đồng)/10 trứng. Mua về bán thì 45K/10 trứng”.

Thời điểm dịch bệnh căng thẳng, anh không ngần ngại đặt bảng lưu ý khách hàng như: “Không đeo khẩu trang, bán đắt gấp đôi”; “Mang khẩu trang hở mũi, không thêm hành ngò”…

Sau khi tạm dừng việc bán rau, anh bị bạn hàng chê cười.

Thậm chí, có hôm mệt quá, anh “lăn ra ngủ”. Việc mua bán, anh để khách tự lo. Anh viết vội dòng thông báo khách hàng tự chọn rau, củ rồi gửi t.iền v.ào một cái hộp để sẵn trong sạp.

Ngoài ra, anh còn bán rau củ với giá thấp, thậm chí tặng người nghèo nên sạp rau của anh vô cùng đắt khách. Bởi vậy việc anh tạm ngưng kinh doanh khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí chê cười.

Tuy vậy, anh chỉ cười trừ và cho biết “kiếm t.iền là kiếm cả đời”.

Đặc biệt, mới đây, anh còn bị bạn hàng nhắn tin chê là ngu dại, khoe họ vẫn đang thu lời 5-10 triệu đồng/ngày. Tin nhắn trên có đoạn: “Mấy tuần nay, tụi tao hốt bạc Minh Râu ơi. Ngày lời 5-10 triệu bình thường, mày ngu lắm…”.

Đáp lại, anh Minh chỉ nhắn: “Kiếm t.iền cả đời chứ đâu nhất thiết phải kiếm ngay lúc này đâu. Ừ tao nghỉ đây, bán vừa giá thôi”.

Sạp rau của anh Minh được khách hàng thích thú vì những tấm bảng viết tay tếu táo.

Giải thích về “cái ngu” nói trên, anh Minh kể: “Sau khi tiếp xúc với một sạp bán rau tại chợ Tân Biên có người nhiễm Covid-19, tôi đã chủ động đến cơ sở y tế khai báo và được yêu cầu phải cách ly tại nhà 14 ngày”.

“Tôi nghĩ cho gia đình và khách hàng nên quyết định khai báo y tế, chấp nhận cách ly và dừng việc buôn bán dù lúc này, việc kinh doanh đang rất tốt vì giá rau củ tăng cao.

Tuy vậy, có nhiều người bằng cách nào đó, dù đến chợ Tân Biên nhưng vẫn không khai báo y tế để không bị cách ly. Họ tiếp tục kinh doanh và thu lời. Tôi làm ngược lại nên bị chê cười”, anh giải thích thêm.

Không chỉ vậy, anh còn có hoạt động tặng rau củ miễn phí.

7 năm tặng rau công nhân, sinh viên nghèo

Anh nói thêm rằng, việc anh tạm ngưng kinh doanh rau củ khiến một số người cùng buôn bán mặt hàng này thoải mái đội giá. Bởi khách hàng không còn tìm thấy sạp bán rau củ giá cả phải chăng, thậm chí còn được tặng miễn phí như sạp rau của Minh Râu nữa.

Suốt gần 10 năm bán rau, anh tạo dựng cho mình nguyên tắc bán hàng không giống ai. Anh nói: “Nguyên tắc bán hàng của tôi là mua đắt bán đắt, mua rẻ bán rẻ, lợi nhuận thu về chỉ từ 20-30%. Đối với mặt hàng đột ngột đắt giá, tôi sẵn sàng bán mặt hàng ấy không cần thu lời”.

Đối tượng anh tặng rau củ là sinh viên, công nhân, người lao động nghèo.

“Như tháng này, tôi bán lời ít thôi hoặc không cần lợi nhuận cũng được. Bán đắt quá không ai mua rồi đổ đi sẽ lãng phí lắm. Tôi rất ghét lãng phí thực phẩm”, anh nói thêm.

Thậm chí, suốt 7 năm qua, anh liên tục trích 10-30% lợi nhuận từ việc buôn bán để mua rau, củ tặng miễn phí cho công nhân và sinh viên, người có thu nhập thấp. Minh Râu kể rằng, anh làm việc này là để hiện thực hóa ước mơ từ thời còn là chàng sinh viên nghèo.

Rất nhiều người đã tiết kiệm được khoản chi phí khi được anh tặng rau miễn phí.

“Khi còn là sinh viên, chúng tôi khổ lắm, không có t.iền mua bó rau mà ăn. Lắm lúc ăn mì tôm, chúng tôi ngồi nghĩ: “Nếu ai đó cho bó rau muống để nấu mì ăn thì ngon lắm”. Thế rồi, cả đám hứa sau này nếu ổn định cuộc sống sẽ mua rau tặng sinh viên, người nghèo”, anh kể.

Sau này, khi lập gia đình, anh bén duyên với nghề bán rau. Nhớ lời hứa ngày trước, anh trích lợi nhuận từ việc kinh doanh để mua rau củ tặng công nhân, sinh viên nghèo.

Mỗi chiều, anh đều chở những phần rau củ tươi, sạch đến sạp rau của mình để tặng. Mỗi loại rau, củ phát tặng, anh đều để bảng với những dòng thông tin “tếu táo, dễ thương”.

Anh cho biết, sẽ tiếp tục hoạt động trên ngay khi hết thời gian cách ly.

Người cần cứ nhìn vào nội dung trên bảng để lấy rau củ theo nhu cầu của mình với số lượng vừa đủ. Anh kể: “Tôi không nhận t.iền hỗ trợ của ai trong hoạt động tặng rau củ này. Tất cả là từ t.iền túi của tôi. Mỗi khi đi chợ, thấy rau, củ, quả nào có hàng đẹp, giá tốt, tôi lại cố gắng mua thật nhiều về để gửi tặng công nhân, sinh viên”.

“Tôi cho đi ít, nhưng nhận về nhiều lắm. Tôi nhận về niềm vui, hạnh phúc khi san sẻ được với người khó khăn. Suốt 7 năm qua, biết bao kỷ niệm nhưng tôi nhớ nhất lần có một chị đến nói nhờ những bó rau miễn phí của tôi mà chị tiết kiệm được một số t.iền đủ để mua 1 chiếc xe đạp cho con đi học. Đó là lý do vì sao tôi vẫn duy trì được công việc ấy suốt bao nhiêu năm nay”, anh chia sẻ thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *