Các loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng nhưng có 6 điều cấm kị khi ăn, nếu phạm phải có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Các loại hạt vốn được coi là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều cũng không sợ tăng cân. Tuy nhiên, mỗi loại hạt khác nhau lại có 1 lưu ý riêng khi tiêu thụ, nếu không sẽ rất hại cho cơ thể.

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đã quen với việc sử dụng các loại hạt trong những bữa ăn khác nhau, từ 3 bữa chính cho đến bữa phụ, bữa lót… Chúng có thể là hạt điều, hạt bí, hướng dương để ăn chơi, hạt lạc dùng trong các bữa cơm gia đình hoặc hạt óc chó ăn để bồi bổ cơ thể.

Tuy nhiên, các loại hạt cũng có những điều lưu riêng khi ăn, không phải cứ ăn tùy hứng. Dưới đây là 6 điều cấm kị khi ăn 6 loại hạt khác nhau, nếu phải phải sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1. Hạt óc chó

Được gọi là “vua” của chất chống oxy hóa, hạt óc chó có chứa nhiều chất arginine, axit oleic và chất chống oxy hóa có thể bảo vệ hệ thống tim mạch và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, đột quỵ và bệnh Alzheimertuty rất hiệu quả.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn chỉ nên ăn hạt óc chó 2-3 lần/tuần, đặc biệt là đối với phụ nữ trung niên, cao t.uổi và phụ nữ mãn kinh. Điều này là bởi việc ăn quá nhiều hạt óc chó có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cơ thể.

Ngoài ra, một số người thích bóc lớp vỏ nâu mỏng trên bề mặt của hạt óc chó, điều này sẽ làm mất đi một số chất dinh dưỡng, vì vậy không nên bóc lớp vỏ này.

2. Hạt dẻ

Vì hạt dẻ rất giàu chất xơ mềm nên bệnh nhân tiểu đường cũng có thể ăn được với lượng vừa phải. Nó cũng có tác dụng bổ trợ điều trị chứng thận yếu nên còn được gọi là “quả bổ thận”.

Tuy nhiên, hạt dẻ rất khó tiêu hóa, không nên ăn nhiều một lúc. Tốt nhất bạn nên coi hạt dẻ như một món ăn nhẹ giữa các bữa ăn, hoặc ăn trong bữa chính chứ không nên ăn một lượng lớn sau bữa ăn, để tránh nạp quá nhiều calo, không có lợi cho việc duy trì cân nặng.

Hạt dẻ tươi rất dễ bị mốc, hư hỏng, ăn hạt dẻ bị mốc có thể gây ngộ độc, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

3. Hạt dẻ cười

Hạt dẻ cười chủ yếu chứa các axit béo không bão hòa đơn nên nó không dễ bị ôi thiu như các loại hạt khác, có thể làm giảm hàm lượng cholesterol, giảm nguy cơ bị bệnh tim.

Tuy nhiên, hạt dẻ cười được bảo quản quá lâu sẽ không thích hợp để tiêu thụ. Bên cạnh đó, hạt dẻ cười có hàm lượng calo cao và chứa nhiều chất béo, những người sợ béo phì, tăng cân, mỡ m.áu cao nên ăn ít.

4. Hạt bí ngô

Ăn khoảng 50g hạt bí ngô mỗi ngày có thể ngăn ngừa bệnh t.iền liệt tuyến và ung thư tuyến t.iền liệt rất hiệu quả. Hạt bí ngô rất giàu axit pantothenic, có thể làm giảm cơn đau thắt ngực khi nghỉ ngơi và có tác dụng hạ huyết áp.

Nhưng lưu ý không nên ăn quá nhiều hạt bí một lúc, bởi nó có thể khiến cho cơ thể bạn xảy ra hiện hượng chóng mặt. Những bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân sốt dạ dày nên ăn ít, nếu không sẽ cảm thấy chướng bụng, ngột ngạt.

