Có nhiều loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc mãn tính vô cùng nguy hiểm với sức khoẻ con người. Đặc biệt là các loại nấm mốc có trong ngũ cốc, bánh mì, bơ, phomat… có thể gây ung thư nếu cơ thể bị nhiễm độc.
Việc tìm hiểu các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Đồng thời tìm ra biện pháp xử lý đúng cho từng loại thực phẩm. Dưới đây là một số loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm không thể bỏ qua, chúng ta cần hiểu rõ để xử lý phù hợp.
1. Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm là gì?
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm là các tế bào cực nhỏ phát triển trên rau củ, thịt, bơ, sữa… hoặc các loại hạt bảo quản ở môi trường ẩm ướt. Nấm mốc xuất hiện trên bề mặt thực phẩm khiến chúng bị thối hỏng, gây ngộ độc khi sử dụng.
Thực tế có hàng ngàn loại nấm mốc khác nhau. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người. Tùy vào môi trường phát triển, các loại nấm mốc có kiểu dáng và màu sắc rất dễ nhận biết.
Chẳng hạn như nấm mốc phát triển trên quả chanh thường có màu xanh lam, dạng bột. Nấm mốc phát triển trên dâu tây có dạng lông tơ màu trắng xám. Nấm mốc bánh mì ban đầu trông giống như lông tơ bông trắng. Vài ngày sau nó sẽ chuyển sang màu đen, có thể gây ngộ độc.
Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm – Ảnh: Internet
2. Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm phổ biến
Nhiều loại nấm mốc có độc tố vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể gây ra ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Các loại nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện ở các loại hạt, ngũ cốc, bánh mì, thịt hun khói, trái cây, đồ hộp quá hạn sử dụng…
2.1. Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm từ ngũ cốc
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm từ ngũ cốc chứa chất Mycotoxin vô cùng nguy hiểm. Đây là chất độc được tìm thấy từ nấm mốc phát triển ở gạo, ngô, khoai, sắn, các loại đậu và tinh bột. Bên cạnh đó, nó cũng được tìm thấy ở cần tây, nước ép nho, táo và các sản phẩm quá hạn sử dụng.
Bên cạnh Mycotoxin, ngũ cốc bị mốc meo còn chứa độc tố aflatoxin, nguyên nhân gây ung thư hàng đầu thế giới. Chất độc này có trong thức ăn chăn nuôi, nhiều nhất là ngô và lạc mốc.
Aflatoxin tác động trực tiếp đến thịt của động vật nuôi, khiến chúng bị nhiễm độc. Khi con người ăn thịt từ gia súc, gia cầm được nuôi bằng ngô, lạc mốc cũng sẽ bị ngộ độc mãn tính. Đây là chất độc hại rất khó kiểm soát trong an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.2. Nấm mốc từ bánh mì, bánh kem
Bánh mì, bánh kem được chế biến từ tinh bột, có nguồn gốc từ ngũ cốc. Việc sử dụng bánh mì nhiễm nấm mốc luôn đi kèm với các mối nguy cho sức khoẻ. Nấm mốc từ bánh mì có thể sản sinh ra chất aflatoxin gây hại cho gan và các bộ phận khác của cơ thể.
Nấm mốc thường phát triển khi bảo quản bánh mì không đúng cách. Hoặc để bánh tiếp xúc với nước và môi trường ẩm ướt. Độc tố từ nấm mốc sẽ khởi sinh từ bề mặt bánh. Sau đó lan dần vào bên trong, chúng ta rất khó nhận biết điểm dừng của nó. Đặc biệt, độc tố từ nấm mốc trong bánh mì rất bền với nhiệt. Bạn hoàn toàn có thể bị ngộ độc nặng hoặc nhẹ khi ăn chúng.
Theo các chuyên gia thì nấm mốc từ bánh mì, bánh kem thường gây ngộ độc nặng. Nó có thể làm hại gan, ngộ độc thần kinh, xuất huyết hoặc gây ung thư. Chính vì thế, đối với bánh mì dù nhiễm nấm mốc ít hay nhiều, tốt hơn hết nên vứt bỏ nó.
2.3. Nấm mốc gây ngộ độc từ trái cây, bánh kẹo, thạch hoa quả
Thực tế, bạn chỉ phát hiện thực phẩm bị nấm mốc trên bề mặt với các biểu hiện đặc trưng rõ ràng. Một số biểu hiện khác như các chấm xanh mờ, lông xám, bụi trắng, vòng tròn nhỏ mịn trên trái cây, thạch hoa quả thường bị bỏ qua. Trong khi đó, tất cả những biểu hiện trên đều cho thấy thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc.
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm từ trái cây – Ảnh: Internet
Khi thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc phát triển mạnh, các sợi rễ xâm nhập sâu vào bên trong. Chất độc hại đã lan ra khắp bề mặt thực phẩm đó. Chính vì thế khi thấy hoa quả, thạch trái cây các loại mứt kẹo có dấu hiệu bị mốc, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ.
Tìm hiểu thêm bài viết: Ăn trái cây bị mốc để trong tủ lạnh có khiến bạn gặp vấn đề về sức khỏe không?
2.4. Nấm mốc phát triển trong tủ lạnh gây ngộ độc thực phẩm
Hầu hết các loại nấm mốc phát triển mạnh ở nhiệt độ nóng ẩm. Nhưng không loại trừ các loại nấm mốc ưa nhiệt độ lạnh cũng có thể gây ngộ độc. Nấm mốc hoàn toàn có thể phát triển bên trong tủ lạnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Nó có khả năng chịu được muối và đường tốt hơn virus và vi khuẩn.
Chính vì thế, bạn có thể thấy nấm mốc xuất hiện trên bề mặt các loại thịt mặn, mứt và đồ ngọt. Một số thực phẩm đã được xử lý cũng có nguy cơ bị mốc khi để trong tủ lạnh như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích Ý và thịt ba chỉ. Khi ăn các loại thực phẩm nhiễm nấm mốc kể trên bạn sẽ bị ngộ độc thực phẩm cấp hoặc mãn tính.
2.5. Nấm mốc từ các dụng cụ ăn uống, chế biến thực phẩm
Dụng cụ ăn uống, chế biến thực phẩm lâu ngày không sử dụng cũng có thể phát triển nấm mốc gây hại. Chúng có thể lan sang thực phẩm gây ô nhiễm dẫn tới ngộ độc. Đặc biệt là các dụng cụ như dao, thớt, bát đũa không được rửa sạch sẽ sau khi sử dụng.
Nấm mốc từ các dụng cụ có thể lây lan nhanh chóng ra trái cây, rau, củ. Để khắc phục tình trạng này bạn cần làm sạch dụng cụ bằng baking soda hòa tan với nước sạch. Đồng thời bảo quản bát đĩa, khăn lau, dao, thớt ở khu vực khô thoáng, sạch sẽ. Vứt bỏ những thứ không thể làm sạch. Giữ độ ẩm trong nhà càng thấp càng tốt để hạn chế nấm mốc phát triển.
3. Cách bảo quản thực phẩm khỏi nấm mốc
Để bảo quản thực phẩm khỏi nấm mốc, bạn cần tránh để thức ăn tiếp xúc với bào tử nấm trong không khí. Sử dụng màng bọc thực phẩm để giữ ẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh.
– Bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, độ ẩm thấp với nhiệt độ phù hợp. Đối với các loại thực phẩm dễ hỏng bạn cần bỏ vào hộp đựng sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh.
– Không để đồ ăn dễ hỏng trong tủ lạnh quá 2 giờ. Đối với thức ăn thừa cần sử dụng trong vòng từ 3 – 4 ngày trước khi nấm mốc có cơ hội phát triển.
– Mua lượng thức ăn vừa đủ và có thể sử dụng nhanh chóng giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển.
– Làm sạch tủ lạnh, dụng cụ nấu nướng, bảo quản thực phẩm. Đồng thời vứt bỏ những đồ vật bị nấm mốc không thể làm sạch để tránh lây lan ra thực phẩm.
Trong trường hợp thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc bạn không nên ngửi chúng. Bởi nấm mốc từ thức ăn có thể gây ngộ độc đường hô hấp. Bên cạnh đó hãy loại bỏ chúng ngay để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Bảo quản các loại hạt khỏi nấm mốc gây hại – Ảnh: Internet
4. Một số loại thực phẩm cần bỏ khi bị nấm mốc
Nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm là điều hiển nhiên. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn cần vứt bỏ khi nhiễm nấm:
– Các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, dăm bông bị nhiễm nấm hoặc hết hạn sử dụng.
– Thịt gia súc, gia cầm chăn nuôi bằng ngô, khoai, sắn, đậu bị mốc meo. Bởi thịt chứa độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng.
– Các loại thịt nấu chín để quá thời gian sử dụng, bị biến đổi về màu sắc, hình dáng, mùi vị.
– Các loại hạt, ngũ cốc bị nấm mốc. Phô mai mềm, phô mai kem, phô mai chevre, phô mai Bel…
– Các loại mứt, thạch, kem, sữa chua quá hạn sử dụng, có dấu hiệu bị mốc meo. Các loại trái cây, rau, củ mềm như dưa chuột, cà chua… Các loại bánh mì, bánh nướng, bánh kem bị nấm mốc.
Tổng hợp các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm gây nhiều nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Chính vì thế, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần phải thực hiện tốt các biện pháp như lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách, nấu chín thức ăn trước khi sử dụng,…
Ngộ độc thực phẩm gây nhiều tác hại cho sức khỏe của người bệnh, nhiều hậu quả nghiêm trọng hay thậm chí là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, điều may mắn là ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Chính vì thế, để hạn chế các nguy hiểm do ngộ độc thực phẩm gây nên thì quan trọng hàng đầu vẫn là thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Những điều cần làm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
1. Lựa chọn thực phẩm an toàn khi mua
Nguồn thực phẩm không sạch, không an toàn là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, an toàn là một trong các biện pháp tránh ngộ độc thực phẩm vô cùng quan trọng.
Nguyên tắc lựa chọn, mua thực phẩm an toàn:
– Chỉ mua các sản phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao bì còn nguyên vẹn và không có các dấu hiệu của thực phẩm bị hỏng (vỏ hộp bị phồng, lõm, nứt, thủng,…). Khi mua cần phải chú ý đến hạn sử dụng và ngày sản xuất của sản phẩm.
– Nên chọn các loại thực phẩm đông lạnh được bao bọc kỹ càng, không có các dấu hiệu đóng tuyết bên ngoài.
– Đối với các loại thực phẩm tươi sống thì cần phải chọn mua các sản phẩm có độ tươi cao, tại các quầy bán đảm bảo vệ sinh, không bị ôi thiu,…
– Khi mua trứng, tốt nhất nên chọn mua các loại trứng được bảo quản lạnh để đảm bảo chất lượng của trứng cũng như an toàn.
– Các loại thực phẩm chế biến sẵn nên được mua ở các cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng về nguồn nguyên liệu cũng như quy trình chế biến.
Lựa chọn thực phẩm an toàn giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
2. Bảo quản thực phẩm đúng cách giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Một giai đoạn mà chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm đó chính là thực phẩm phải được bảo quản đúng cách. Các nguồn bệnh, nguyên nhân gây ngộ độc thường xuyên hiện hữu xung quanh chúng ta, nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách thì các yếu tố gây hại này có thể xâm nhập và gây nên ngộ độc thực phẩm.
– Để riêng các loại thực phẩm với nhau, tránh sự lây truyền chéo yếu tố gây hại từ các loại thực phẩm cho nhau. Đặc biệt các loại thực phẩm như thịt hoặc cá cần phải được bảo quản tách biệt với rau củ, các thực phẩm tươi sống cần phải được bảo quản riêng với đồ ăn chín, sử dụng ngay,…
– Đối với các loại thực phẩm dễ ôi thiu, nhiều dinh dưỡng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển,… cần phải được bảo quản lạnh ngay khi vừa mới mua về, tránh để thực phẩm quá lâu ngoài môi trường bên ngoài mà chưa chế biến ngay.
– Nếu trong quá trình bảo quản thực phẩm mà phát hiện thực phẩm có các dấu hiệu của hư hỏng như nấm mốc hoặc phồng vỏ hộp đựng (thực phẩm đóng hộp), chảy nước,… thì nên vứt bỏ hoặc đem trả hàng nếu còn hạn sử dụng chứ không nên sử dụng chúng bởi rất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó phải thường xuyên kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh nhà bạn xem chúng có còn an toàn để sử dụng hay không.
– Bảo quản lạnh chỉ có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có các tác dụng t.iêu d.iệt được vi khuẩn (kể cả ở nhiệt độ -18 độ C). Chính vì thế các loại thực phẩm sau khi bảo quản lạnh vẫn cần phải được chế biến đúng cách trước khi sử dụng. Còn đối với các thức ăn đã được nấu chín trước khi bảo quản lạnh thì cần hâm nóng lại trước khi dùng.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhờ bảo quản thực phẩm đúng cách (Ảnh: Internet)
3. Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thực phẩm
Quá trình chế biến thực phẩm cũng là một quá trình rất dễ khiến cho các nguyên nhân gây ngộ độc có thể xâm nhập vào thực phẩm nếu không được diễn ra đúng cách. Vì vậy, nguyên tắc cần nhớ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm chính là phải luôn đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm.
– Trước khi chế biến thực phẩm, bạn nên rửa tay thật sạch với xà phòng để loại bỏ nguy cơ vi khuẩn trên tay có thể xâm nhập vào thực phẩm trong khi chế biến. Người chế biến cũng nên sử dụng mũ trùm đầu khi chế biến thực phẩm nếu tóc quá dài.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng!
– Đối với các dụng cụ sử dụng để chế biến thực phẩm như dao, kéo, thớt cũng cần phải được giữ vệ sinh tốt để đảm bảo an toàn khi chế biến thực phẩm, tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra. Các dụng cụ chế biến thực phẩm nên được làm sạch sau mỗi lần thực hiện chế biến một loại thực phẩm, đặc biệt là đối với những thực phẩm mà bạn chỉ sơ chế và sau đó cần bảo quản lạnh chứ chưa nấu ăn ngay. Dao, thớt dùng để thái thức ăn chín nên dùng riêng với dao thớt thái thực phẩm sống.
– Nguồn nước sử dụng để chế biến thực phẩm phải là nguồn nước sạch, đặc biệt là nguồn nước sử dụng để rửa các thực phẩm sử dụng ăn sống ngay lập tức (hóa quả, rau củ,…). Nếu nguồn nước để chế biến thực phẩm không đảm bảo hãy đun sôi nước trước khi sử dụng, điều này có thể giúp t.iêu d.iệt các tác nhân vi sinh vật gây ngộ độc trong nước.
– Trong quá trình chế biến thực phẩm, phải đảm bảo làm sạch thực phẩm ở mức độ tối đa. Không chế biến chung các thức ăn chín sử dụng ngay với các loại thức ăn sống, không để vấy bẩn hoặc chó, mèo tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến.
– Khu vực chế biến thực phẩm, bồn rửa,… cần phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần chế biến thực phẩm. Các chất bẩn còn đọng lại sau khi chế biến thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và là môi trường thích hợp cho vi sinh vật gây hại phát triển, chúng có thể bị lây nhiễm vào thực phẩm trong các lần chế biến sau đó.
Các loại thực phẩm cần được chế biến đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
4. Nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng
Các loại thực phẩm cần phải được nấu chín trước khi sử dụng. Nhiệt độ cao có khả năng t.iêu d.iệt được hầu hết các loại vi khuẩn và giúp phân giải một số chất độc có trong thực phẩm từ đó giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Tốt nhất nếu có thể thì bạn nên sử dụng các loại nhiệt kế thực phẩm để xác định xem liệu thực phẩm đã được nấu ở mức nhiệt độ thích hợp hay không.
Tuy nhiên, nếu bạn không có một chiếc nhiệt kế thực phẩm ở nhà thì bạn cũng có thể thông qua một số đặc điểm để phán đoán xem thực phẩm liệu đã được nấu chín hay chưa. Chẳng hạn như bạn cần nấu cá đến khi thịt bị mủn ra nếu bạn dùng đũa chọc vào, thịt không còn chảy ra nước màu hồng, tôm cần nấu cho đến khi vỏ chuyển sang màu hồng,…
Thức ăn sau khi nấu chín nên được ăn ngay, nếu chưa ăn ngay sau khi nấu thì phải bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi dùng.
Qua đây có thể khẳng định rằng, ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách biện pháp rất dễ dàng thực hiện. Chính vì thế, ta cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp cần thiết để phòng tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra.