Các bác sĩ Mỹ khẳng định ăn nhiều đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại đậu khác làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và huyết áp cao.
Các loại đậu là loại thức ăn rẻ t.iền, dễ tiếp cận và phổ biến, giúp củng cố sức khoẻ tim mạch – Ảnh: CCO Domain
Theo Medical Express, kết quả một công trình nghiên cứu công bố trên Advances in Nutrition khẳng định, tiêu thụ đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại đậu khác làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và huyết áp cao. Đặc biệt, nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành và tăng huyết áp đã giảm 10%.
Theo các chuyên gia, đây là một cách đơn giản và rẻ t.iền để tăng cường sức khỏe. Các loại đậu có lợi do nhiều chất xơ, protein thực vật và các chất dinh dưỡng khác nhau. Đồng thời, chúng có ít chất béo, không có cholesterol và có chỉ số đường huyết thấp (chúng không gây ra sự tăng vọt của lượng đường trong m.áu). Các bác sĩ khuyên bạn nên tiêu thụ khoảng 3 suất đậu mỗi tuần.
Ngoài ra, đậu cũng giúp tránh tiểu đường và bệnh viêm ruột. Và ở đây các nhà khoa học đang đặt cược vào chất xơ trong cây họ đậu. Với mức tiêu thụ đậu thấp, những thay đổi tiêu cực ở niêm mạc đại tràng xảy ra và hệ vi sinh vật thay đổi, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
Đồng tác giả của công trình nghiên cứu, tiến sĩ Hana Kahleova chia sẻ rằng bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong ở Mỹ, chịu trách nhiệm cho khoảng 1 trong 4 trường hợp t.ử v.ong. Cứ 3 người Mỹ trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.
Trên thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu và là loại bệnh gây tốn kém nhất thế giới, làm thiệt hại cho nước Mỹ gần 1 tỉ đô la mỗi ngày.
Nghiên cứu này cho thấy một loại thức ăn rẻ t.iền, dễ tiếp cận và phổ biến có thể giúp thay đổi tình trạng đó, chính là các loại đậu.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Bác sĩ ơi: T.uổi nào nên bắt đầu tầm soát bệnh tim mạch?
Tôi nghe nói các bệnh do xơ vữa động mạch, trong đó có bệnh mạch vành, thường xảy ra với người t.uổi trung niên hoặc lớn t.uổi. Vậy ở t.uổi nào thì cần đi tầm soát nhóm bệnh này? (Ngô Minh Bảo, 32 t.uổi, ngụ Khánh Hòa)
Các mảng xơ vữa sẽ gây hiện tượng chít hẹp lòng mạch, khiến tim và các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ lượng m.áu cần thiết – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Duy Lạc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP.HCM): Bệnh tim mạch bao gồm nhiều bệnh lý như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, suy tim, thiếu m.áu cơ tim, tim bẩm sinh, hẹp hở van tim, n.hiễm t.rùng cơ tim, viêm cơ tim, bệnh suy tĩnh mạch, bệnh mạch m.áu não,…
Trong đó, nhóm bệnh tim mạch do xơ vữa bao gồm: bệnh mạch vành (tức mạch m.áu nuôi tim), bệnh mạch m.áu não, bệnh động mạch ngoại biên (tức mạch m.áu nuôi tay, chân) và bệnh động mạch chủ (là động mạch lớn nhất xuất phát từ tim, tỏa ra các nhánh nuôi các cơ quan khác nhau của cơ thể).
Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạc bên trong của động mạch vành bị tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu là do những mảng xơ vữa tích tụ lên thành mạch m.áu (xơ vữa động mạch). Càng nhiều mảng xơ vữa sẽ gây hiện tượng chít hẹp lòng mạch, khiến tim không nhận đủ lượng m.áu cần thiết. Đây là tình trạng thiếu m.áu cơ tim.
Ở người bình thường, từ nhỏ đã có xơ vữa động mạch, mảng xơ vữa phát triển theo thời gian, không triệu chứng. Những người 50-60 t.uổi sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch do xơ vữa.
Tuy bệnh mạch vành chủ yếu xảy ra ở nhóm trên 40 t.uổi nhưng những người trẻ t.uổi hơn cũng có thể mắc bệnh. Theo khuyến cáo chung của các hội tim mạch uy tín trên thế giới, mọi người nên bắt đầu tầm soát nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa từ 20 t.uổi.
Mức độ thường xuyên của việc tầm soát còn phụ thuộc vào yếu tố nguy cơ của người bệnh. Người bình thường nên đi xét nghiệm 4-6 năm/lần.
Để tầm soát các vấn đề sức khỏe, những người từ 20 t.uổi trở lên nên đi khám sức khỏe tổng quát để biết số huyết áp, xét nghiệm mỡ m.áu và đường huyết. Kết quả xét nghiệm có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người đó tiếp tục khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm sâu hơn.
Mọi người có thể tự đo cân nặng, chiều cao để tính BMI, đo vòng bụng xem mình có trong chuẩn. Mặt khác, nên xây dựng một lối sống lành mạnh để bảo vệ mạch m.áu và kéo dài thời gian xơ vữa động mạch.
Một số biểu hiện của bệnh tim mạch do xơ vữa
Bệnh chỉ có triệu chứng khi mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch đến mức độ không cung cấp đủ m.áu cho cơ quan mà nó nuôi dưỡng:
– Thiếu m.áu nuôi tim: cơn đau thắt ngực.
– Thiếu m.áu não: sa sút trí tuệ, chóng mặt kéo dài.
– Thiếu m.áu đến chân: đau cách hồi (đi thì đau chân, nghỉ ngơi thì hết), chân lạnh, vết thương chân lâu lành, dễ bị loét.
– Thiếu m.áu đến thận: không có triệu chứng khi chưa bị suy thận giai đoạn cuối, chỉ xét nghiệm m.áu tình cờ phát hiện suy thận.
– Thiếu m.áu đến mắt: giảm thị lực.
– Biểu hiện do biến chứng cấp tính, xảy ra khi mảng xơ vữa bị bong tạo ra cục huyết khối, gây bít hoàn toàn lòng mạch: nhồi m.áu cơ tim cấp: đau ngực dữ dội, khó thở dữ dội; đột quỵ cấp: liệt nửa người, méo miệng, nói đớ, hôn mê…
Theo Thanh niên