5. Hạt lạc

Hạt lạc đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng dinh dưỡng của con người, đặc biệt là t.rẻ e.m. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đậu phộng có chứa một lượng lớn arginine và resveratrol, loại trước có tác dụng chống lao tiềm tàng, còn loại sau có thể ức chế sự xâm nhập và lây lan của tế bào ung thư, vì vậy nó là một thực phẩm điều trị tốt cho bệnh nhân lao và khối u.

Tuy nhiên, lạc có tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu thấp, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa..

6. Hạt điều

So với các loại hạt khác, hàm lượng axit béo bão hòa có hại cho cơ thể con người trong hạt điều cao hơn một chút, chiếm khoảng 20%. Do đó, bạn nên tránh ăn quá nhiều hạt điều.

Ngoài ra, hạt điều có chứa nhiều chất gây dị ứng, có thể gây ra một số phản ứng dị ứng nhất định đối với người bị dị ứng. Vì vậy, nếu lần đầu tiên ăn hạt điều, tốt nhất bạn không nên ăn nhiều, có thể ăn thử 1-2 hạt trước rồi ngưng 10 phút, nếu không bị dị ứng thì mới ăn tiếp.

Thực đơn “tiếp sức” cho não bộ, giúp bạn ứng phó với 1001 kiểu bài kiểm tra

Não bộ là phần quan trọng của cơ thể, giúp cơ thể tỉnh táo và tập trung khi làm việc và học tập. Não bộ cũng “đòi hỏi” một thực đơn riêng biệt để phát triển và làm việc một cách tốt nhất đấy, cùng cập nhật nhé!

Các loại hạt tự nhiên

Hạt dẻ cười, hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân… là thực phẩm ưa thích của não do chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất. Bạn có thể thay thế đồ ăn vặt thường ngày như bánh tráng trộn, snack, chè… bằng những loại hạt này, ăn vừa vui lại vừa có ích cho não bộ đó!

Omega 3

Loại chất béo có ích này giúp củng cố sự dẫn truyền của các dây thần kinh, khiến cơ thể có phản xạ nhanh nhẹn, chính xác và minh mẫn hơn. Omega-3 có trong các loại cá ngừ, cá hồi và đậu nành, rong biển nên các “tín đồ” của sushi hãy “quẩy” lên thôi nào!

Chất đường bột

Là nguồn năng lượng chính của bộ não. Khi thiếu đường bột, cơ thể sẽ mệt mỏi, đầu óc lơ mơ không suy nghĩ được. Đó là lý do khi bạn muốn giảm cân bằng phương pháp low-crab, cắt toàn bộ tinh bột ra khỏi thực đơn hằng ngày thường sẽ cảm thấy buồn ngủ, đói bụng, hoa mắt, khó lòng phát huy hết sức trong các bài kiểm tra. Nếu muốn giảm cân, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm chứa đường, bột “tốt” là gạo lứt, khoai lang, và các loại ngũ cốc, chứ đừng cắt giảm hoàn toàn nhé!

Nước

80% trọng lượng của não bộ là nước nên khi thiếu nước, não sẽ gửi lời “than phiền” đến cơ thể bằng các hormones gây stress. Nhớ uống đủ 1,8 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể tỉnh táo và tươi mới hơn, lúc này bạn học bài sẽ dễ nhớ và tập trung tốt hơn nhiều đó!

Thói quen

Giữa rừng thực phẩm lại “lọt thỏm” thói quen là có lý do hết đó nha!Thức khuya nhiều, thiếu ngủ sẽ làm các tế bào thần kinh yếu và thậm chí “chết yểu” không thể phục hồi lại. Bạn cầnduy trì thói quen ngủ đúng giờ. Ở độ t.uổi phát triển, số giờ ngủ cần thiết mỗi ngày là từ 8 – 10 tiếng để vừa thông minh, vừa có vóc dáng trong mơ đấy! Việc học hành căng thẳng, gây stress cũng sẽ làm cho não bộ “phản đối”, nên các bạn không nên chờ “nước tới… cổ mới nhảy” học bài gần kề ngày thi, mà hãy chia bài ra học mỗi ngày để vừa học vừa thư giãn được nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *